Tâm sự của cảnh sát Hồng Kông “làm phản”, cởi đồng phục tham gia biểu tình

07/01/20, 16:48 Trung Quốc

Kể từ khi phong trào phản đối dự luật dẫn độ diễn ra cho đến nay, bạo lực của cảnh sát Hồng Kông đã khiến lòng thù hận đối với cảnh sát ngày càng dâng cao. Gần đây, một người biểu tình từng là cảnh sát đã miêu tả lại cảm xúc của bản thân khi cởi bỏ đồng phục để tham gia đấu tranh trong phong trào dân chủ này.

Bạo lực của cảnh sát Hồng Kông đã khiến lòng thù hận đối với cảnh sát ngày càng dâng cao.
Bạo lực của cảnh sát Hồng Kông đã khiến lòng thù hận đối với cảnh sát ngày càng dâng cao. (Ảnh: Getty Images)

Canaan, một người biểu tình 29 tuổi, bắt đầu nhậm chức cảnh sát từ năm 2015, anh đã nói với phóng viên rằng: “Tôi từng là một cảnh sát, và bây giờ tôi là một người biểu tình”.

Theo tờ Stand News, Canaan nói rằng anh không hề phải giằng co hay đấu tranh suy nghĩ quá lâu khi quyết định cởi bỏ đồng phục và gia nhập vào hàng ngũ những người biểu tình. Anh cũng hiểu rằng, quyết định này sẽ rất khó để cho bạn bè trong giới cảnh sát có thể hiểu được, vì vậy họ đã tuyệt giao với anh, thậm chí là thù hận, kỳ thị anh.

Anh nói, phải đưa ra lựa chọn giữa tình bạn và công lý khiến anh thực sự rất tổn thương. Bản thân anh rất coi trọng nhóm bạn bè trong giới cảnh sát này, nhưng anh vẫn mong muốn có thể đứng về phía công lý.

Anh nói rằng, đối với các hành vi lạm dụng bạo lực, bắt bớ bừa bãi đi ngược lại quy định của phía cảnh sát, chính phủ Hồng Kông tỏ rõ sự dung túng “ngó mắt làm lơ”. Hầu hết các sĩ quan cảnh sát cho rằng, việc sử dụng vũ lực để khống chế những công dân thể hiện nguyện vọng của mình, là cách làm rất bình thường.

Canaan nói rằng, các sĩ quan cảnh sát rất có khả năng rơi vào tình trạng hoàn toàn cô lập, chịu áp lực tâm lý lớn, thậm chí là sinh ra oán hận, do bạn bè người thân bên cạnh không thấu hiểu, lại thêm sự đối đầu giữa công dân Hồng Kông với cảnh sát. Vì thế họ sẽ đem những cảm xúc bất mãn này trút lên những người biểu tình, những công dân thành phố.

Theo như Canaan biết, cũng có những sĩ quan cảnh sát không quan tâm và hiểu các vấn đề xã hội hiện tại. Họ chỉ đơn thuần là thích các loại vũ khí như súng và coi đàn áp là một trò chơi thú vị và hấp dẫn.

Canaan nói rằng, mặc dù anh bị những người bạn cảnh sát xa lánh và coi là người ngoài, nhưng anh vẫn giữ vững quyết định của mình, anh cũng hy vọng nhân cơ hội này để nói với bạn bè trong giới cảnh sát rằng: “Thực ra, bạn có thể lựa chọn”.

Video: Canaan trả lời phỏng vấn: Hiện tại cảnh sát hoàn toàn không tuân theo quy định

Trước đây, khi Canaan tiếp nhận phỏng vấn với tờ Thời báo Los Angeles, anh cũng không đeo mặt nạ và nhìn thẳng vào camera để chụp ảnh. Anh nói rằng, công việc hiện tại của anh là một trợ lý giảng dạy. Sau khi chuyển sang hàng ngũ những người biểu tình, hầu hết là các ngày cuối tuần, anh sẽ giáp mặt đấu tranh với các đồng nghiệp của mình.

Anh chỉ trích bạo lực và sự thiếu chuyên nghiệp của cảnh sát, lên án việc cảnh sát làm sai nhưng vẫn ung dung ngoài vòng pháp luật. Vì “Nghi ngờ sâu sắc” về cách làm của thượng cấp đối với người biểu tình, anh quyết định đứng lên tiếp nhận cuộc phỏng vấn.

Canaan tiết lộ, hiện nay nhiều đồng nghiệp cũ đang làm việc trên tiền tuyến, trong mấy năm nay, cảnh sát đồn trú đã trở thành cảnh sát chống bạo động. Trước kia vào cuối tuần, anh và các đồng nghiệp cũ cũng gặp nhau trên đường, nhưng giờ thân phận đã thay đổi. Anh đã đứng trên cùng một chiến tuyến với những người biểu tình và dần hiểu cảnh sát đã làm mất lòng tin của dân chúng như thế nào.

Anh đã từng chứng kiến cảnh ​​một sĩ quan cảnh sát vung dùi cui vào người biểu tình, cảnh tượng đó khiến một người từng được huấn luyện như anh cũng phải kinh sợ.

Anh nhớ lại, trường học đã dạy các sĩ quan cảnh sát chỉ sử dụng vũ lực tối thiểu khi cần thiết. Theo hướng dẫn đào tạo nội bộ của cảnh sát, dùi cui của cảnh sát chỉ có thể được “xuất chiêu” khi cảnh sát phải đối mặt với một “cuộc tấn công chủ động”, nhưng tình hình trong những tháng gần đây đã vượt xa điều này.

Thấy sự bất mãn của dân chúng ngày càng tăng, liên tiếp trong nhiều tháng, Canaan đã rất nhiều lần thuyết phục một người bạn cảnh sát từ chức nhưng cuối cùng đã thất bại. Có người tuyên bố, trợ cấp làm thêm giờ hậu hĩnh là những lý do níu chân anh ta trong ngành cảnh sát.

Canaan càng cố gắng thắt chặt thì bạn bè lại càng rời xa. Hầu hết các đồng nghiệp cũ của anh không còn trả lời tin nhắn của anh nữa.

Anh cho rằng, sự ngờ vực của dân chúng đối với cảnh sát đang gia tăng và hầu hết mọi người đều thực sự biết rằng cảnh sát đang làm sai, nhưng để sinh tồn họ đành giữ im lặng.

Theo các tài liệu được Chính phủ Hồng Kông công bố vào cuối năm 2019, trong 6 tháng qua, tổng chi phí cho các khoản phụ cấp làm việc ngoài giờ được trả cho bộ đội kỷ luật đã lên tới xấp xỉ 950 triệu nhân dân tệ.

Cảnh sát Hồng Kông "làm phản" cởi đồng phục tham gia biểu tình (ảnh 2)
Vào ngày 5/1, cảnh sát Hồng Kông đã bắt giữ hàng trăm người biểu tình kháng nghị. (Ảnh: Getty Images)

Cảnh sát Hồng Kông từ chối làm bia đỡ đạn

Tất nhiên, không phải tất cả các sĩ quan cảnh sát đều vì sinh tồn mà giữ im lặng. Ngoài Canaan, nhiều sĩ quan cảnh sát cũng đã từ chức vì bất mãn với bạo lực của cảnh sát và không muốn trở thành bia đỡ đạn.

Đài truyền hình của Đức (DW) từng đưa tin, theo báo cáo của cảnh sát, trong số 30.000 cảnh sát Hồng Kông, cảnh sát thực sự đứng trên chiến tuyến trong những tháng gần đây chỉ có hơn 10.000 người. Khối lượng công việc đã tăng lên đáng kể và họ cũng chịu áp lực từ việc bị chửi mắng và công khai thông tin cá nhân trên Internet.

Tuy nhiên, cảnh sát lạm dụng bạo lực và bắt bớ bừa bãi cũng khiến người ta nghi ngờ phải chăng cảnh sát ở tiền tuyến đang bị mất kiểm soát, việc này khiến cho xã hội ngày càng thù hận cảnh sát sâu sắc hơn nữa.

Tom, một cảnh sát viên từ chối tiết lộ thân phận cho biết, anh là một trong những người ủng hộ phong trào phản đối dự luật dẫn độ hiếm hoi trong lực lượng cảnh sát. Anh cổ vũ người biểu tình đấu tranh cho 5 yêu cầu chính, thậm chí từng cải trang để tham gia cuộc diễu hành. Tuy nhiên, trong nội bộ hệ thống có những điều khó nói, nếu đưa ra ý kiến khác biệt thì sẽ chịu áp lực, hoặc là bị tuyệt giao, bị chỉ trích.

Anh cho rằng, nguyên nhân làm cho phong trào phản đối dự luật dẫn độ rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan như hiện nay là do chính phủ. Lực lượng cảnh sát cũng bị chính phủ “đưa lên sân khấu”. Đối mặt với thực tế là hầu hết mọi người trong ngành cảnh sát đều ủng hộ phe Kiến Chế (thân Cộng), còn tư tưởng của mình lại khác, Tom cảm thấy mất hứng, có ý định từ chức cảnh sát và thậm chí bắt đầu nghĩ đến việc di cư.

Một sĩ quan cảnh sát khác là Peter, phụ trách công việc hậu cần tại đồn cảnh sát. Anh ủng hộ thành lập một ủy ban điều tra độc lập. Đối mặt với tình trạng khó khăn hiện nay, là một sĩ quan cảnh sát anh cảm thấy bất lực, mọi phong ba bão táp đều bắt nguồn từ việc chính phủ không xử lý thỏa đáng, biến cảnh sát nơi tiền tuyến thành bia đỡ đạn. Anh cũng đang có ý định từ chức.

Cựu nữ cảnh sát Khưu Vấn San, người từng làm việc trong lực lượng cảnh sát 11 năm đã từ chức vì bất mãn với bạo lực của cảnh sát. Khưu Vấn San nói: “Đại đa số sĩ quan cảnh sát đã bị mất kiểm soát và cảnh sát đã sử dụng vũ lực quá mức. Trong nhiều bức ảnh, cảnh sát được trang bị rất nhiều thiết bị, ‘phẩy tay’ một cái là có thể dễ dàng bắt được một ai đó, người ta đã đứng không vững rồi mà còn đánh người ta, thật quá đáng!”.

Cảnh sát Hồng Kông "làm phản" cởi đồng phục tham gia biểu tình (ảnh 3)
Sau khi Khưu Vấn San từ chức và rời khỏi lực lượng cảnh sát, cô đã thắng cử trong cuộc bầu cử Hội đồng quận. (Ảnh: NTDTV)

Trong một cuộc diễu hành với 2 triệu người tham gia vào tháng 6/2019, Khưu Vấn San được cử đến hiện trường để theo dõi những người biểu tình, những người biểu tình khi đi ngang qua đều hét to gọi cô là “hắc cảnh” (cảnh sát đen). Từ lúc đó, cô bắt đầu cảm thấy mình có thể đang “đứng nhầm bên”.

Điều khiến Khưu Vấn San càng thất vọng đó là vào ngày 21/7, một nhóm côn đồ mặc đồ trắng đã đánh đập người biểu tình một cách bừa bãi tại nhà ga Nguyên Lãng (Yuen Long), trong khi đó thì cảnh sát, các đồng nghiệp cũ của cô đã khoanh tay đứng nhìn. Cũng trong tháng đó, sau khi Khưu Vấn San từ chức và rời khỏi lực lượng cảnh sát, cô đã thắng cử trong cuộc bầu cử Hội đồng quận. Cô nói rằng cô sẽ tiếp tục phục vụ công chúng ở một lĩnh vực mới.

Minh Huy (Theo NTDTV)

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

Ad will display in 09 seconds

Người Việt đang khao khát điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

    Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

  • Người Việt đang khao khát điều gì?

    Người Việt đang khao khát điều gì?

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

    Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

    Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

x