Chiếc tù và chứng minh loài người từng cưỡi khủng long 33.500 năm trước?
Một chiếc tù và được làm từ sừng của loài khủng long ba sừng được phát hiện ở hạt Dawson, Montana, có niên đại đến 33.500 năm đã làm dấy lên nhiều tranh cãi, thách thức quan điểm cho rằng loài khủng long đã tuyệt chủng 65 triệu năm trước.
Phát hiện này cho thấy, có khả năng loài người đã sớm tồn tại cùng loài khủng long nhiều vạn năm trước đó.
Chiếc tù và chế tác từ sừng của loài khủng long ba sừng (Triceratops) được nhóm khảo cổ gồm Otis Kline Jr, Mark Armitage và Kevin Anderson tìm thấy vào tháng 5/2012. Các mẫu sừng lấy từ chiếc tù và đã được gửi đến các trường đại học, bảo tàng và viện nghiên cứu để tiến hành kiểm nghiệm bằng phương pháp đồng vị phóng xạ để xác định niên đại. Kết quả cho thấy mẫu tù và có niên đại chỉ trong khoảng 33.570 đến 41.010 năm.
Theo sử học hiện đại, khủng long ba sừng là một chi khủng long ăn cỏ xuất hiện vào giai đoạn cuối của kỷ Phấn Trắng, khoảng 68 triệu năm trước đây, và đã hoàn toàn tuyệt chủng trong kỷ Creta – Paleogen vào 66 triệu năm trước, tại nơi là Bắc Mỹ ngày nay.
Tuy nhiên, các nhà khoa học từ nhóm Paleochronology bao gồm các chuyên gia về địa chất, cổ sinh vật học, hóa học, kỹ thuật, giáo dục… chuyên thực hiện các nghiên cứu liên quan đến những hiện tượng dị thường trong khoa học, giữ lập trường rằng loài khủng long thực sự không tuyệt chủng hàng triệu năm trước mà vẫn tồn tại các nhóm cá thể sinh sống cho đến 23.000 năm gần đây rồi mới hoàn toàn biến mất.
Hiện tại, phương pháp đồng vị Cacbon-14 ít khi được sử dụng để kiểm tra niên đại xương khủng long do hạn chế của phương pháp này là chỉ có thể đưa ra kết quả trong vòng 55.000 năm đổ lại, trong khi khoảng thời gian tuyệt chủng của loài động vật này được ước tính là khoảng 65 triệu năm về trước, căn cứ trên các tàn tích núi lửa cạnh các bộ xương được tìm thấy.
Phát hiện này đã nêu rõ một vấn đề, lâu nay các nhà khoa học đã không thực sự muốn khám phá niên đại tồn tại của khủng long dựa trên các mẫu hóa thạch. Theo ông Miller, một thành viên của nhóm cho biết, nhiều thử nghiệm Cacbon-14 trên xương và mô mềm của khủng long vừa qua đã cho kết quả niên đại chỉ từ 22.000 đến 39.000 năm, chứ không phải con số hàng chục triệu năm như lâu nay mọi người vẫn nghĩ.
Hơn nữa, nhiều nghiên cứu độc lập từ lâu đã chỉ ra bằng chứng cho thấy, loài người từng tồn tại cùng khủng long hàng vạn năm trước thông qua hàng trăm tác phẩm nghệ thuật và hiện vật cổ khắc họa loài khủng long. Các tác phẩm này đều có niên đại rất xa xưa, trước khi khoa học hiện đại mô phỏng thành công hình dạng khủng long dựa trên các mảnh xương được tìm thấy.
Một phát hiện khác thậm chí còn hấp dẫn hơn nữa là vào năm 2005, nhóm khảo cổ học do Mary Schweitzer dẫn đầu đã công bố phát hiện ra các mô mềm (máu thịt) bên trong xương ống chân của loài khủng long ăn thịt Tyrannosaurus, được cho là đã tuyệt chủng 68 triệu năm trước. Tuy nhiên, mô mềm này sau khi qua khám nghiệm cho thấy, protein của mô mềm phân rã chưa quá 1 triệu năm, trong điều kiện bảo quản khá tốt với các cấu trúc còn nguyên vẹn như mô, mạch máu và xương tủy.
Trở lại với chiếc tù và làm bằng sừng của loài khủng long ba sừng, Mark Armitage và Kevin Anderson đã cho công bố kết quả phân tích mô chất sừng trên một tạp chí độc lập có tên Acta Histochemica, và tuyên bố chất sừng này không thể tồn tại nếu loài khủng long thực sự bị tuyệt chủng hoàn toàn vào 66 triệu năm trước đó.
Từ cơ sở những phát hiện mới, nhóm đã mở cuộc thảo luận với đồng nghiệp và các sinh viên để xem xét lại quan điểm trong giới khoa học cho rằng loài khủng long đã tuyệt chủng từ hàng chục triệu năm trước, vốn là quan điểm sai lầm, và điều này cũng cho thấy thuyết sáng thế đã đúng khi nói rằng loài khủng long vẫn tồn tại rất lâu sau cuộc Đại tuyệt chủng. Động thái này đã dẫn đến việc Mark Armitage bị sa thải khỏi đại học California sau đó.
Thành viên nhóm Paleochronology khẳng định, các nghiên cứu của họ hoàn toàn khách quan, không phụ thuộc vào quan điểm tôn giáo hay tín ngưỡng, đồng thời kêu gọi cộng đồng khoa học áp dụng phương pháp thử đồng vị Cacbon-14 lên các mẫu hóa thạch xương khủng long được tìm thấy nhằm làm sáng tỏ vấn đề. Các cố gắng điều bị ngăn chặn hoặc bác bỏ một cách bí ẩn.
Các số liệu nghiên cứu của họ không được tiếp nhận tại các hội nghị khoa học. Thậm chí Jack Horner một nhà cổ sinh vật học, phụ trách bảo tàng đại học Montana, đã từ chối khoản trợ cấp 23.000 USD để thực hiện thử nghiệm Cacbon-14 lên bộ hài cốt Tyrannosaurus Rex còn chứa các mô mềm. Đồng thời, phòng thí nghiệm ban đầu tham gia kiểm nghiệm mẫu thuộc trường đại học Georgia cũng từ chối lặp lại việc kiểm tra.
Sai sót của kết quả kiểm tra C-14 là không thể tránh khỏi, nhưng việc các nhà khoa học trốn tránh hoạt động tái đánh giá mẫu vật trên diện rộng đã cho thấy, phát hiện quan trọng này có nguy cơ bị dấu kín hoặc hạn chế tầm ảnh hưởng. Đồng thời, điều này còn chứng tỏ cộng đồng khoa học thế giới quan tâm nhiều hơn đến việc bảo thủ các quan điểm cố hữu hơn là tìm cách nâng cao nhận thức và sự hiểu biết trong lĩnh vực của mình.
Dưới đây là video nói về việc định niên đại xương khủng long bằng phương pháp C-14:
Bruce Phan (Theo Ancient Origins)