Cáp Nhĩ Tân có nguy cơ trở thành “Vũ Hán thứ hai”
Đại dịch Vũ Hán tại Trung Quốc ngày càng nghiêm trọng. Mới đây, có thông tin tiết lộ rằng, số ca nhiễm ở thành phố Cáp Nhĩ Tân tăng mạnh, thậm chí lệnh phong tỏa lần hai cũng đã chính thức được thực thi, với mức độ nghiêm ngặt hơn trước.
Gần đây, sự bùng phát của virus Vũ Hán đã có dấu hiệu trầm trọng hơn. Mặc dù chính phủ đã nhiều lần tuyên bố rằng dịch bệnh đã được kiểm soát ổn định, và số ca nhiễm ở các khu vực khác nhau thường được giữ ở mức thấp, nhưng nhiều tỉnh và thành phố đã lần lượt khẩn cấp yêu cầu và tiến hành phong tỏa một lần nữa để quản lý nghiêm ngặt hơn.
Trong khi đó, tình hình dịch bệnh ở tỉnh Hắc Long Giang không mấy lạc quan, Cáp Nhĩ Tân, thủ phủ của tỉnh, gần đây đã bùng phát lây nhiễm nhóm với quy mô lớn, hơn nữa lại là chuỗi lây nhiễm.
Về vấn đề này, phía chính phủ ĐCSTQ tuyên bố rằng, nguồn lây nhiễm của nhóm này là của một du học sinh Hoa Kỳ trở về vào ngày 19/03 và đến ngày 18/04 đã có hơn 40 người bị lây nhiễm được chẩn đoán. Ngoài ra, một số nhân viên y tế của Bệnh viện liên kết đầu tiên của Đại học Y Cáp Nhĩ Tân (Bệnh viện Đệ nhất của Đại học Y Cáp Nhĩ Tân) và Bệnh viện thứ hai của thành phố Cáp Nhĩ Tân cũng bị lây nhiễm.
Trên thực tế, ngay từ ngày 11/04, một số cư dân mạng đã đăng tải một đoạn video, tiết lộ rằng có rất nhiều người đã xếp hàng để đăng ký tại Bệnh viện Đệ nhất của Đại học Y Cáp Nhĩ Tân, xếp hàng dài đến tận ngoài đường cái. Người dân nghi ngờ, rằng dịch bệnh địa phương lúc đầu đã không được kiểm soát tốt. Khi dịch bệnh vượt khỏi tầm kiểm soát và không thể che giấu thêm nữa, thì tất cả nguyên nhân đều đẩy sang cho những người từ nước ngoài nhập cảnh trở về truyền vào. Số lượng lây nhiễm thực tế hẳn là vượt xa con số chính thức được công bố trước đó.
Hơn nữa, đã xuất hiện nhiều video cư dân mạng đăng tải cho biết, tại quận Đạo Ngoại thành phố Cáp Nhĩ Tân ngày 19/04 có số lượng lớn cảnh sát sơ tán người dân trên đường phố. Người quay video phải thốt lên: “Lần này nó rất nghiêm trọng, cả cảnh sát và lực lượng quản lý đô thị đều có mặt tại hiện trường.”
Bên cạnh đó, ông Liễu, một cư dân của Cáp Nhĩ Tân nói: “Độc tài chuyên chế quốc gia đã khiến cho nguồn thông tin bị tắc nghẽn và chủ yếu dựa trên các báo cáo chính thức được kiểm soát chặt chẽ. Hơn nữa, đây là tình huống nhất quán trong nhiều năm, các số liệu được công bố và công bố số liệu. Số liệu công bố không chính xác, cũng không trách được thế giới và dân chúng nghi ngờ”.
Người dân cũng liên tục nghe được tin tức về việc Cáp Nhĩ Tân phong tỏa trở lại. Mặc dù chính quyền không thừa nhận nhưng nhiều thông tin cho thấy có nhiều cư xá và đường phố ở trong thành phố Cáp Nhĩ Tân đã bị phong tỏa một lần nữa.
Một cư dân của thành phố Cáp Nhĩ Tân, ông Vu cũng cho biết: “Nhìn chung, có rất nhiều cư xá ở Cáp Nhĩ Tân, như cư xá Hòa Bình bên kia bị phong tỏa rất nghiêm trọng, kiểm soát tại cửa ra vào 24h/ngày, mức độ canh gác và không khí căng thẳng cao hơn nhiều so với thời gian phản ứng ban đầu của đợt bùng phát”.
Theo ông Vu, vào một ngày kia, mã sức khỏe của bạn ông đột nhiên đổi màu, và ông tìm đến cơ quan có liên quan để hỏi liệu dịch bệnh xảy ra trong trung tâm thương mại nơi mà người bạn của ông đã đi đến, nhưng lại không nhận được lời giải thích nào từ những tổ chức này. Ông Vu tin rằng, để đảm bảo quan vị của mình, các quan chức này không dám báo cáo dịch bệnh một cách trung thực. Và những thông tin sai lệch này khiến mọi người nhận thức sai, mất cảnh giác, dẫn đến sự lây lan của dịch bệnh, và tình trạng của người dân ngày càng khó khăn và phức tạp hơn.
Cư dân này cũng cho biết thêm: “Do tình hình dịch bệnh nghiêm trọng khiến cho thu nhập kinh tế cá nhân và cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn, nếu kéo dài trong một vài tháng nữa, có khả năng là không có ăn không có uống. Bạn bè của tôi đều nói là không nói đến những thứ khác, nếu trải qua một giai đoạn thời gian nữa thì không cách nào sống được nữa, tiền để mua lương thực và mua thức ăn đều không có, bảo họ sống như thế nào?”
Ngoài ra, ông Vu còn cho biết: “Nghe nói là khi những người từ tỉnh Hắc Long Giang đi ra những nơi khác đều không được chào đón, tựa như thần ôn dịch đến vậy, giống như người Vũ Hán và Hồ Bắc đã bị bài xích vậy. Giờ đây khắp nơi đều bài xích người Hắc Long Giang”.
Vào ngày 17/04, thành phố Căn Hà của Khu tự trị Nội Mông tuyên bố sẽ đóng hoàn toàn giao thông đến biên giới với Hắc Long Giang và cấm người dân đến từ tỉnh Hắc Long Giang. Đây là dấu hiệu hồi sinh của xu hướng phong tỏa để phòng chống dịch bệnh lần hai ở Trung Quốc đại lục.
Cùng ngày, có thông báo chính thức rằng có 18 người bao gồm phó Thị trưởng Cáp Nhĩ Tân, Trần Viễn Phi và Giám đốc Ủy ban Y tế và Sức khỏe Cáp Nhĩ Tân, ông Đinh Phụng Thù đã bị chỉ trích vì phòng chống và kiểm soát dịch bệnh kém.
Về vấn đề này, chuyên mục do Hạ Tiểu Cường đã xuất bản một bài báo trên Epoch Times đã chỉ ra rằng, ĐCSTQ chỉ trích các quan chức Cáp Nhĩ Tân giống hệt như cách của Giang Trạch Dân đã hành động, khi dịch SARS xảy ra 17 năm trước. Các quan chức bị cách chức ngay tại chỗ, điều này đã khiến các quan chức địa phương vì bảo đảm quan vị, sẽ tăng cường nỗ lực che giấu dịch bệnh, dẫn đến hệ quả là người dân sống ở đó sẽ gặp nguy hiểm.
Ngoài ra, “Đây cũng là thực trạng bình thường. Phải bỏ chốt để giữ xe, các nhà lãnh đạo ở nhiều nơi phải trừng phạt nghiêm khắc một số quan chức vì đã thể hiện thái độ và sức mạnh của họ, và cũng để cấp trên xem xét, nhằm có thể trốn tránh trách nhiệm của họ”, ông Liêu nói.
Trong một diễn biến liên quan, theo báo cáo, dịch bệnh Vũ Hán ở Cáp Nhĩ Tân cũng đã lan rộng khắp cả tỉnh Hắc Long Giang. Trương Mỗ, một bệnh nhân mới được chẩn đoán ở Phủ Thuận, Liêu Ninh đã có một cuộc giao lưu gặp gỡ tại Bệnh viện đầu tiên của Đại học Y Cáp Nhĩ Tân. Trước đó, Trương Mỗ đã ăn tối với nhiều người vào ngày 10/04.
Lương Phong (t/h)