Cải cách thuế của TT Trump giúp nước Mỹ đi trên con đường vĩ đại trở lại?

13/11/18, 15:59 Kinh tế, Thế giới

Đã gần một năm trôi qua kể từ khi chương trình cải cách thuế của Tổng thống Donald Trump được thông qua. Những người chỉ trích lúc đó cho rằng chính sách này sẽ chỉ là cốc nước đường có tác dụng tẩm bổ hạn chế khi nền kinh tế đang đà phục hồi tốt, thậm chí gây tác dụng phụ bởi hệ quả của việc FED tăng lãi suất. Tuy nhiên, diễn biến thực tế lại cho thấy điều ngược lại…

Tổng thống Trump cùng các nghị sĩ Đảng Cộng hòa chúc mừng Dự luật cải tổ thuế được Quốc Hội thông qua ngày 20/12/2017. (Ảnh qua Imgur)
Tổng thống Trump cùng các nghị sĩ Đảng Cộng hòa chúc mừng Dự luật cải tổ thuế được Quốc Hội thông qua ngày 20/12/2017. (Ảnh qua Imgur)

Trong 4 quý qua, kinh tế Mỹ đều tăng trưởng với tốc độ ít nhất là 3%. Vào tháng 9, lạm phát đã lần đầu tiên đạt ngưỡng mục tiêu 2% kể từ khi FED đặt ra mục tiêu này vào năm 2012. Tỷ lệ thất nghiệp Mỹ hiện ở mức 3,7%, thấp nhất trong 48 năm qua. Đằng sau những con số ấy còn là một cách nhìn khác về khái niệm “công bằng”…

  1. Đạo luật cải cách thuế và việc làm của Trump cải cách những gì?

Nội dung cải cách lớn nhất là cắt giảm thuế thu nhập doanh nghiệp liên bang từ ​35% xuống còn 21%; ngoài ra thuế thu nhập cá nhân được cắt giảm ở một số phân khúc (mức thuế).

Cải cách thuế lần này của ông Trump có nhiều điểm tương đồng với công cuộc cải cách thuế của Tổng thống Ronald Reagan trong thập kỷ 1980. Thời điểm đó, mức tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ bình quân 2,7%, lạm phát tăng cao, lãi suất Fed ở mức hai con số.

Năm 1986, tăng trưởng kinh tế đạt 3,5%, lãi suất cho vay khoảng 6% với lạm phát 1,1%. Tương tự như giai đoạn này, chính sách của Tổng thống Reagan lúc đó nhắm vào cải cách thuế, giảm mạnh thuế doanh nghiệp và thuế thu nhập dựa trên quan điểm kinh tế học ​rằng ​sự phát triển kinh tế cải thiện tốt khi tỉ lệ thuế cận biên đủ thấp để thúc đẩy sự đầu tư, sau đó sẽ kéo theo sự phát triển kinh tế gia tăng, việc làm và tiền lương tăng cao hơn.

Vào thời điểm đó, các nhà kinh tế học và phe bảo thủ đã chỉ trích rằng, liệu tăng trưởng kinh tế Mỹ khi đó có bù được khoản thâm hụt ngân sách lớn hay không? Và câu hỏi này lại tiếp tục được lặp lại với cuộc cách mạng cải cách thuế của Tổng thống Donald Trump.

Thực tế cho thấy, chính sách kinh tế của Reagan đã phục hồi mạnh mẽ nền kinh tế Mỹ, giảm gánh nặng nợ công trong trung và dài hạn, giảm nhanh và bền vững tỷ lệ thất nghiệp. Với cải cách lần này của ông Trump, tính toán dưới đây của tổ chức Tax Foundation của Mỹ dựa trên các mô hình định lượng kinh tế cho thấy nó có thể đem lại hiệu quả trong nhiều năm tới, chứ không phải chỉ là một liều thuốc bổ nhất thời.

  1. Tác động của Đạo luật với tăng trưởng kinh tế, việc làm và nợ công – các con số biết nói

Trong báo cáo tác động của Đạo luật cắt giảm thuế và việc làm lên tăng trưởng kinh tế của tổ chức Tax Foundation, kết quả ứng dụng mô hình kinh tế lượng dự báo về thuế và tăng trưởng trong báo cáo chỉ ra rằng cải cách thuế của Mỹ trong dài hạn 2018-2027, làm giảm thuế suất biên và chi phí vốn, là động lực hỗ trợ GDP tăng thêm tới 3,7% (trong đó riêng khu vực doanh nghiệp đóng góp vào 3,3% GDP tăng thêm), lương bình quân của người lao động tăng thêm 2,9%, tăng quy mô vốn lên 9,9% và tạo thêm 925.000 việc làm chính thức.

Kết quả hình ảnh cho technicien en genie industriel
Công nhân Mỹ đang hưởng lợi khi nền kinh tế tăng trưởng nhanh. (Ảnh minh họa qua topclassactions.com)

Không những vậy, về lo ngại gia tăng thâm hụt ngân sách và nợ công cũng giảm đáng kể khi kết quả tính toán của báo cáo này cho thấy chương trình cải cách thuế sẽ tạo thêm 1,26 nghìn tỷ USD thu nhập cho liên bang (các kết quả này là tăng thêm do cải cách thuế so với phương án không cải cách). Số liệu thống kê của báo cáo cũng chỉ ra rằng, nhờ cải cách thuế mà thu nhập bình quân sau thuế sẽ tăng 1,2% cho những người đóng thuế (cả doanh nghiệp và cá nhân) và làm tăng 4,5% thu nhập sau thuế cho nhóm 1% người giàu nhất trong 10 năm tới.

Ở chiều ít lạc quan hơn, các chuyên gia lo ngại tăng trưởng nhanh cũng sẽ đẩy nhanh tốc độ mà Cục Dự trữ Liên bang (Fed) tăng lãi suất để ngăn chặn nền kinh tế từ quá nóng. Mô hình của Fed cho thấy nếu thâm hụt ngân sách do giảm thuế ở mức 1% GDP thì sẽ làm lãi suất tăng 0,4 điểm phần trăm. Bản thân Fed phát đi thông điệp rằng NHTW không muốn tăng trưởng kinh tế quá nóng, mà chỉ quan tâm đến Đạo luật thuế trong phạm vi ảnh hưởng tới lạm phát và việc làm.

Tuy nhiên mọi đánh giá cần đặt trong bối cảnh hiện tại của nền kinh tế. Lãi suất điều hành của Fed đã cắt giảm mạnh gần về 0% sau giai đoạn khủng hoảng 2007-2008, trong 10 năm qua mới tăng được 1%, lên tới 1,25 – 1,5% nhờ tăng trưởng kinh tế Mỹ khởi sắc hơn vào năm 2016-2017. Vì vậy, nếu đặt trong bối cảnh hầu hết các nền kinh tế lớn đều nới lỏng tiền tệ quá mức trong cả một thập kỷ qua, trong đó có Mỹ, để kích thích tăng trưởng nhưng kết quả là tăng trưởng vẫn trì trệ, lạm phát thấp hơn nhiều so với kỳ vọng, giá cả hàng hóa thế giới suy giảm, cầu tiêu dùng giảm mạnh… thì việc Fed tăng lãi suất là một dấu hiệu không bi quan với nền kinh tế.

Ở một khía cạnh nào đó, việc này còn làm giảm dấu hiệu của một cuộc khủng hoảng tài chính mới do dòng tiền quá lớn (nhờ lãi suất thấp) bơm vào nền kinh tế thông qua các chính sách tiền tệ nới lỏng trong nhiều năm qua. Thêm vào đó, bất chấp chính sách tiền tệ nới lỏng, chính sách tài khóa tăng cường mở rộng tại Mỹ cũng như nhiều nền kinh tế lớn khác, lạm phát vẫn luôn thấp hơn nhiều so với kỳ vọng. Trong một bối cảnh như vậy, việc tăng trưởng tốt lên cũng khó có thể gây những xáo trộn lớn, đột ngột về lạm phát.

  1. Một cách nhìn khác về khái niệm “công bằng”

Thuế luôn là công cụ tối ưu của mọi chính phủ trong việc phân phối, điều tiết lại nguồn lực. Một chính sách thuế tốt, ở mức hợp lý với trình độ phát triển, cấu trúc và quy mô của nền kinh tế đó, sẽ tạo động lực các thành phần, các thực thể tham gia vào nền kinh tế như khuyến khích đầu tư, khuyến khích tiêu dùng, nhờ đó việc làm tăng, sản lượng tăng, tiêu dùng tăng, thu nhập bình quân của người dân tăng…

Ngược lại, một chính sách thuế quá hà khắc với mức thuế cao sẽ triệt tiêu động lực đầu tư và tiêu dùng của doanh nghiệp và dân cư; bề ngoài dường như Chính phủ tước đi phần của cải của người giàu, chia lại cho người nghèo thông qua phúc lợi xã hội. Nhưng thực tế, chính phủ chỉ có cơ hội tăng thu trong ngắn hạn, mất cơ hội tăng nguồn thu bền vững hơn nhờ vào tăng trưởng kinh tế, người dân mất đi cơ hội việc làm, tăng thu nhập – quay trở lại Chính phủ tăng chi phúc lợi xã hội cho nhóm dân cư thất nghiệp; tạo thành vòng luẩn quẩn kìm hãm tăng trưởng của cả xã hội.

Phúc lợi xã hội (trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp xã hội, y tế) hiển nhiên luôn là yêu cầu cấp thiết, là ưu điểm của xã hội hiện đại, nơi những cư dân mất sức lao động, những hoàn cảnh khó khăn được chăm sóc đầy đủ; là một trong những tiêu chuẩn của một nền kinh tế phát triển. Nhưng ngược lại, phúc lợi xã hội quá mức cũng tạo ra những mặt trái suy giảm đạo đức xã hội, tạo ra gánh nặng lớn với tăng trưởng và ổn định kinh tế.

Bản chất của phúc lợi xã hội quá mức không tạo ra công bằng theo đúng chân giá trị của nó đó là: thu nhập và điều kiện sống nên được hưởng theo khả năng lao động của mỗi cá nhân. Bởi vậy, tạo thêm việc làm dài hạn, bền vững trong nền kinh tế quan trọng và hiệu quả với xã hội hơn nhiều so với việc tăng thuế từ người giàu, tầng lớp trung lưu để tăng phúc lợi xã hội; việc đó vô hình chung sẽ tước đi cơ hội của nhóm người được hưởng phúc lợi xã hội này.

Các con số dự báo vĩ mô từ nhiều tổ chức, chuyên gia kinh tế cho thấy chương trình cải cách thuế của ông Trump và Đảng Cộng hòa không chỉ giúp tầng lớp dân cư giàu có được giảm thuế, hưởng lợi mà chính là đem lại nhiều lợi ích hơn nữa cho các tầng lớp trung lưu, cho những người khó khăn cần việc làm, những người có khả năng đóng góp sức lao động, trí tuệ vào nền kinh tế, từ đó những giai tầng còn khó khăn khác của xã hội như người tàn tật, người già cô đơn… cũng có cơ hội hưởng phúc lợi xã hội tốt hơn do tăng trưởng kinh tế khá hơn. Đ​ó chính là “công bằng” tốt nhất cho người dân và nước Mỹ. Đó cũng là một trụ cột trong lời hứa tranh cử của Trump để đưa nước “Mỹ vĩ đại trở lại”…

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Đạo luật cắt giảm Thuế và Việc làm của Mỹ năm 2017;
  2. Preliminary Details and Analysis of the Senate’s 2017 Tax Cuts and Jobs Act, Tax Foundation, Tháng 11 năm 2017.

 

Anh Minh

Anh Minh

CTV trang TinhhHoa.net: Nhà báo hơn 10 năm cầm bút với hàng loạt bài phân tích và bình luận giúp độc giả có góc nhìn thú vị hơn về các sự kiện đã đang và sẽ diễn ra tại VN và trên thế giới.

Ad will display in 09 seconds

Làm gì khi quỷ lộng hành?

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Những lời khuyên đắt giá của Donald Trump giúp bạn thành công và giàu có

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Chú rồng nhỏ đến từ phương Đông

Ad will display in 09 seconds

10 điều cần làm để được may mắn, bình an

Ad will display in 09 seconds

Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

Ad will display in 09 seconds

Tố chất của người có giáo dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Làm gì khi quỷ lộng hành?

    Làm gì khi quỷ lộng hành?

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Những lời khuyên đắt giá của Donald Trump giúp bạn thành công và giàu có

    Những lời khuyên đắt giá của Donald Trump giúp bạn thành công và giàu có

  • Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

    Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Chú rồng nhỏ đến từ phương Đông

    Chú rồng nhỏ đến từ phương Đông

  • 10 điều cần làm để được may mắn, bình an

    10 điều cần làm để được may mắn, bình an

  • Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

    Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

  • Tố chất của người có giáo dưỡng

    Tố chất của người có giáo dưỡng

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

x