Chỉ những ngày cuối cùng trong đời cũng đã tiết lộ tính cách của Stalin
Trước khi qua đời năm 1953, nhà độc tài Xô Viết Joseph Stalin đã bắt giam một số bác sĩ điều trị cho mình và cáo buộc họ âm mưu ám sát ông. Tuy nhiên, sự thật hoàn toàn không phải vậy.
Các bác sĩ ở Moscow, chủ yếu là người Do Thái, đã không bị giam giữ lâu, vì sau cái chết của Stalin, nhà lãnh đạo mới của Liên Xô đã xóa bỏ những tội danh chống lại các bác sĩ. Hơn thế nữa, họ nói rằng trường hợp này thực ra hoàn toàn là bịa đặt.
***
Các nhà sử học thường mô tả Stalin là vô cùng hoang tưởng, sẵn sàng công kích cả bạn bè, gia đình, và các thuộc hạ thân cận nhất để duy trì quyền lực chính trị.
Ngay cả bác sĩ riêng của ông, Vladimir Vinogradov, dường như cũng không được tha. Vào đầu năm 1952, sau khi gợi ý cho Stalin nên nghỉ ngơi để giảm căng thẳng, nhà độc tài đã nổi cơn giận và bắt giữ ông.
Cuối năm đó, nhiều bác sĩ khác đã bị bắt giữ trong bối cảnh những tin đồn và giả thuyết được công bố trên báo chí rằng họ âm mưu giết hại lãnh đạo Liên Xô. Hãng tin nhà nước TASS, ngày nay vẫn còn hoạt động, đã đăng một bài báo nói rằng 9 thành viên của “nhóm tội phạm bác sĩ sát thủ” đã bị tóm.
Có những yếu tố chống lại người Do Thái trong bài báo, 6 trong 9 bác sĩ là người Do Thái. Trong khi đó, Stalin đang xem xét việc gửi tất cả những người Do Thái đến trại cải tạo lao động gulag khét tiếng tàn bạo ở Siberia.
Pravda, tờ báo tuyên truyền của Liên Xô, đã gọi Ủy ban Phân phối Hỗn hợp Mỹ Do Thái – Một tổ chức cứu trợ người Do Thái có trụ sở tại New York là một trong những tổ chức bất chính, cho rằng người Do Thái ở Mỹ đang cố gắng sỉ nhục đảng cộng sản.
Một vài người sau đó đã suy đoán rằng Stalin có thể đã cố tình nhắm vào vị bác sĩ như một phần cho kế hoạch thanh trừng của mình, mục đích chính là loại bỏ cộng đồng người Do Thái ở Nga. Một lá thư chưa gửi đã được tìm thấy trong xấp giấy tờ của Stalin với nội dung yêu cầu người Do Thái tố cáo vị bác sĩ trên và tuyên bố trung thành với đảng cộng sản.
Tuy nhiên sau đó, Stalin đúng là đã đột quỵ và qua đời tại một căn nhà ở quê, những nghiên cứu gần đây cho thấy ông đã bị đầu độc. Năm 2003, cuốn sách “Những tội ác cuối cùng của Stalin” đã nói rằng ông có thể đã bị đầu độc bằng chất warfarin tại một bữa ăn tối với những thân tín trong Bộ Chính trị.
Stalin được phát hiện trong trạng thái tê liệt toàn thân do đột quỵ tại nhà riêng ở Kuntsevo. Các cảnh vệ đã trở nên khá lo lắng khi trong nhà trở nên im lặng lạ thường nhưng họ không dám vào khi chưa được phép của ông. Sau khoảng một ngày, một người giúp việc đã lấy hết can đảm đi vào trong và phát hiện ông đang nằm sõng soài trên sàn nhà.
Một nhân chứng cho biết, sau đó ông đã lấy lại ý thức nhưng không thể nói chuyện hay vận động chân tay. Các bác sĩ sau đó đã cố gắng chữa trị và các thành viên Bộ Chính trị đã đến thăm ông mỗi ngày. Stalin qua đời vào ngày 5/3/1953.
Sau đó 2 tháng, Lavrenti P. Beria P, trưởng đội cảnh sát mật, dường như đã khoe khoang về việc hạ thủ Stalin. “Tôi đã hạ gục ông ta! Tôi đã cứu tất cả mọi người”, người ta cho rằng ông đã nói như vậy với Vyacheslav M. Molotov, một người từng thân cận với Stalin. Câu nói được trích dẫn trong cuốn hồi ký của người kế nhiệm Stalin, Nikita Khrushchev, vào năm 1970.
Theo Epoch Times