Cái chết bí ẩn của nhà báo Nepal sau khi vạch trần sự xâm chiếm lãnh thổ của ĐCSTQ
Gần đây, Balram Baniya – một nhà báo 50 tuổi đến từ Nepal, đã được phát hiện tử vong gần Dự án Thủy điện Mando, huyện Makawanpur. Trước khi qua đời, Baniya đã từng vạch trần việc chính quyền Trung Quốc chiếm đóng làng Rui của Nepal.
Cái chết bí ẩn sau khi vạch trần sự xâm lấn lãnh thổ của Trung Quốc
Thi thể của Baniya được phát hiện trôi trên sông. Sau khi thu nhận và phục hồi thi thể, cảnh sát đã mất một ngày để xác nhận danh tính của ông. Lần liên lạc cuối cùng của Baniya là với văn phòng nơi ông làm việc. Vị nhà báo bỏ lại vợ và và 2 người con.
Baniya dành phần lớn sự nghiệp làm việc tại cơ quan truyền thông Kantipur Daily. Tại đây, ông chuyên đưa tin về bộ máy quan liêu, chính trị, quản trị,…
Hari Bahadur Thapa – cựu biên tập viên tin tức của Kantipur Daily chia sẻ với Kathmandu Post: “Anh ấy là một trong những nhà báo hiếm hoi tận tâm với nghề của mình… Anh ấy là một trong số ít các nhà báo có hiểu biết sâu sắc về hệ thống quan liêu, quản trị và thể chế chính trị của Nepal”.
Lần vạch trần gần đây nhất của Baniya gây xôn xao dư luận, là một bài viết về việc chính quyền Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ Nepal.
Nepalese journalist Balaram Baniya, who stoked a huge controversy following his story in June on Chinese encroachments, has been found dead under mysterious circumstances.
Senior journalist @arzoo_hamal joins with more details from Kathmandu@akankshaswarups pic.twitter.com/KoBGG2WsIB
— WION (@WIONews) August 13, 2020
Làng Rui đã ký thác tài sản đất đai với chính phủ Nepal. Nhưng trước sự xâm lược của quân đội Trung Quốc, phần đất tại khu vực giờ đây đã bị sáp nhập vào vùng lãnh thổ Tây Tạng.
Cột 35 từng là ranh giới giữa làng Rui của Nepal và vùng Samdo của Tây Tạng. Tuy nhiên, công tác trùng tu tại ngôi làng đã đặt nhầm cột ranh giới, khiến khu vực trở thành một phần đất của Trung Quốc.
Liên đoàn nhà báo Nepal (FNJ) đã yêu cầu chính phủ tiến hành một cuộc điều tra gắt gao, và công khai sự thật về cái chết của nhà báo Baniya.
Ajaya Babu Shiwakoti – Tổng thư ký của Liên minh Báo chí Nepal tin rằng: Cái chết của Baniya rất có thể liên quan đến một số bài báo “tin tức to gan” mà ông đưa tin. Diễn đàn Tự do, một tổ chức phi chính phủ về nhân quyền hoạt động tại Nepal, cũng đã kêu gọi tiến hành điều tra công bằng và nghiêm túc về cái chết của vị nhà báo. Theo các đồng nghiệp của Baniya, ông là một người trung thực, hòa nhã và tuân thủ nghiêm ngặt đạo đức nghề nghiệp. Là một người ăn nói nhẹ nhàng, Baniya cũng từng giữ chức vụ thư ký của FNJ.
Cục Khảo sát Bộ Nông nghiệp Nepal cho biết: Chính quyền Trung Quốc đã chiếm đóng trái phép nhiều phần đất thuộc 7 huyện tại quốc gia. Báo cáo cảnh báo rằng, chính quyền Bắc Kinh đang tiếp tục xâm chiếm Nepal.
HIện chính phủ Nepal vẫn chưa lên tiếng về vấn đề Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp, do quốc gia này quá phụ thuộc vào chính quyền Bắc Kinh về nguồn ngân quỹ và các dự án phát triển.
Quyền tự trị rơi vào thế nguy
Một báo cáo của tổ chức Global Watch Analysis cảnh báo rằng: Sức ảnh hưởng mạnh mẽ của chính quyền Trung Quốc tại Nepal, đang dần khiến quyền tự trị của quốc gia này rơi vào nguy hại nghiêm trọng.
Nhiều nguồn tin cho biết, ĐCSTQ đã hối lộ toàn bộ giới chính trị của Nepal, đặc biệt là những quan chức yếu kém về tài chính. Do đó, các chính trị gia Nepal ngày càng có lập trường ủng hộ Trung Quốc trong mọi vấn đề quốc tế.
Điều đó thể hiện rõ khi Trung Quốc lên án động thái của chính quyền Mỹ, thực hiện các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Venezuela, thì đảng cầm quyền Nepal cũng công khai lên án chính quyền Washington.
Đây là lần đầu tiên Nepal có quan điểm chống lại các chính sách của Hoa Kỳ tại Nam Mỹ. Tình trạng người di cư Tây Tạng cũng đang dần trở nên tồi tệ hơn tại Nepal. Trước đó, người di cư có thể chuyển đến Ấn Độ hoặc một số quốc gia khác. Nhưng hiện tại, chính quyền Nepal đe dọa sẽ trục xuất người Tây Tạng về Trung Quốc. Động thái này khiến nhóm người nhập cư vô cùng lo sợ.
Việc ám sát có nhắm đến mục tiêu nào chăng?
Ngày 28/8, Trần Chi Hán – cựu võ sĩ MMA người Đài Loan, nổi tiếng trên mạng với biệt danh “Quán trưởng” là một người chống ĐCSTQ, đã bị bắn trọng thương.
Người gây án là Lưu Thừa Hạo – 23 tuổi đã đến đồn cảnh sát để đầu thú ngay sau khi bắn Trần Chi Hán. Lưu thú nhận rằng, khẩu súng gây án là do một người bạn đã giao cho và bảo anh ta làm thế, nhưng khi các kiểm sát viên truy tìm “người bạn” mà Lưu đã khai, thì phát hiện người đó đã chết.
Quán Trưởng là người nổi tiếng trong việc chống lại truyền thông đỏ của chính quyền Trung Quốc. Anh nhận thấy ĐCSTQ đang không ngừng thao túng truyền thông ở Đài Loan, để gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử, tìm mọi cách để nâng Hàn Quốc Du (phe Quốc Dân Đảng thân ĐCSTQ) lên, và hạ bệ Thái Anh Văn – đương kiêm Tổng thống Đài Loan, nên anh đã quyết tâm chống ĐCSTQ cho đến cùng.
Trước đây, trong một cuộc phỏng vấn với kênh Youtube “Trung Quốc không kiểm duyệt”, khi được hỏi liệu có bị tấn công khi không ngừng chỉ trích ĐCSTQ hay không? Quán Trưởng đã trả lời rằng: “Công việc làm ăn của tôi bị ảnh hưởng, tôi mất gần hết tài trợ, tháng nào cũng mất hàng triệu Đài tệ, nhưng tôi không để tâm. Hiện giờ tôi bỏ công tìm hàng Đài Loan rồi đem bán, cũng khá ổn. Vẫn kiếm được tiền, đồng thời không ngại hạn chế của ĐCSTQ”
Việt Anh (t/h)