Sự thật về loài chim ruồi và ý nghĩa biểu tượng của nó

Chim ruồi mang biểu tượng và yếu tố văn hóa, huyền thoại, khác nhau trong nhiều nền văn minh cổ đại. Người ta còn tin rằng loài chim này có mối liên hệ với sự tái sinh, ước mơ và những thông điệp giữa thần và con người.

Sự thật về loài chim ruồi và ý nghĩa biểu tượng của nó.
Sự thật về loài chim ruồi và ý nghĩa biểu tượng của nó. (Ảnh từ whats-your-sign)

Sự thật về loài chim ruồi

Chim ruồi là một loài chim nhỏ thuộc bộ yến (Apodiformes) có chiều dài cơ thể chỉ từ 8 – 13 cm, trong đó chim ruồi ong hiện là loài chim bé nhỏ nhất trên Trái Đất với chiều dài chỉ khoảng 5 cm.

Loài chim này được đặt tên theo âm thanh đập cánh nghe giống tiếng ruồi vo ve. Khi đó nhịp điệu vẫy cánh của nó rất đáng kinh ngạc, đạt từ 12 – 80 lần / giây. Nhờ vậy mà loài chim này có thể di chuyển như một con chuồn chuồn. Chúng có thể bay đứng giữa không trung, đồng thời đây cũng là loài chim duy nhất có thể bay theo chiều ngược lại với tốc độ 15m/s hoặc nhanh hơn.

Những chú chim ruồi nhỏ bé có thể đi vào trạng thái ngủ đông, cho phép chúng bảo tồn năng lượng cho cơ thể trong thời kỳ khan hiếm thức ăn hoặc khi chúng đang ngủ. Chúng thường uống mật hoa và có khả năng xác định lượng đường trong mật hoa tương tự như lũ ong.

Loài chim này khá “hảo ngọt”, bằng chứng là chúng thường không hút mật tại những bông hoa có lượng đường dưới 10%. Ngoài ra, chim ruồi cũng ăn cả sâu bọ và nhện nữa, nhất là các con non. Chim ruồi có tuổi đời trung bình khoảng 3 – 5 năm nhưng cá biệt có con sống tới 12 năm.

Loài chim này khá <em>“hảo ngọt”</em>, bằng chứng là chúng thường không hút mật tại những bông hoa có lượng đường dưới 10%.
Loài chim này khá “hảo ngọt”, bằng chứng là chúng thường không hút mật tại những bông hoa có lượng đường dưới 10%. (Ảnh qua lh3.ggpht)

Biểu tượng của chim ruồi trong các nền văn minh

Chim ruồi chỉ được tìm thấy ở Bắc, Trung và Nam Mỹ và hiện tại người ta đã xác định được khoảng 400 chủng loại chim ruồi khác nhau. Tất cả những huyền thoại và văn hóa dân gian về loài chim này đều bắt nguồn từ nền văn minh cổ đại của người Maya, Aztec và một số tộc người khác.

1. Maya

Người Maya tin rằng đám cưới đầu tiên diễn ra trên Trái Đất là đám cưới giữa hai con chim ruồi với nhau. Họ cũng tin rằng loài vật này đã được đấng thần linh vĩ đại tạo ra bằng chính những mảnh ghép còn sót lại của các loài chim khác. Và để bù đắp cho kích thước nhỏ bé của chim ruồi, Ngài đã ban cho chúng khả năng bay lượn đáng kinh ngạc như bay lượn, bay ngược và bay lộn ngược.

Người Maya tin rằng chim ruồi là loài chim linh thiêng có phép màu huyền diệu. Cũng giống như một số loài chim khác, loài chim này mang sứ mệnh là sứ giả giữa con người và các vị thần. Những người bản địa Pueblo tin là loài chim này giúp các pháp sư truyền tải thông điệp cầu nguyện và những ước nguyện của họ tới người “Mẹ Trái Đất”.

2. Aztec

Vị thần bảo hộ của người Aztec được đặt tên là “Huitzilopochtli” - có nghĩa là “Chim ruồi của miền Nam
Vị thần bảo hộ của người Aztec được đặt tên là “Huitzilopochtli” – có nghĩa là “Chim ruồi của miền Nam (Ảnh qua pm1.narvii)

Vị thần bảo hộ của người Aztec được đặt tên là “Huitzilopochtli” – có nghĩa là “Chim ruồi của miền Nam”. Ông cũng chính là Thần Mặt Trời và Thần Chiến Tranh, có hình tượng dễ nhận diện bằng chiếc vòng lông chim ruồi đeo quanh cổ tay trái.

Do đó với những người Aztec, chim ruồi không chỉ là loài chim ác chiến mà còn là linh vật thiêng liêng biểu tượng của sự tái sinh. Và nếu như các chiến binh bị chết trong trận chiến, họ sẽ được tái sinh trong hình dạng của loài chim nhỏ bé này và đoàn tụ với vị thần Huitzilopochtli.

Thần Quetzalcoatl trong văn hóa người Aztec và chim ruồi
Thần Quetzalcoatl trong văn hóa người Aztec và chim ruồi ( Ảnh qua ifthenisnow)

3. Taino

Người Taino là cư dân bản địa của các quốc gia như Columbia, Bahamas, Greater Antilles và Lesser Antilles, và là họ hàng của những người Arawak ở Nam Mỹ.

Người Taino nhìn nhận chim ruồi như là biểu tượng của sự tái sinh. Và trong thực tế, loài chim này cũng chính là biểu tượng của một người mang đến sự sống cho toàn thế giới. Các câu chuyện thần thoại của người Taino kể rằng chim ruồi chính là hóa thân của thần Mặt Trời Agueybaba. Cho nên nó còn được xem là biểu tượng của hòa bình và sự bảo hộ của các vị thần dành cho người Taino. Ngoài ra, các chiến binh Taino còn được gọi là chiến binh Calibri hoặc chiến binh Chim ruồi.

4. Một số nền văn hóa khác

Hàng chục bộ lạc thổ dân từ khắp Bắc Mỹ, đến Canada và Nam Mỹ đều có huyền thoại kể về loài chim ruồi. Các nền văn hóa khác nhau có những huyền thoại khác nhau như:

  • Người Cherokee tin rằng những thầy thuốc của họ sẽ mang hình dạng của một con chim ruồi để bay đi tìm kiếm loài cây thuốc quý bị thất lạc.
  • Người Hopi và Zuni lại cho rằng chim ruồi đã có một cuộc nói chuyện với các vị thần, nhằm thuyết phục họ ban những cơn mưa cho loài người. Do đó, trong văn hóa của tộc người này, hình ảnh của loài chim này luôn được gắn liền với bình nước.
  • Cư dân vùng Caribe tin rằng linh hồn của những người thân đã khuất sẽ trú ngụ bên trong các chú chim ruồi nhỏ bé.
  • Người Tây Ban Nha gọi những chú chim Joyas Voladores là Flying Jewels (viên ngọc bay).

Ý nghĩa biểu tượng

Chim ruồi đại diện cho yếu tố không khí, cho nên nó mang ý nghĩa của nguyên tố này. Theo đó, loài chim này được gắn liền với trí thông minh, suy nghĩ logic và chúng có khả năng nhìn thấy “bức tranh toàn cục”.

Hình ảnh chim ruồi vỗ cánh là biểu tượng cho sự vĩnh cửu, bởi hành động này kéo dài và diễn ra liên tục. Ngoài ra, loài chim ruồi còn là biểu tượng của sự kiên trì vì chúng luôn di chuyển để tìm kiếm mật hoa.

Biểu tượng của sự huyền diệu

Giống như các dân tộc ở châu Mỹ, nhiều tộc người khác trên thế giới cũng tin rằng chim ruồi là biểu tượng cho sự huyền diệu. Do nó là một thành tố của không khí và nó có nhiều điểm tương đồng với chuồn chuồn và bướm. Theo đó, loài chim này có mối liên hệ mật thiết với sự tái sinh, ước mơ và những thông điệp giữa thần và con người. Do đó người ta gọi chim ruồi để làm phép nhằm mang đến hạnh phúc, sự thật, sự cân bằng và sự hồi phục cho con người.

Chim ruồi còn tượng trưng cho sự cân bằng.
Chim ruồi còn tượng trưng cho sự cân bằng. (Ảnh: Pinterest)

Tóm lại, loài chim ruồi với khả năng bay ngược về phía sau đã nhắc nhở cho chúng ta nên suy ngẫm quá khứ. Tuy nhiên, chúng ta không nên để mình bị mắc kẹt vào đó, mà hãy tiến lên phía trước. Đồng thời, tiếng kêu của loài chim này chính là lời kêu gọi mọi người phải thật kiên trì và không được bỏ cuộc trước khó khăn. Nó cũng nhắc nhở chúng ta rằng sự cân bằng và hài hòa chính là chìa khóa mang đến niềm vui và hạnh phúc cho con người trong cuộc sống.

Tú văn, theo owlcation

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

x