Câu chuyện về nàng “Lâm Đại Ngọc Anh quốc” (P.4): Phát súng ngày 4/6 thức tỉnh

07/11/16, 15:16 Tri thức

Là một dịch giả nổi tiếng, Gladys Yang được ví von như “hoa thụy liên trong thơ ca Đường Tống” hay “Lâm Đại Ngọc Anh quốc”. Tuy nhiên hạnh phúc đến với bà dường như quá ngắn ngủi, bởi tiếp sau đó là những chuỗi ngày hối tiếc, đau khổ.

Tiếp theo phần 3: Sự đổ nát đau thương

Phát súng ngày 4/6 thức tỉnh

“Tôi lên án tội ác quân đội thiết quân luật tàn sát người dân Bắc Kinh! Không thể nào giết hết người dân Trung Quốc mà người dân Trung Quốc cũng không sợ bị giết! Quân đội có thể đưa tôi vào danh sách giết chóc của họ, nhưng họ không thể giết hết tất cả chúng ta!”

Tiếng súng 8964 (sự kiện 4/6/1989) nổ ra, Dương Hiến Ích không thể chịu đựng thêm nữa, thẳng thắn giận dữ tuyên bố, khẳng khái mãnh liệt, thanh âm chấn động toàn thế giới. Trong một cuộc phỏng vấn với BBC, ông cay đắng hận thù thẳng thắn chỉ ra rằng lãnh đạo ĐCSTQ so với những hôn quân Trung Quốc thời xưa và cả kẻ xâm lược Nhật Bản còn tàn ác hơn mấy lần; và ông công khai thoái đảng. Đây không những là khoảnh khắc lịch sử thể hiện cốt cách, khí tiết toàn vẹn nhất trong những năm sau này của ông, mà còn là bước ngoặc lớn nhất của cuộc đời.

Nhiều người lo lắng ĐCSTQ sẽ trả thù ông. Đại Sứ Quán Anh tại Trung Quốc lo sợ đến hoàn cảnh của vợ chồng Dương về sau, liền ngay lập tức cử nhân viên đến nhà họ nói rằng nếu ông bà thực sự muốn đến Anh, Đại sứ quán có thể giúp họ lấy visa ngay lập tức. Nhưng Gladys đã trả lời một cách dứt khoát: “Dương Hiến Ích không làm gì sai phạm, anh ấy sẽ không đi, tôi cũng sẽ không đi!”.

Trong “Tôi có hai tổ quốc”, Gladys viết rằng: “Sau Cách mạng Văn hóa, tôi không muốn trở về Anh quốc, là vì tôi đã tuyên truyền rất nhiều điều tốt đẹp cho Trung Quốc, giờ tôi không tiện ra mặt nói chuyện nữa”. Bà là một người mạnh mẽ tự trọng, hai cô con gái đã du học tại Mỹ, bà cũng đã mất người con trai, giờ tuổi già sức yếu, bà càng không muốn mất chồng nữa; nếu như vùng đất bà đã cống hiến cả đời mình không thể nương thân, thì quay về Anh quốc càng sẽ lại phải đối mặt với nỗi đau bi thương con trai tự sát. Vậy cả cuộc đời của bà đã hoàn toàn thất bại rồi sao?

“Thiếu niên chấp thủ, tương ước bạch đầu”, lúc trẻ nắm tay nhau, hứa hẹn đầu bạc răng long). Bà kiên quyết suốt đời ở bên cạnh chồng. Thậm chí có bị bỏ tù lần nữa, bà cũng không xa không rời, thủy chung son sắt.

Giữa những năm 1980, Dương Hiến Ích được cổ vũ bởi làn gió mới cải cách chính trị, hơn nữa được trọng dụng, làm tổng biên tập và gia nhập Đảng. Sau sự kiện 4/6, sống trong chế độ cộng sản, dám lên án ĐCSTQ đại thảm sát Thiên An Môn mà còn công khai yêu cầu thoái đảng, làm sao có thể dễ sống được đây? Dương Hiến Ích bị Bộ Văn hóa triệu họp khai trừ khỏi Đảng. Có lẽ do tính đến sức ảnh hưởng đến quốc tế từ phát ngôn về thảm sát Thiên An Môn và danh tiếng tại nước ngoài của đôi vợ chồng già cổ lai hy nên chính quyền không thể tước đoạt tự do của ông.

Gladys cười thong thả nói: “Dương Hiến Ích luôn luôn là một người rất vui nhộn, rất thú vị, sau khi gia nhập Đảng thì không có chút ý vị gì hết, nhưng giờ lại vui nhộn lại rồi”.

“Hữu yên hữu tửu ngô nguyện túc, vô đảng vô quan nhất thân khinh”. Dương Hiến Ích mượn lối thơ trào phúng thể hiện nỗi lòng của ông, “Bách niên ân oán tu du tận, tác cá đường đường chính chính nhân” (Ân oán trăm năm trong chớp mắt, làm một người đường đường chính chính mà đi).

Cho đến già vẫn phụ tấm lòng của vợ

Năm 1990, một cơn bạo bệnh đã lấy đi ký ức và khả năng đọc viết của Gladys, cuốn tự truyện của bà mãi mãi dang dở, bà chỉ có thể viết đến năm 1947, thời gian hạnh phúc ở cơ quan phiên dịch Trung hoa Dân quốc rồi dừng lại. Sau những ngày tháng chịu quá nhiều gánh nặng, 4 năm tù đày, không thể quay đầu lại, cái chết của con trai, nỗi đau thấu tim gan tích tụ thành bệnh tật. Sau sự kiện 4/6, sự lo lắng cho an nguy của chồng đã động đến tận cùng giới hạn sức chịu đựng của bà vào những năm về già, bà không thể lại chịu thêm được nữa và suy sụp một cách trầm trọng.

Bạn bè đến thăm nhưng bà không thể nhận ra ai. Bà đã bị mất ký ức, chỉ mỉm cười, mái tóc bạc xoăn và đôi gò má ửng hồng, đôi mắt thuần khiết thơ ngây như trẻ thơ. Thỉnh thoảng bà ngây ngô ngửa mặt lên trời và hỏi: “Con của tôi ư? Cháu của tôi ư?”. Dương Hiến Ích bỏ hết công việc, nhẹ nhàng từ chối hết mọi giao tế xã hội, sáng chiều bầu bạn, chăm sóc cho vợ mình. Tháng 11/1999, Gladys qua đời.

Tảo kì bỉ dực phó u minh, bất liệu trung đồ thất kiện linh,

Kết phát tao khang bần tiện quán, hãm thân linh ngữ tử sinh khinh,

Thanh xuân tác bạn đa thành quỷ, bạch thủ đồng quy ngã phụ khanh,

Thiên nhước hữu tình thiên diệc lão, tòng lai ngân hán cách song tinh.

Tạm dịch: Từ khi còn trẻ đã bên nhau như chim liền cánh, không ngờ lại có người phải dừng lại giữa đường; đã từng kết tóc se duyên nguyện trải qua nghèo khó cùng nhau, tù đày sinh tử nhẹ tựa lông hồng; lúc trẻ nắm tay nhau đi trên cuộc đời đầy gian khổ “ngưu quỷ xà thần”, thì lúc đầu bạc ta lại phụ người; trời cũng có tình nhưng sao đành để sông Ngân Hà chia lìa đôi lứa.

Đây là bài thơ Dương Hiến Ích viết để tưởng nhớ người vợ đã mất, một câu “bạch thủ đồng quy ngã phụ khanh”, thấm đẫm biết bao nhiêu cảm giác tội lỗi, thiếu sót của ông! Ông hối hận vì đã không chăm sóc Gladys nhiều hơn, hối hận vì đã mang đến cho Gladys bao nhiêu đau khổ. Ông nhớ đến lời nói của một người toán mệnh ở quê nhà, nói rằng ông là người xung khắc mệnh sao Bạch Hổ, sẽ không mang lại hạnh phúc cho vợ con.

Lúc phiên dịch Hồng Lâu Mộng, Gladys thường hỏi ông: Tại sao Bảo Ngọc không đưa Đại Ngọc đi? Đúng rồi, tại sao ông lại không đưa Gladys đi? Như vậy sẽ không phải chịu cảnh gia đình tan nát nữa.

Năm 1949, thời kỳ thay đổi chính quyền, Bộ trưởng Giáo dục, chuyên gia Hàng Lập Võ cử người đưa vé máy bay để cả nhà Dương và Gladys sang Đài Loan, nhưng ông lại thuộc hàng cánh tả nhiệt huyết muốn âm thầm giúp đỡ ĐCSTQ, ông cảm thấy ĐCS mới chính là niềm hy vọng của Trung Quốc, căn bản ông không muốn rời đi. Dự cảm được “thảm họa to lớn sẽ đến”, năm 1952, Trương Ái Linh đã vội vã rời Đại Lục, nhưng Dương Hiến Ích đối diện trực tiếp với chính quyền mới thì tràn đầy nhiệt tình tin tưởng. Ông tự nguyện cống hiến hết mọi văn vật quý giá mà ông tích giữ cả đời, thậm chí còn bán cả nhẫn đính hôn của Gladys cũng như toàn bộ trang sức để lấy tiền mua máy bay ủng hộ cuộc “Kháng Mỹ viện Triều” (khẩu hiệu vào những năm 1950, cuộc chiến Triều Tiên), nhưng sự trung thành tuyệt đối như vậy lại vẫn chưa đổi được sự tin tưởng từ chính quyền.

Sau đó, trong “thời vận động”, lại có người “động viên” ông xuất ngoại, nhưng ông vẫn không quan tâm; sau khi bị quy chụp là đối tượng “đặc biệt nghi ngờ” và bị bỏ tù, con trai tự sát, thật không ngờ sau mọi thứ ngọn lửa cách mạng trong ông vẫn sáng cháy và ông gia nhập đảng. Đến khi sự kiện thảm sát đẫm máu Thiên An Môn xảy ra, ông mới thấy được bộ mặt thật của ĐCSTQ.

Lỗi điểm mù của một người nửa đời theo chủ nghĩa lý tưởng chính là do bị ma đỏ hô hào khẩu hiệu mê hoặc lừa dối gây nhầm lẫn, kết quả cuối cùng là không có gì buồn hơn một trái tim khô héo đã chết. Cái đảng này, đã khiến cho ông và cả bà nếm trải tận cùng đau khổ, chính là căn nguyên của số mệnh đầy trắc trở này. Nó từng bước từng bước gây nên cảnh cha mẹ mất đứa con yêu quý, kẻ đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh. Nó gần như làm biến mất cả nền văn hóa Trung hoa, làm ngu muội cả bao nhiêu thế hệ.

Đối diện với di ảnh của người vợ thân yêu, còn gì hối hận hơn? Đó là thảm họa của cả đời người! Gladys, cô gái đắm chìm trong thơ ca Đường Tống, như hoa thụy liên trên mặt hồ tĩnh lặng, thuần khiết mà cổ điển; thế nhưng từng bước từng bước sai lầm, ông đã không thể “che mưa đội gió” che chở cho bà, trái lại còn để bà gánh nặng nhiều giông gió lớn, bị nhấn chìm trong nghiệp lực bi thương tan khốc.

“Khứ Nhật Khổ Đa” (tên tiếng Anh:”As Time Goes By”) là bài viết cuối đời của Dương Hiến Ích. Ông viết trên đề đầu quyển sách: “Thiếu thời liễu liễu đại vị tất giai, trung niên hôn hôn lão niên nhi tri sỉ”.

Ghi chú:

  • “Hữu yên hữu tửu ngô nguyện túc, vô đảng vô quan nhất thân khinh”: nghĩa là có thuốc lá và rượu là đủ, không đảng không quan cuộc đời nhẹ tênh.
  • “Ngưu quỷ xà thần”: là một từ được Mao dùng để chỉ cánh hữu, là giới tri thức; trong giai đoạn đó, nếu bị quy vào thành phần này thì sẽ bị đối xử phân biệt, đả kích và có thể bị đem ra đấu tố.
  • “Vận động”: từ trong Cách mạng Văn hóa, mỗi lần vận động lại có 1 khẩu hiệu phá hoại văn hóa truyền thống của TQ, đều bao gồm giết chóc.
  • “Thiếu thời liễu liễu đại vị tất giai, trung niên hôn hôn lão niên nhi tri sỉ”: có nghĩa là con người khi trẻ thừa nhận một điều gì đó là đúng và theo đuổi nó; cả quãng đời sống u mê ngu muội với cái gọi là “lý tưởng” đó; cho đến khi đến tuổi già thì biết đó là sai lầm mà xấu hổ muôn phần. Tuy nhiên, nếu người đó có thể thẳng thắn thừa nhận đó là sai lầm, không sợ xấu hổ, không sợ mất danh tiếng cả đời mình đã đeo đuổi thì chính là bậc quân tử.

(Còn nữa)

Mai Mai, dịch từ Epochtimes

Ad will display in 09 seconds

Người xưa đối đãi thế nào với rượu

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Người xưa đối đãi thế nào với rượu

    Người xưa đối đãi thế nào với rượu

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

    Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

    Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

x