Cận cảnh quá trình phát triển và ăn thịt côn trùng của cây bắt mồi

08/08/16, 11:07 Tri thức

Các cây bắt mồi có thể ăn mọi loài côn trùng, thậm chí cả chuột, ếch nhái chúng cũng không tha. Loài thực vật này sở hữu các loại bẫy tinh vi và khả năng cử động nhanh như chớp.

Nhà làm phim Chris Field đã cho thấy được thế giới xinh đẹp nhưng đầy nguy hiểm của cây bắt mồi qua video tua nhanh thời gian trên. Đoạn clip này mất hơn một năm để hoàn thành. Dưới đây là 7 loại cây bắt mồi phổ biến trên thế giới:

1. Cây gọng vó

sundew-flower

Cây gọng vó, tên khoa học là Drosera burmannii Vahl. Cây gọng vó có hơn 170 phân loài. Chúng là loài cây ăn thịt phổ biến trên thế giới, nó được tìm thấy trên hầu hết các châu lục ngoại trừ Nam Cực. Chúng sống trong các đầm lầy hay các bãi than bùn. Những chiếc lá của chúng có rất nhiều lông tuyến, ở đầu những lông tuyến này có một chất lỏng dính trông giống như một giọt nước giúp thu hút các loài côn trùng. Đó chính là cái bẫy.

Nếu côn trùng sa bẫy và cố gắng kháng cự thì sẽ chết trong vòng 15 phút do kiệt sức và do các chất nhầy bao quanh khiến chúng bị ngạt thở. Những chiếc lông tuyến của cây bắt đầu tiết ra chất tiêu hoá và con mồi sẽ bị ‘ăn’ hoàn toàn trong vòng một đến hai ngày. Trong thời gian đó, những chiếc lông tuyến sẽ không thực hiện bất kỳ kích thích hoá học nào khác và trở lại vị trí ban đầu của chúng. Sau khi nhấm nháp con mồi, những phần còn lại không được tiêu hoá của con mồi sẽ bị những luồng gió thổi bay.

2. Cây nắp ấm

b976159dead3f76fb59efbce81231664

Cây nắp ấm có tên khoa học là Nepenthes. Một số lá của chúng tạo thành hình ấm để bắt côn trùng. Bên trong lá hình ấm có lông răng. Đó là vòng tròn chứa các gai nhỏ hướng xuống dưới và bao quanh lối vào ấm. Ở phía trên ấm có một nắp để ngăn chặn nước mưa (nếu nước mưa vào quá nhiều thì các enzyme tiêu hóa sẽ bị hòa tan hết). Nắp có vô số tế bào trong và mờ nên côn trùng dễ lầm tưởng đó là một mảng của bầu trời.

Khi con mồi rơi vào lá, nắp sẽ nhanh chóng úp xuống để nó không thể thoát ra. Sau đó con mồi sẽ trượt xuống phần cuống lá, nơi có rất nhiều enzyme tiêu hóa đang chờ sẵn.

Đặc biệt, loài nắp ấm Nepenthes rafflesiana elongata đã phát triển thành một chỗ ngủ lý tưởng các con dơi nhỏ. Mối quan hệ này khiến đôi bên cùng có lợi: Dơi có chỗ nghỉ ngơi vào ban ngày và cây nắp ấm nhận chất dinh dưỡng từ phân chim.

Trong khi đó, loài nắp ấm Heliamphora có hình ống với thành rất trơn và chứa đầy nước mưa là nơi con mồi bị nhốt giữ bên trong. Loài thực vật này để thức ăn tự rơi vào bẫy và tiêu hóa các chất dinh dưỡng đã được phân hủy bởi chúng không có khả năng tiết ra dịch tiêu hóa.

3. Cây ăn thịt Bladderwort

2-little-floating-bladderwort

Cây Bladderwort được xem là thực vật ăn thịt phổ biến nhất với hơn 200 loài. Chúng là loài ăn thịt sống dưới nước hoặc những vùng đất ngập nước, có các bẫy giống như bong bóng nhỏ trên lá. Những chiếc bẫy có các van được thiết lập bởi nhiều tuyến, bên trong thân cây sẽ liên tục bơm nước ra ngoài, và nó sẽ tạo ra một áp lực bên trong cái túi của cây.

Khi con mồi đi ngang qua cây, mồi sẽ tạo ra một rung động nhỏ, và kích thích những sợi lông siêu nhạy cảm khiến bẫy hút nước và hút cả các con mồi. Tiếp theo nó sẽ tiết ra các chất men tiêu hóa để hòa tan xác con mồi, và các chất dinh dưỡng từ con mồi này sẽ được tiêu thụ trong vài giờ. Sau đó, loài cây lại mở ra và cho nước vào, bơm phồng cái bẫy như lúc ban đầu. Bladderwort có thể bắt tới 1.000 con mồi mỗi ngày. Mồi là các sinh vật như côn trùng, giun và động vật nhỏ dưới nước.

4. Bẫy ruồi Venus

3_1

Bẫy ruồi Venus có tên khoa học là Dionaea muscipula. Cây bắt ruồi Venus có những chiếc lá kỳ lạ với hai mảnh có khớp nối với nhau. Mỗi lá đều có mép gai nhọn. Nó bắt và tiêu hoá con mồi (phần lớn là các loài côn trùng và động vật thuộc lớp nhện) bằng cái bẫy được tạo nên từ chiếc lá. Hệ thống hoạt động của cái bẫy là sự kết hợp giữa sức đàn hồi, sức phồng và sự phát triển.

Loài cây này chỉ mọc ở vùng Carolina, Mỹ. Lá cây có hình hai nắp chai úp vào nhau với hàm răng tua tủa. Kích cỡ lá của cây có thể thay đổi và đạt kích thước cực đại vào mùa hè. Màu sắc của chúng rất đa dạng và sặc sỡ nhằm thu hút được nhiều loại côn trùng.

Bên trong lá cây là hai sợi tóc rất nhạy cảm. Chỉ cần côn trùng đậu và chạm vào hai sợi tóc này, lá cây lập tức ụp lại khiến cho côn trùng không thể thoát ra. Bên trong, chất phân hủy sẽ trào ra giết chết nạn nhân và biến chúng thành chất sinh dưỡng cho cây.

Tốc độ trung bình để bẫy sập là 0,2 giây, cây bắt ruồi mất khoảng 30 giây để nhận dạng con mồi và 72 tiếng để tiêu hóa chúng, sau đó, cái bẫy lại được mở ra và tái sử dụng. Thông thường, mỗi một cái bẫy hiếm khi bắt 3 con mồi trong suốt vòng đời của mình.

5. Cây hố bẫy

sarrahyb01003

Cây hố bẫy có tên khoa học là Sarracenia, thường sống trong các đầm lầy Bắc Mỹ. Lá cây này nằm sát mặt đất, mỗi lá có dạng một bao đài, phiến lá của cây có nắp sặc sỡ trong như cái dạ dày, ở trong “dạ dày” đó có nhiều tuyến tiết mật thu hút sâu bọ. Khi sâu bọ sa vào sẽ bị nhấn chìm trong chất lỏng mà cây tiết ra. Bên trong cái “dạ dày” cũng chứa dung dịch tiêu hoá gíông như cây nấp ấm.

Đặc biệt, khác với những loài cây cùng họ, Sarracenia mang trong mình một mùi hương khó chịu không khác gì nước tiểu của loài mèo.

6. Cây rong bắt mồi

bladderwort-trap-110215

Bẫy của cây rong bắt mồi Utricularia vulgaris khép lại nhanh gấp 100 lần so với cây bắt ruồi Venus, theo một nghiên cứu năm 2011 của Philippe Marmottant và các cộng sự. Các bẫy của loài cây này chỉ dài một vài milimét nhưng tạo ra một lực hút gấp 600 lần so với trọng lực, tóm bẫy các động vật giáp xác nhỏ dưới nước và những con mồi không may mắn khác.

7. Cây cỏ bơ

1

Loài cây này có tên gọi khoa học là Butterwort sống ở những khu vực ẩm ướt ở châu Mỹ, châu Âu và Bắc Á. Loài thực vật này sử dụng những chiếc lá có chất dính của mình để thu hút, bẫy và tiêu hoá côn trùng.

Những lỗ đặc biệt trên bề mặt chiếc lá tiết ra chất nhầy trông giống như những giọt nước trên bề mặt lá. Chính sự xuất hiện của những “giọt nước” này đã thu hút được sự chú ý của những con côn trùng đi tìm nước. Khi côn trùng đậu xuống, cây tiết ra nhiều chất nhầy hơn. Con mồi sẽ bị dính chặt và bọc trong đống chất nhầy này.

Tổng hợp

Ad will display in 09 seconds

Thế lực nào đã thao túng 2 cuộc chiến tranh thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Bộ tộc Kogi bí ẩn và những lời cảnh báo cho con người hiện đại

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

Ad will display in 09 seconds

Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

  • Thế lực nào đã thao túng 2 cuộc chiến tranh thế giới

    Thế lực nào đã thao túng 2 cuộc chiến tranh thế giới

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Bộ tộc Kogi bí ẩn và những lời cảnh báo cho con người hiện đại

    Bộ tộc Kogi bí ẩn và những lời cảnh báo cho con người hiện đại

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

    Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

    Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

  • Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

    Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

x