Chất tạo ngọt nhân tạo Aspartame – Nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ và đột quỵ
Theo một nghiên cứu mới ở đại học Boston phát hiện ra rằng việc sử dụng chất tạo ngọt nhân tạo (Aspartame) có thể làm tăng gần gấp 3 lần nguy cơ bị đột quỵ và suy giảm trí nhớ.
>>> 80% thực phẩm chế biến ở Mỹ bị cấm tại nhiều quốc gia khác
Chất tạo ngọt nhân tạo đã trở thành đề tài gây tranh cãi trong thời gian dài, bỏ qua những câu trả lời sơ sài mang tính công nghiệp, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chúng chính là nguyên nhân dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe bao gồm cả bệnh ung thư và tiểu đường. Hiện nay, một nghiên cứu mới ở đại học Boston phát hiện ra rằng: việc uống Diet Soda (loại Soda không đường hoặc ít béo để giảm cân) làm tăng gần gấp 3 lần nguy cơ bị đột quỵ và suy giảm trí nhớ.
Cuộc nghiên cứu này, với tựa đề “Thức uống có chứa chất tạo ngọt nhân tạo và đường là nguy cơ gây đột quỵ và suy giảm trí nhớ, một cuộc nghiên cứu trên diện rộng và lâu dài” đã được đăng lên tạp chí về Đột quỵ đầu năm nay.
Cuộc nghiên cứu lấy dữ liệu từ khoảng 3.000 người trưởng thành và chia làm 2 nhóm. Đối với những người trên 45 tuổi họ tập trung vào nguy cơ gây bệnh đột quỵ còn với những người trên 60 tuổi họ tập trung vào nguy cơ làm suy giảm trí nhớ. Sau cuộc điều tra kết quả cho thấy rằng việc uống Diet Soda gần như làm tăng gấp 3 lần nguy cơ bị đột quỵ và suy giảm trí nhớ. Cuộc nghiên cứu này kéo dài một thập kỷ và các nhà nghiên cứu đã ghi nhận “97 trường hợp liên quan đến đột quỵ, 81 trường hợp suy giảm trí nhớ (63 mắc chứng Alzheimer)”.
Đây thật sự là một điều mới lạ nhưng không nên được xem như một sự ngạc nhiên mặc dù nó là một cuộc nghiên cứu độc đáo kiểm tra xem liệu rằng việc sử dụng thức uống chứa chất tạo ngọt nhân tạo có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và suy giảm trí nhớ hay không.
Điều thú vị là cuộc nghiên cứu lại tìm ra rằng thức uống ngọt-có đường thông thường lại không có liên hệ đến bệnh tiểu đường và suy giảm trí nhớ như là thức uống chứa chất tạo ngọt nhân tạo.
Sudha Seshadri, bác sĩ y khoa, một học giả lâu năm, giáo sư về thần kinh học và là thành viên ban quản trị của trung tâm về bệnh Mất trí nhớ của đại học Boston đã phát biểu trên tạp chí Science Daily: ”Những cuộc nghiên cứu này không phải là tất cả cũng không phải là kết thúc nhưng chúng là những dữ liệu và khuyến cáo mạnh mẽ . Xem ra việc tiêu thụ những đồ uống có đường không phải là điều đúng và thay thế chúng bằng chất tạo ngọt nhân tạo cũng chẳng giúp ích gì. Có lẽ chúng ta cần phải tập quen với nước lọc “lỗi thời”nhưng vô cùng tốt“.
>>> 5 thức ăn vặt được làm ra dựa vào dầu mỏ, có thể chứa chất gây ung thư
Bác sĩ Josh Axe cũng đã kết luận rõ ràng trên website của ông:
“Cho dù nó là đường “thật” hay là loại soda chứa siro từ tinh bột ngô có lượng đường fructô cao mà chúng ta đang nói tới thì khoa học cũng đã làm rõ. Vụ bê bối của ngành công nghiệp đồ ngọt của những thập kỷ 50,60 đã gây nên sự thảm họa trong chế độ ăn kiêng. Những nghiên cứu thiếu sót được gây quỹ bởi ngành công nghiệp đồ ngọt đã làm chuyển hướng nhận thức, đánh lừa suy nghĩ của mọi người rằng “mỡ” chứ không phải là “đường” mới là kẻ thù của chế độ ăn dinh dưỡng”.
Hãy luôn nhớ rằng có rất nhiều tranh cãi liên quan đến sự khác biệt giữa “đường lấy từ trái cây” và “đường từ một dạng chất tạo ngọt nhân tạo làm bằng siro tinh bột ngô”.
>>> Sự thật ít ai biết về sữa: Lời dối trá ngon ngọt của các doanh nghiệp
Một học giả khác, Mathew Pase, cũng đã tiến hành một cuộc nghiên cứu được in trong ”Alzheimer’s & Dementia” vào tháng 3 năm 2017. Những nhà nghiên cứu đã lấy dữ liệu và những hình ảnh kết quả chụp em-rai(MRI) từ 4.000 người. Họ tập trung vào những người tiêu thụ nhiều hơn 2 đồ uống có đường mỗi ngày của bất kỳ loại nào và những người uống hơn 3 lon soda mỗi tuần.
Trong số nhóm “tiêu thụ cao“ này, những nhà nghiên cứu phát hiện ra một số dấu hiệu liên quan đến lão hóa não và giai đoạn đầu của bệnh mất trí nhớ. Họ cũng tìm ra rằng việc uống ít nhất 1 lon Diet Soda mỗi ngày có thể làm giảm thể tích não.
Những vấn đề khác cần quan tâm: Ví dụ của Aspartame (chất tạo ngọt nhân tạo)
Chất tạo ngọt nhân tạo dù đã được nhiều nhà khoa học tìm ra là có liên quan đến hàng loạt ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe, nhưng vẫn là vấn đề gây tranh cãi đặc biệt khi những nhà bán hàng cố làm cho người tiêu dùng cảm thấy “ngu ngốc” khi nghi ngờ về tác hại của chúng.
Nhưng vẫn còn nhiều yếu tố khác ngoài khoa học, đó là sự ảnh hưởng của ngành công nghiệp và những nghiên cứu khoa học giả dối, không may rằng chúng đã bị lãng quên trong thế giới ngày nay.
Lấy ví dụ khi nói đến chất tạo ngọt nhân tạo, bạn có biết rằng aspartame đã thất bại trong việc có được sự đồng ý của FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) trong 20 năm? Nó thực ra được tình cờ phát hiện bởi nhà hóa học James M.Schlatter vào năm 1965.
Trong 20 năm, FDA đã từ chối những sản phẩm từ aspartame vì vấn đề an toàn và những lý do sau:
- Dữ liệu thiếu sót
- Có hàm lượng cholesterol cao
- Làm cơ thể mất nước
Những nhà dược phẩm lớn mạnh, người tạo ra NutraSweet và nhãn hiệu Equal, G.D.Searle không bỏ cuộc và biết rằng tất cả những gì còn thiếu là một ít yếu tố chính trị. Hãy đọc về Donald Rumsfeld, một chính trị gia quyền lực theo trường phái học thuyết Bush đã có công trong việc làm cho aspartame được FDA chấp nhận năm 1981 và những yếu tố chính trị dẫn đến nó.
Đây là những tóm tắt về quá trình aspartame được hợp pháp hóa được đăng trên báo cách đây vài năm. Bác sĩ Joseph Mercola cũng đã tìm hiểu chi tiết hơn về nó trong cuốn e-book miễn phí của ông ấy. Đây là bản xuất bản từ Harvard cũng liên quan đến vấn đề này mặc dù nó ở phía trung lập nhưng có hơi nghiêng về việc “ủng hộ aspartame” vì vậy bạn có thể tìm hiểu từ cả 2 phía của cuộc tranh luận.
Dưới đây là một video bổ ích về Aspartame và được rất nhiều người tin đây là sự thật về độc hại của đồ ngọt được làm bởi bác sĩ Joseph Mercola.
Tú Văn, theo collective-evolution