Cận cảnh 13,5 tấn vàng và hàng tỷ USD tiền mặt trong nhà quan tham Trung Quốc
Trong quá trình khám xét nhà cựu thị trưởng thành phố Cám Châu (Giang Tây, Trung Quốc), cảnh sát không chỉ phát hiện 13,5 tấn vàng mà còn tìm thấy một khoản lớn tiền mặt, ước tính lên tới hàng tỷ USD trong một căn hầm bí mật…
Ngày 6/9, cảnh sát Trung Quốc đã thực hiện lệnh bắt giữ đối với ông Trương Kỳ (Zhang Qi), Bí thư thành ủy Hải Khẩu (Hải Nam) để điều tra về hành vi ‘vi phạm kỷ luật nghiêm trọng’ trong vụ án tham nhũng gây chấn động dư luận thời gian gần đây.
Phát hiện 13,5 tấn vàng thỏi và một lượng lớn tiền mặt
Trong quá trình khám xét nhà ông Trương Kỳ, cảnh sát đã tìm thấy 13,5 tấn vàng dưới dạng thỏi cùng một lượng lớn tiền mặt trị giá 268 tỷ Nhân dân tệ được giấu kỹ trong một tầng hầm bí mật.
Cảnh sát sau đó đã phải điều động một số xe tải quân sự tới để chở tiền, vàng, tranh vẽ và đồ cổ thu được từ nhà vị Bí thư 57 tuổi này.
Ngoài ra, theo một nguồn tin chưa chính thức thì hiện ông Trương Kỳ cũng đang che giấu vài ngàn mét vuông bất động sản xa xỉ.
Hiện chưa rõ mức án mà ông Trương sẽ phải nhận nhưng hình phạt cao nhất mà vị Bí thư thành ủy phải đối mặt có thể là tử hình.
Được biết, căn biệt phủ rộng hàng ngàn mét vuông xa hoa lộng lẫy của ông Trương từ lâu đã lọt vào tầm ngắm của Ủy ban Chống tham nhũng Trung Quốc. Theo đó, Trương Kỳ đã là một trong những quan chức Trung Quốc mới nhất sa lưới, kể từ khi Chủ tịch Trung Quốc phát động cuộc chiến chống tham nhũng vào năm 2012.
Chiến dịch chống tham nhũng ‘đả hổ, diệt ruồi, săn cáo’
Kể từ năm 2012, thời điểm Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiến hành chiến dịch ‘đả hổ, diệt ruồi, săn cáo’ nhắm đến các quan chức tham nhũng mọi cấp của nước này, có tới hơn 1,3 triệu quan chức bị bắt giữ với cáo buộc tham nhũng.
Những cái tên máu mặt trong số này phải kể đến Tôn Chính Tài – cựu Bí thư thành uỷ Trùng Khánh, Chu Vĩnh Khang – cựu Bộ trưởng Công an, Bạc Hy Lai – cựu Bí thư Trùng Khánh.
Cuối tháng 12/2018, ông Tập Cận Bình tuyên bố rằng chiến dịch chống tham nhũng đã “giành được thắng lợi vang dội” nhưng nhiều chuyên gia lại khẳng định rằng, điều đó không đồng nghĩa với việc tham nhũng đã được đẩy lùi tại Trung Quốc hay Bắc Kinh sẽ nới lỏng chiến dịch chống tham nhũng của mình.
Ông Zhuang Deshui, chuyên gia về quản trị minh bạch tại Đại học Bắc Kinh nhận định, Chính phủ Trung Quốc “mới hoàn thành 60% mục tiêu đề ra trong việc chống tham nhũng” nhưng để hoàn tất 40% còn lại sẽ rất cam go, nhất là sau khi các quan tham “đã bắt đầu tìm cách đối phó với chiến dịch này bằng những thủ đoạn hối lộ hết sức tinh vi và kín đáo”.
Trương Kỳ (1961, Thọ Huyện, An Huy, Trung Quốc). Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hoài Nam, ông tham gia công tác đoàn ở trường, dần lên đến Phó rồi Bí thư Đoàn trường. 7 năm sau, Trương Kỳ chuyển về làm Phó Tổng giám đốc Cục mỏ Hoài Nam thuộc Bộ Công nghiệp Than.
Năm 1988, khi tỉnh Hải Nam được thành lập, trở thành Đặc khu kinh tế Hải Nam, Trương Kỳ ở tuổi 30 gia nhập đội quân 100 ngàn người tới Hải Nam lập nghiệp. Từ đó tới nay, ông Trương đã 28 năm liên tục công tác ở đây, thành danh rồi ‘ngã ngựa’.
Trương Kỳ từng giữ chức phó Bí thư thành ủy, Phó thị trưởng thành phố Tam Á của tỉnh Hải Nam, Giám đốc Sở du lịch tỉnh Hải Nam, Thị trưởng, Bí thư thành ủy thành phố Đam Châu trước khi được bầu vào Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Nam (9/2014).
Tháng 10/2014, Trương Kỳ giữ chức Ủy viên Thường vụ tỉnh ủy Hải Nam kiêm Bí thư thành ủy Tam Á; từ tháng 11/2016 chuyển sang giữ chức Bí thư thành ủy Hải Khẩu cho đến khi bị bắt.
Khi chưa bị bắt, trong các bài phát biểu, Trương Kỳ luôn nói rằng, việc giữ gìn niềm tin lý tưởng, đạo đức cách mạng. Nhất là khi nói về vấn đề tham nhũng, ông luôn nhấn mạnh: “Muốn rèn thép thì búa đe phải cứng, các cán bộ kiểm tra kỷ luật đảng ở tuyến đầu của cuộc đấu tranh chống tham nhũng phải giữ mình thật nghiêm trước khi bắt người khác giữ nghiêm”.
Vũ Tuấn (t/h)