Chết vì selfie – sự thật rợn người và lời cảnh tỉnh cho giới trẻ yêu ‘sống ảo’
Giới trẻ đang ngày càng yêu thích trò chơi selfie tại các khu vực nguy hiểm (killfie). Hãy cẩn thận bởi bạn có thể gặp nguy hiểm bất kỳ lúc nào.
Vào đầu tháng 4/2017, một người mẹ đến từ Ljuberzy (một thành phố lớn của Nga, gần Moscow) đã phải đối mặt với cơn ác mộng lớn của mọi phụ huynh. Cô nhận được cú điện thoại từ bệnh viện địa phương thông báo rằng con gái 12 tuổi của mình đã bị thương nặng. Cô bé 12 tuổi bị chấn động mạnh cùng với tổn thương cột sống.
Tại bệnh viện, người mẹ mới thực sự khám phá ra những gì đã xảy ra. Con gái của cô đã cố gắng chụp một bức ảnh selfie đẹp nhất và rơi từ tầng 3 của tòa nhà xuống đất. Cô gái trẻ không cố ý làm tổn thương mình nhưng thật không may đã rời quá xa khu vực an toàn và mất thăng bằng. Bà mẹ đến từ Nga thực tế vẫn phải cảm ơn cuộc đời vì con gái cô còn sống. Theo một nghiên cứu mới đây của Carnegie Mellon, ít nhất 127 người đã chết vì liên quan đến việc selfie tại các khu vực nguy hiểm ở trên cao (killfie).
Con số về người tử nạn do ‘killfie’ thực tế có thể còn lớn hơn nhiều. Tại sao người trẻ trên thế giới hiện nay lại ham mê hành động tự sát này đến như vậy. Có lẽ do lượng like và follow từ Instagram cũng như Facebook cho những bức ảnh này là quá lớn. Hãy cùng chúng tôi xem bức ảnh người bị điện giật và rơi từ tháp truyền tải xuống đất dưới đây để biết được rằng hành động ‘killfie’ nguy hiểm đến mức nào:
Cảnh sát giải thích rằng người đàn ông này bị điện giật khi leo lên một tháp truyền tải. Anh ta bị hấp dẫn bời lượng like trên các mạng xã hội cho bức ảnh của mình và quyết định chụp ảnh từ điểm cao nhất của tháp. Không thể phủ nhận rằng nạn nhân lấy nguồn cảm hứng từ những tên tuổi đã từng chụp ảnh nguy hiểm trên mạng xã hội.
Những người này đã từng leo lên các tòa nhà chọc trời mà không có biện pháp an toàn nào. Họ có hàng trăm nghìn lượt theo dõi. Càng nhiều người thích ảnh, họ lại càng ‘điên cuồng’ bất chấp nguy hiểm. Thực tế đang chỉ ra rằng, những người thực hiện ‘killfie’ ngày càng trẻ và càng ít cẩn thận hơn.
Hãy cùng chúng tôi nhìn bức ảnh tiếp theo. Một cậu bé đã leo lên một cây cần đường sắt và có ý định chụp hình của mình ở đó. Khi ‘ngôi sao’ này mất thăng bằng, cậu bé đã cố gắng nắm lấy một sợ dây cáp nhưng không kịp, rơi xuống đất và tử vong.
Điều khó khăn nhất để khuyên nhủ những người trẻ tham gia ‘killfie’ có lẽ là làm cho họ hiểu rằng: ‘Tại sao phải chấp nhận rủi ro để đổi lại một bức ảnh nhiều like’. Họ không hiểu hoặc cố tình không hiểu rằng, chỉ 1/1000 giây mất tập trung, cuộc sống có thể bị hủy hoại bởi tai nạn có thể xảy ra bất kỳ lúc nào và rất thương tâm. Cái chết là thật còn những bức ảnh ‘nghìn like’ chỉ là ảo. Nếu bạn đã trưởng thành, hãy dành một ít phút để nhắc nhở bạn bè và gia đình đừng dại dột chịu số phận bi thảm khi ‘killfie’.
Tổng hợp