Cánh tả tiếp tục thổi phồng và đưa tin sai lệch về chính quyền Trump
Tóm lấy một vấn đề bình thường rồi thổi phồng lên là một thủ đoạn thường được dùng trong chính trị. Và đó chính xác là những gì cánh tả áp dụng với chính quyền Trump trong việc chia tách trẻ em khỏi cha mẹ di cư bất hợp pháp.
Hồi giữa tháng 6, truyền thông Mỹ trở nên sôi sục và chỉ trích gay gắt việc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump thực thi chính sách chia tách trẻ em khỏi cha mẹ di cư bất hợp pháp.
Truyền thông chính thống Mỹ cho rằng, Tổng thống Trump hoàn toàn có thể sửa sai nhanh chóng bằng cách ngăn chặn hành động chia tách trẻ khỏi bố mẹ. Tất cả những gì ông chủ Nhà Trắng cần làm lúc này là vẫy cây đũa thần trên tay và toàn bộ sự việc sẽ trở nên tốt đẹp.
Tuy nhiên, theo trang Daily Wire, đây hoàn toàn là nói dối. Cụ thể, những lời chỉ trích dối trá đó như sau.
- Ông Trump tạo ra việc chia tách trẻ em khỏi cha mẹ di cư bất hợp pháp
Đây rõ ràng là một lời nói dối trắng trợn, vì từ năm 1997, chính phủ liên bang đã thông qua đạo luật mang tên Thỏa thuận Flores, quy định cụ thể việc giam giữ trẻ nhập cư bất hợp pháp sẽ không được kéo dài quá 20 ngày.
Thỏa thuận này không nói gì về những người đi cùng với trẻ di cư bất hợp pháp – trẻ em vượt qua biên giới với cha mẹ của chúng. Toà Phúc thẩm Khu vực Tư pháp thứ 9 sau đó phán quyết rằng trẻ em đi cùng gia đình cũng không thể bị giam giữ theo các điều khoản của Thỏa thuận Flores. Điều này có nghĩa là chính phải thả tự do cho cả gia đình di cư, hoặc phải tách những đứa trẻ khỏi cha mẹ của chúng.
- Người nhập cư tìm nơi tị nạn bị trừng phạt vì điều đó
Chỉ trích này hiển nhiên không đúng sự thật. Bởi lẽ, những người nhập cư đến các điểm nhập cảnh để xin tị nạn thường được xem là hợp pháp và họ không bị bắt giữ. Những đơn xin của họ do ICE (Cơ quan Quản lý Xuất nhập cảnh và Hải quan Mỹ) thụ lý yêu cầu, và họ vẫn có thể ở cùng con cái.
Nhưng riêng với những người nhập cư bất hợp pháp bằng con đường vượt biên sẽ bị chính quyền ông Trump xem là tội phạm. Nếu họ lựa chọn bị trục xuất thì họ sẽ được trao trả con cái. Nhưng nếu họ xin được tị nạn tại Mỹ và ở lại đây trên 20 ngày, thì con cái họ phải bị tách ra theo quy định của pháp luật.
- Các cơ sở bắt giữ người tị nạn của Tổng thống Trump là nơi khủng khiếp
Nó có thể khủng khiếp thật, nhưng dưới thời Tổng thống Barack Obama nó còn khủng khiếp hơn. Bằng chứng là những hình ảnh được Brandon Darby, giám đốc điều hành trang Breitbart, đăng tải vào năm 2014.
Mặt khác, sai lầm lớn nhất của chính quyền Tổng thống Trump xuất phát từ hai cố vấn cấp cao là ông Stephen Miller và John Kelly, khi họ phát biểu rằng chính phủ tách trẻ em khỏi cha mẹ như một biện pháp ngăn chặn tình trạng này. Thực tế biện pháp trừng phạt thật sự ở đây là bắt giữ và trục xuất người di cư, chứ không phải là việc tách những đứa trẻ khỏi cha mẹ của chúng. Đó cũng chính là lý do tại sao mà Nhà Trắng đang cố gắng thực thi việc sửa chữa một số chính sách dành cho người di cư bất hợp pháp, nhằm giữ những đứa trẻ ở lại bên cạnh cha mẹ của chúng.
Các trang truyền thông dối trá đã đưa tin về vấn đề này một cách vô trách nhiệm. Ông Trump không ép buộc trẻ em xa cha mẹ chúng mà là đang thực thi pháp luật. Và cơ quan lập pháp có thể sửa đổi những điều luật này bất cứ lúc nào.
Nhưng ở đây chúng ta cần biết rằng các cơ sở pháp lý mà ông Trump sử dụng cũng giống như những thứ mà cựu Tổng Thống Obama đã dùng. Giả dụ như đạo luật này cũng vô lý như việc giam giữ hàng nghìn người lính Mỹ gốc Nhật trong Thế chiến thứ 2 như cựu Đệ nhất Phu nhân Mỹ Laura Bush từng nói, hay chính sách diệt chủng Holocaust như nhận định của tướng Michael Hayden, thì đạo luật này chắc chắn cần được sửa đổi.
Tuy nhiên, việc chỉ trích bằng những lời dối trá không mang đến tác dụng sửa sai trong trường hợp này. Mà thực tế các lời chỉ trích sai sự thật được tạo ra để Đảng Dân chủ thổi phồng lên thành vấn nạn chính trị; việc này đã khiến ông Trump rơi vào “hố lửa” với hình ảnh trẻ em đang than khóc, theo Daily Wire.
>>> Truyền thông Mỹ ngó lơ chuyện Obama bắt giữ 90.000 trẻ em ở biên giới
>>> Cựu nhân viên CIA: Ông Obama có kế hoạch phá hoại nước Mỹ
Tú Văn, theo DW