Câu chuyện về thần lùn trông vườn hấp dẫn hơn mọi người vẫn nghĩ

Theo ghi chép trong cuốn sách Gnomes nổi tiếng. Thần lùn có sức mạnh gấp 7 lần con người. Họ có thể sống tới 400 tuổi và thường xoa mũi khi nói lời chào hoặc lời tạm biệt…

Vào năm 1847, khi ông Sir Charles Isham đưa 21 bức tượng đất của thần lùn giữ của trông vườn (Garden Gnomes ) vào nước Anh, ông đã dùng chúng để trang trí cho hòn non bộ cao 28m của mình. (Ảnh qua gardencollage)

Vào năm 1847, khi ông Sir Charles Isham đưa 21 bức tượng đất của thần lùn giữ của trông vườn (Garden Gnomes ) vào nước Anh, ông đã dùng chúng để trang trí cho hòn non bộ cao 28m của mình. Điều này đã tạo nên cảm hứng cho những người làm vườn ở đất nước Anh xinh đẹp. Khi này rất nhiều người muốn trang trí khu vườn của mình với tượng thần lùn có bộ râu dài.

Sir Charles Isham đã tìm thấy những bức tượng này tại thành phố Nuremberg, Đức, một đất nước có nền văn hóa dân gian phong phú với những chú lùn, những nàng tiên và các cư dân khác sinh sống trong rừng. Tại đây họ sinh sống rất vui vẻ, nếu không muốn nói là tinh quái, họ là những sinh vật tốt bụng thường xuất hiện trong các khu vườn vào đêm khuya để giữ của giúp con người.

Ngay từ những năm 1600, các bức tượng thần lùn giữ của đã được phát triển với nhiều hình ảnh khác nhau, nhưng đa phần tương tự hình tượng “gobbi”, trong tiếng Ý có nghĩa là “lùn” hay “người gù lưng”.

“Gobbi”, trong tiếng Ý có nghĩa là “lùn” hay “người gù lưng”. (Ảnh: Art Wallpaper)

Tại Đức vào thế kỷ 19, hình tượng những người đàn ông này có thân hình nhỏ bé, bụng tròn, râu trắng và trên đầu đội chiếc mũ nhọn được gọi là Gartenzwerge (người lùn trông vườn).

Tương tự như ngày nay, những người lùn trông vườn đã gây nên cuộc tranh cãi nảy lửa ở Anh vào thế kỷ 19. Ngay cả trong gia đình Isham, một số người nghĩ rằng các bức tượng người lùn không hề phù hợp với tính thẩm mỹ của một căn nhà nguy nga.

Chính các cô con gái của ông Sir Charles đã dọn sạch những bức tượng ra khỏi vườn nhà. Nhưng có một bức tượng vẫn còn sót lại và nằm nguyên vị trí sau nhiều thập kỷ. Khi bức tượng lịch sử “Lampy” được tìm thấy, nó trở thành tượng thần lùn trông vườn lâu đời nhất trên thế giới.

Một số người nghĩ rằng các bức tượng người lùn không hề phù hợp với tính thẩm mỹ của một căn nhà nguy nga. Chính các cô con gái của ông Sir Charles đã dọn sạch những bức tượng ra khỏi vườn nhà. (Ảnh qua cultofmac)

Không riêng gì những cô con gái của Sir Charles, nhiều người khác cũng xem các bức tượng thần lùn giữ của là thứ khó coi trong khu vườn. Với họ chúng chỉ khiến khu vườn vô vị hơn, quê mùa và kém phần tinh tế.

Do đó, vào năm 2006, Royal Horticulture Society (Hội Làm vườn Hoàng Gia Anh) đã loại bỏ những “sinh vật có màu sắc rực rỡ” này ra khỏi Triển lãm Hoa Chelsea (Chelsea Flower Show). Việc làm này được lặp đi lặp lại mỗi năm ngoại trừ năm 2013, thời điểm kỷ niệm 150 năm của lễ hội hoa này.

Tuy nhiên, không vì thế mà người ta có thể phủ nhận sự cuốn hút của những bức tượng thần lùn trồng vườn có lịch sử lâu đời, từ thế kỷ thứ 2, khi hoàng đế La Mã Hadrian ở ẩn trong khu vườn của dinh thự của ông.

(Ảnh qua gardencollage)

Ý tưởng này đã được phổ biến ở Anh vào thế kỷ 18 khi những địa chủ giàu có cần thuê người “ẩn sĩ trang trí” trong khu vườn của mình.

Theo đó, các bản hợp đồng đã được soạn thảo với những điều khoản cụ thể về những thứ được làm và không được làm, bao gồm: họ phải sống trong một căn nhà mộc mạc, không được xúc động, không được nói chuyện với bất kỳ ai, không được tắm rửa, mặc áo chẽn nhăn nhó và để cơ thể phát triển tự nhiên( như để mặc cho móng tay, móng chân và râu dài ra).

Khi này những người ẩn dật đã tạo nên bầu không khí u ám đúng với tinh thần thời đại của Anh trong thời kỳ trị vì của vua George.

Nhưng một số nhà sử học tin rằng các khu vườn ẩn dật này đã mở đường cho tình yêu của con người đối với thần lùn giữ của. Trong số đó bao gồm cả Gorden Campbell, tác giả của cuốn sách ra đời năm 2013 nói về xu hướng cảnh quan kỳ lạ có tên là “The Hermit in the Garden: From Imperial Rome to Garden Gnome” (Tạm dịch: Ẩn sĩ trong vườn: Từ Hoàng đế Rome đến thần lùn trông vườn).

Sau khi các ẩn sĩ bắt đầu yêu cầu quyền lợi, Sir Charles đã đưa ra một khái niệm trang trí khu vườn rẻ hơn và nhân đạo hơn bằng cách sử dụng các bức tượng gốm thần lùn.

Đến cuối thế kỷ 20, những bức tượng thần lùn giữ của được sản xuất rộng rãi cho công chúng. Nó chủ yếu đến từ các nhà máy của Đức. Nhưng khi này những bức tượng đã mang dáng vẻ khác biệt với hình ảnh các vị thần lùn trong những câu chuyện cổ tích – dân gian.

Đến cuối thế kỷ 20, những bức tượng thần lùn giữ của được sản xuất rộng rãi cho công chúng. Nó chủ yếu đến từ các nhà máy của Đức. (Ảnh qua housebeautiful)

Lúc này chúng có màu sắc rực rỡ hơn, tươi sáng hơn. Nguyên nhân có lẽ là do những bức tượng đã bị ảnh hưởng từ các nhân vật trong phim hoạt hình “Bạch Tuyết và 7 chú lùn” của hãng Disney (được sản xuấi năm 1937).

Vào năm 1976, hình ảnh thần lùn giữ của xuất hiện trở lại trong cuốn sách mang tên Gnomes. Nó đã được Rien Poortvliet thuyết minh theo cách lạ lùng dựa trên sự nghiên cứu tỉ mỉ của ông Wil Huygen. Nhưng ấn phẩm này thực sự tạo nên được tiếng vang nhất định.

Nội dung quyển sách đã làm sáng tỏ cuộc đời của thần lùn trông vườn, điển hình như những nhận định về các loại thảo dược của thần lùn giữ của, cuộc sống và tình yêu, kiến trúc và giáo dục.

Theo những ghi chép trong cuốn sách, thần lùn có sức mạnh gấp 7 lần con người. Họ có thể sống tới 400 tuổi và thường xoa mũi khi nói lời chào hoặc lời tạm biệt (cuốn sách của Huygen thậm chí còn đề cập chi tiết đến các địa điểm hưởng trăng mật phổ biến của thần lùn giữ của).

Ngày nay, thần lùn giữ của đã không còn được sử dụng phổ biến để trang trí bãi cỏ trong khu vườn. Nhưng với sự phát triển của không gian mạng và phương tiện truyền thông xã hội, họ đã có riêng cho mình một nơi trú ẩn  và phát triển mạnh mẽ.

Theo đó, với tính năng chia sẻ trên website có từ những năm 2000, thần lùn giữ của đã trở thành một “người khổng lồ” trong văn hóa dân gian.

Với một lịch sử tuyệt vời như vậy, bạn có tự hỏi: Điều gì sẽ xảy đến tiếp theo với những vị thần lùn giữ của sống động này?

Nếu như bạn mời các vị thần lùn giữ của vào trú ngụ trong khu vườn của mình lúc này, chắc chắn bạn sẽ nhận được sự giúp đỡ hàng đêm.

(Ảnh qua wpcontent)

Tú Văn, theo gardencollage

Ad will display in 09 seconds

Huyền bí xá lợi Phật

Ad will display in 09 seconds

Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

Ad will display in 09 seconds

Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

Ad will display in 09 seconds

Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

Ad will display in 09 seconds

Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

Ad will display in 09 seconds

Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

Ad will display in 09 seconds

Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

  • Huyền bí xá lợi Phật

    Huyền bí xá lợi Phật

  • Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

    Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

  • Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

    Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

    Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

  • Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

    Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

  • Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

    Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

  • Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

    Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

  • Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

    Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

x