Cậu bé viết thuê người Phirenze

20/07/15, 09:39 Đọc & Suy ngẫm

Cậu học lớp bốn sơ đẳng, cậu là một người dân Phirenze duyên dáng, mười hai tuổi, tóc đen, da trắng, con đầu của một nhân viên đường sắt, lương ít lại đông con nên đời sống rất chật vật…

Ông bố rất quý con, hiền từ và khoan dung đối với con. Khoan dung về mọi mặt, trừ những gì liên quan đến việc học hành. Về điểm này, ông lại khó tính và nghiêm khắc, vì đứa con đầu này, phải làm thế nào cho có việc làm sớm nhất để giúp gia đình. Mà muốn được thế thì phải học nhiều và trong một thời gian ngắn.

Tuy cậu bé rất chăm, nhưng người bố vẫn luôn luôn giục con học. Ông tuổi đã cao và lao động quá sức lại càng làm ông già đi nhiều so với tuổi. Dù vậy, để kiếm thêm tiền nuôi gia đình, ông nhận thêm nơi này nơi khác những việc chép thuê và đêm đêm phải thức rất khuya để làm. Sau cùng, ông nhận của một nhà xuất bản sách báo việc viết tên và địa chỉ của những người mua sách, báo dài hạn lên những băng giấy để gửi đi. Công việc này làm cho ông rất mệt.

Trong bữa cơm chiều ông than thở với vợ: “Mắt tôi đến hỏng mất thôi! Việc làm đêm thế này làm tôi kiệt sức”.

Một hôm, cậu bé nói với bố: “Bố ạ, để con viết thay bố. Bố thấy đó, con viết giống chữ bố như đúc…”

Ông bố cương quyết: ‘‘Không con ạ, con phải học. Bố sẽ rất ân hận nếu làm mất của con một giờ“.

Cậu bé biết là bố mình sẽ không khoan nhượng, nhưng cậu không từ bỏ ý định. Cậu biết rằng cứ đến nửa đêm thì bố thôi viết và ra khỏi phòng làm việc để sang phòng ngủ. Nhiều lần, cậu nghe thấy sau khi chuông đồng hồ dứt mười hai tiếng, bố dẹp cái ghế ngồi vào chỗ cũ rồi chậm rãi bước về phòng ngủ.

Một đêm, chờ cho bố ngủ yên, cậu trở dậy, lặng lẽ mặc áo, rón rén mò vào phòng làm việc của bố, thắp đèn lên và cậu bắt đầu viết, bắt chước y hệt nét chữ của bố. Cậu viết say sưa, trong lòng vui vẻ, nhưng không khỏi có chút lo ngại… chẳng mấy chốc, cậu đã viết được một trăm sáu mươi cái địa chỉ. Được một Lira rồi? Thế là cậu dừng lại, để cái bút vào chỗ cũ, tắt đèn và rón rén trở về phòng ngủ.

Vào bữa ăn trưa, người bố vui vẻ, đặt tay lên vai con, nói: ” Này, Giuliô, bố con làm việc tốt hơn là con tưởng. Trong hai tiếng đêm qua, Bố đã làm nhiều hơn các đêm trước một phần ba công việc, tay bố còn nhanh và mắt còn được việc đấy“.

Giuliô rất bằng lòng và tự nhủ: “Bố thật đáng thương, ngoài việc kiếm được tiền, mình còn đem cho bố niềm vui vì tưởng rằng ta trẻ lại. Vậy mình hãy can đảm lên!

Thành công bước đầu đã khuyến khích cậu bé. Nửa đêm hôm sau Giuliô lại dậy làm việc. Cậu làm như vậy nhiều đêm liền. Tuy nhiên cậu bé không được nghỉ ngơi đầy đủ. Sáng dậy cậu thấy mệt, và tối đến, khi làm bài, mắt cậu cứ nhíu lại. Một buổi tối, lần đầu tiên trong đời, cậu gục đầu trên trang vở mà ngủ.

Cố lên, cố lên! Dậy học đi con” – Ông bố vừa kêu vừa vỗ tay

Và hôm sau, rồi cũng như vậy, càng ngày sự mỏi mệt càng tăng. Cậu gục trên sách mà ngủ, dậy trưa hơn thường lệ, học bài vội vã, và dường như chán cả việc học. Ông bố bắt đầu nhận xét vài điều, rồi đến trách mắng, và đó là lần đầu tiên ông trách mắng con. Một buổi sáng, ông bảo:

Giuliô, con thay đổi nhiều quá, con không còn như trước nữa. Con hãy nhớ rằng tất cả hy vọng của gia đình đều đặt vào tương lai của con. Bố không bằng lòng con, bố nói thật như vậy”.

Nghe thế, cậu bé bối rối và tự nhủ rằng: “Phải, đúng thế thật, mình không thể cứ tiếp tục như vậy được nữa, phải chấm dứt trò dối trá này thôi”.

Nhưng cũng chính tối hôm đó, ông bố rất vui vẻ nói rằng tiền công viết băng của ông tăng hơn tháng trước ba mươi hai lira. Và vừa nói, ông vừa lấy trong túi ra một gói kẹo ông đã mua để cùng các con ăn mừng khoản tiền thu trội ấy. Các con được kẹo hớn hở vỗ tay reo mừng.

Trước cảnh ấy, Giuliô lại vững lòng và tự nhủ: “Không, bố đáng thương ạ, không, con sẽ chưa thôi đánh lừa bố dược, con sẽ cố gắng nhiều hơn nữa, ban ngày con sẽ học nhiều lên, và đêm đến, con sẽ tiếp tục làm việc cho bố và cho các em...”

Cậu lại hết sức tiếp tục làm việc. Nhưng mệt nhọc chồng chất thêm vào mệt nhọc, càng ngày cậu càng khó mà chống chọi nổi. Tình trạng ấy kéo dài trong hai tháng. Ông bố cứ trách mắng con về tội uể oải không thể tha thứ được, và nhìn con với con mắt ngày càng tức giận.

Một hôm ông đến gặp thầy giáo để hỏi xem con mình đã làm những gì. Thầy giáo nói: “Cậu ấy đã thành đạt vì thông minh, nhưng độ này không còn có ý chí như trước nữa. Cậu ta thường buồn ngủ, lơ đãng và ngáp vặt luôn. Các bài văn của cậu ngắn ngủn, viết vội lên giấy cho xong chuyện, chữ viết cẩu thả“.

Tối hôm ấy, ông bố gọi con ra một góc vắng trách mắng con dữ hơn thường lệ.

Giuliô, mày thấy tao làm việc như thế nào, thấy tao mòn mỏi cuộc đời để nuôi gia đình như thế nào. Mà mày không giúp tao. Mày không thương tao, không thương cả các em mày, không thương cả mẹ. Mày hẳn đã rõ hoàn cảnh hiện nay của gia đình ta, mày biết rằng cần phải có thiện chí và những sự hy sinh của tất cả mọi người góp vào với nhau. Mày thấy đấy, chính tao, tao đã phải làm việc gấp đôi“.

Giuliô im lặng. Cậu nghĩ rằng: “ Con sẽ không nói gì, con sẽ giữ bí mật của con, vì con muốn làm việc cho bố. Còn việc học thì con sẽ luôn luôn cố gắng để thi đỗ. Điều quan trọng là giúp bố kiếm ăn và làm nhẹ bớt nỗi mệt nhọc đang làm bố chết dần, chết mòn“.

Lại hai tháng nữa làm việc đêm, lại những ngày uể oải nhọc nhằn, những cố gắng tuyệt vọng của cậu con, và những lời trách mắng cay đắng của ông bố. Nhưng, điều nguy hại hơn cả là dần dần ông bố lạnh nhạt với con, đi đến chỗ coi con như một đứa ương ngạnh, một đứa bạc bẽo, không còn trông mong gì được nữa. Giuliô thấy những thay đổi của bố, lấy làm đau khổ vô cùng. Mỗi khi bố quay lưng đi, cậu thầm lén gửi bố một cái hôn, và gương mặt cậu để lộ tấm lòng trìu mến, xót thương và buồn bã.

Càng ngày cậu càng phải trễ biếng việc học hành. Cậu biết rằng tình hình này nhất định phải chấm dứt, và mỗi tối cậu lại tự bảo: “Đêm nay mình sẽ không dậy làm việc nữa”. Nhưng khi chuông điểm nửa đêm vừa dứt, cậu lại vùng dậy. Cậu cho rằng cứ nằm trong giường là trốn bỏ bổn phận của mình, là ăn cắp một Lira của bố và của gia đình.

Mẹ nhìn Giuliô, thấy em gầy yếu và xanh xao hơn trước, bà hỏi:
Giuliô, con ốm đấy à?

Rồi lo sợ, bà quay sang nói với chồng: “Giuliô ốm đấy, ông xem, nó xanh quá đi mất

Ông bố liếc nhìn con và nói: “Lương tâm không tốt làm cho sức khỏe xấu đi đó thôi. Trước kia Giuliô không thế. Kệ nó đi, tôi không quan tâm“.

Câu nói ấy là một nhát dao găm đâm thẳng vào tim cậu bé đáng thương: “Bố không quan tâm mình, bố cậu, ngày nào đây, chỉ nghe con ho là đã lo cuống lên. Thế ra bố không còn thương cậu nữa sao?

Cậu bé quyết tâm thôi hẳn không viết nữa. Không có lòng thương của bố, con không thể nào sống được, con muốn khôi phục lại hoàn toàn lòng thương ấy, con sẽ học tập như trước. Dù sau này ra sao chăng nữa, miễn là bố vẫn thương con, bố thương yêu tội nghiệp của con ạ. Lần này con sẽ giữ vững quyết tâm của con”.

Mặc dù như vậy, đêm ấy cậu vẫn cứ dậy, hình như là do thói quen. Cậu ngồi vào bàn, thắp ngọn đèn lên , cậu cầm lấy quản bút tiếp tục cái công việc ấy. Nhưng khi dang tay ra, cậu chạm phải một quyển sách làm rơi xuống đất. Cậu giật mình lo sợ: “Nếu bố thức dậy thì sao?
Giuliô nín thở, lắng tai nghe, chẳng thấy một tiếng động nào cả. Cả nhà đều ngủ say. Bố không nghe thấy gì cả. Cậu trấn tĩnh lại, tiếp tục viết và mảnh băng này chồng lên mảnh băng khác… Tập trung hết tinh thần vào việc làm, Giuliô viết, viết mãi….

Nhưng mà, bố đã đứng sau lưng cậu. Ông đã thức dậy khi nghe tiếng cuốn sách r ơi, và chờ lúc thuận tiện nhất, đã rón rén bước những bước chân trần đi vào phòng giấy.

Ông đang đứng đó, mái đầu bạc ngay trên mái tóc đen của con trai. Ông thấy ngòi bút đang chạy thoăn thoắt trên các băng giấy, và đã hiểu hết. Có những sự việc mà ông đã quên bỗng trở lại trong trí nhớ, và ông hối hận vô cùng vì đã ngờ vực con mình. Lòng ông tràn ngập một tình thương yêu vô hạn, làm ông đứng sững đầy xúc động, bồi hồi đằng sau đứa con mình.

Bỗng Giuliô nghe tiếng nức nở sau lưng, cậu bé quay lại và kêu lên: “Ôi! Bố, bố ạ, tha lỗi cho con, tha lỗi cho con“.

Hai bàn tay run rẩy ôm chầm lấy đầu cậu: “Chính con hãy tha lỗi cho bố, Giuliô yêu quý của bố. Bố đã biết hết rồi, bố biết hết và chính bố phải xin lỗi con, con yêu quý của bố, nào, con lại đây với bố“.

Ông bố nhắc con lên, mang vào giường bà mẹ vừa thức giấc, đặt con vào vòng tay bà và nói: “Hôn con đi, hôn đứa con tận tụy từ bốn tháng nay nó đã không ngủ để làm việc thay tôi. Tôi cứ trách mắng nó, trong khi nó kiếm ra miếng ăn cho gia đình“.

Bà mẹ siết con vào lòng, không nói nên lời… Ông bố lại bế Giuliô về buồng cậu, đặt con vào giường, âu yếm vuốt ve con, sửa gối, đắp chăn cho con.

Giuliô vui lắm, “Cám ơn bố, nhưng bố cũng đi ngủ đichúc bố ngủ ngon, bố ạ!

Ông bố cứ muốn nhìn con ngủ…

Trích ”Những tấm lòng cao cả”

 

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

Ad will display in 09 seconds

Nếu muốn ly hôn, đừng vội, bạn hãy xem video này

Ad will display in 09 seconds

Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Ông Bụt, Ông Phật và Ông Tiên?

Ad will display in 09 seconds

5 bằng chứng chấn động về du hành thời gian thời cổ đại

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

    Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

  • Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

    Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

  • Nếu muốn ly hôn, đừng vội, bạn hãy xem video này

    Nếu muốn ly hôn, đừng vội, bạn hãy xem video này

  • Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

    Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

    Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

  • Thế nào là Ông Bụt, Ông Phật và Ông Tiên?

    Thế nào là Ông Bụt, Ông Phật và Ông Tiên?

  • 5 bằng chứng chấn động về du hành thời gian thời cổ đại

    5 bằng chứng chấn động về du hành thời gian thời cổ đại

x