Bộ phim kinh dị “The Capture” của BBC đã tiên tri về tình hình Trung Quốc ngày nay

08/01/20, 11:25 Trung Quốc

Những ngày đầu năm 2020 có lẽ là khoảng thời gian tốt để nhìn lại một năm 2019 vừa qua, một trong những điều mà chắc nhiều người quan tâm đó là bàn luận về tính chính xác của những dự ngôn về năm cũ, đặc biệt là khi nó lại được ẩn dụ trong một tác phẩm nghệ thuật. Bộ phim kinh dị “The Capture” của BBC chính là một ‘dự ngôn’ như thế.

Bộ phim kinh dị “The Capture” của BBC đã tiên tri về tình hình Trung Quốc ngày nay (ảnh 1)
Bộ phim kinh dị “The Capture” của BBC đã tiên tri về tình hình Trung Quốc ngày nay. (Ảnh: BBC)

Các nhà phê bình châu Âu và Mỹ đã gọi năm 2019 là một năm “phóng túng” của phim truyền hình. Có lẽ do lối sống của khán giả đã thay đổi, chủ yếu là xem phim trên Ipad hoặc máy tính; hoặc có lẽ thị trường phim ảnh thế giới không còn như xưa nữa, những tác phẩm có quy mô lớn, thiếu tính nhân văn, chỉ chú trọng vào tác động trực quan như các phim về rô-bốt, khoa học viễn tưởng, người ngoài hành tinh hay Marvel… đã trở nên bão hòa.

Các nhà biên kịch và đạo diễn tài năng đều dần “lấn sân” sang sản xuất phim truyền hình với lượng khán giả lớn hơn. Cộng thêm hiệu ứng hình ảnh không thua kém gì ngoài rạp, vì vậy xem những bộ phim truyền hình vừa gần gũi với cuộc sống lại thực tế hơn, đây đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người hiện đại.

Ngoài ra, hoạt động sản xuất phim truyền hình năm 2019 có thể nói là đa dạng hóa và toàn cầu hóa. Netfix đã sản xuất và ra mắt thành công các tác phẩm mang đặc điểm văn hóa và dân tộc địa phương ở khắp các quốc gia trên thế giới như Hàn Quốc, Anh, Pháp, Đức..

Phim “Chernobyl” (nói về thảm hoạ hạt nhân ở Chernobyl ngày 26/4/1986) của HBO đã được đón nhận nồng nhiệt trong giới phê bình phim, giới sản xuất phim và đông đảo khán giả, đây là một bộ phim với đề tài rất nghiêm túc, mang tính nghệ thuật và có tỷ lệ người xem cao.

“The Capture” đào sâu vào các vấn đề chính trị, xã hội một cách sắc bén

Theo một đánh giá của The Guardian hồi tháng 10/2019: Ngày nay mọi người đều bàn luận về “The Capture”. Bộ phim kinh dị liên quan đến mạng lưới giám sát của nhà biên kịch kiêm đạo diễn Ben Chanan, là một trong những bộ phim được chuẩn bị công phu nhất trong những năm gần đây và cũng là một trong những bộ phim khiến khán giả mãn nhãn nhất.

Trong tập 1 và tập 2 của “The Capture”, kịch tính đã được đẩy lên cao trào, khiến trái tim của người xem như bị bóp nghẹt, tương tự như bộ phim “Bodyguard” năm 2018 có xếp hạng tốt nhất Âu Mỹ và có tỷ lệ người xem cao nhất BBC, đây là tác phẩm sắc nét và thực tế nhất theo sát nhịp điệu của thời đại, chỉ ra những cái sai và khuyên răn mọi người “cải tà quy chính”.

Nếu “Bodyguard” năm 2018 giành được sự công nhận của cả cựu thủ tướng Anh – Theresa Mary May, và là một bộ phim truyền hình gần gũi nhất với môi trường thực tế của các nhà lãnh đạo chính trị châu Âu, Châu Mỹ cho đến nay, thì “The Capture” là một sự phản ánh sâu sắc nhất cử nhất động về mặt lý luận chính trị và đạo đức do công nghệ giám sát cao cấp của con người mang lại.

Nam diễn viên chính trong bộ phim này là Shaun Emery – một người lính đã chiến đấu ở Afghanistan. Mở đầu bộ phim, sự kịch tính đã được “lên dây cót”: Người lính đen đủi nhờ các bằng chứng phân tích khoa học của chuyên gia kiểm soát giọng nói mà nữ luật sư bào chữa cho anh ta có được, đã dễ dàng thoát khỏi tội giết người có chủ ý trong chiến tranh.

Bộ phim kinh dị “The Capture” của BBC đã tiên tri về tình hình Trung Quốc ngày nay (ảnh 2)
Người lính đen đủi nhờ các bằng chứng phân tích khoa học của chuyên gia kiểm soát giọng nói mà nữ luật sư bào chữa cho anh ta có được, đã dễ dàng thoát khỏi tội giết người có chủ ý trong chiến tranh. (Ảnh: BBC)

Nhưng bất ngờ vào đêm tòa tuyên án anh ta vô tội và được phóng thích, viên cảnh sát theo dõi camera đường phố ở London đã chứng kiến cảnh anh ta thô bạo lôi kéo nữ luật sư biện hộ, sau đó nữ luật sư bị mất tích, điều này đã khiến nữ cảnh sát đầy tham vọng mới nổi là Rachel Carey ra sức điều tra, cô sử dụng bằng chứng video để kết luật rằng nhân vật nam chính là nghi phạm che giấu hoặc thậm chí đã giết chết nữ luật sư.

Bộ phim chỉ vẻn vẹn có 6 tập, nhưng tình huống được đảo ngược liên tục. Đầu tiên nữ cảnh sát Rachel Carey nhận thấy rằng video trực tiếp tại hiện trường đã bị “gài bẫy”, vì vậy cô muốn giúp người lính đó rửa sạch tội danh, nhưng thế lực chính trị đằng sau vụ việc muốn chôn vùi vụ án coi như chưa xảy ra. Tuy nhiên, nhân vật nam chính – người đã tìm ra chân tướng sự việc vì muốn bảo vệ cho sự an toàn của cô con gái bé bỏng, đã thỏa hiệp với thế lực đen tối và bị giam trong nhà tù một cách oan uổng.

Mùa đầu tiên của bộ phim này sẽ kết thúc với tình tiết nữ cảnh sát phân vân giữa tuyên chiến với thế lực đen tối hay là thông đồng với chúng? Hiện tại vẫn là một ẩn số lớn, đây có lẽ là bộ phim truyền hình Anh được mong đợi nhất năm 2020.

Bộ phim kinh dị này đã khắc họa cho chúng ta một thế giới tin tức giả khi mà các video giám sát khắp phố đều có thể bị ngụy tạo, sinh mệnh mỗi cá thể đều có thể bị các thế lực đen tối, tin tặc, các cơ quan tình báo thậm chí là chính phủ “gài bẫy”, và một thời đại “đen tối” khi con người không con tin tưởng lẫn nhau nữa.

“Chúng ta vẫn có thể tin vào những gì chúng ta thấy bằng chính mắt mình chứ?” – Đây là suy nghĩ triết học mà bộ phim này muốn gửi gắm cho chúng ta – những con người hiện đại sống trong một xã hội được bủa vây bởi hệ thống giám sát.

Nếu công nghệ cao rơi vào tay thế lực đen tối mà không có khái niệm đạo đức, đó sẽ là một điều khủng khiếp với xã hội và mọi sinh mệnh quý giá: “Bạn không giết người, nhưng họ lại có thể ngụy tạo ra bằng chứng video ‘bạn giết người’”.

Sẽ khủng khiếp biết bao nếu công nghệ cao như vậy rơi “vào túi” của một chế độ độc tài như Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Thật không may, tình huống tương tự có lẽ đã xảy ra ở Hồng Kông và Trung Quốc Đại lục

Theo nhiều phương tiện truyền thông đưa tin, hệ thống giám sát dữ liệu lớn có mặt khắp nơi của ĐCSTQ đã mở rộng sang Hồng Kông. Các phương tiện truyền thông xã hội lan truyền thông tin rằng, cảnh sát Hồng Kông dựa vào hệ thống nhận diện khuôn mặt để bắt người. Đảng dân chủ Demosistō đăng trên Facebook tiết lộ rằng, cột đèn thông minh bị nghi ngờ được trang bị hệ thống giám sát “Skynet” của ĐCSTQ.

Ngày 23/10/2019, Bloomberg News dẫn lời của một người trong cuộc giấu tên nói rằng, vài năm trước cơ quan thực thi pháp luật của Hồng Kông đã có thể sử dụng phần mềm trí tuệ nhân tạo, phần mềm này cho phép ghép khuôn mặt trong bất kỳ video nào vào cơ sở dữ liệu của cảnh sát.

Ngày 24/10/2019, phó tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence trong lần phát biểu thứ 2 về chính sách đối phó với Trung Quốc đã nói, ngày nay ĐCSTQ đang xây dựng một quốc gia giám sát chưa từng có trong lịch sử thế giới. Hàng trăm triệu camera giám sát quét xuống từ mọi góc độ. Các nhóm dân tộc thiểu số đã phải vượt qua các trạm kiểm soát ngẫu nhiên, cảnh sát yêu cầu lấy mẫu máu, dấu vân tay, ghi âm, chụp ảnh phần đầu ở nhiều góc độ và thậm chí là quét mống mắt.

Mỹ và các quốc gia khác sử dụng công nghệ giám sát để theo dõi những kẻ khủng bố hoặc trùm ma túy, còn ĐCSTQ muốn dùng chúng để theo dõi tất cả mọi người.
Mỹ và các quốc gia khác sử dụng công nghệ giám sát để theo dõi những kẻ khủng bố hoặc trùm ma túy, còn ĐCSTQ muốn dùng chúng để theo dõi tất cả mọi người. (Ảnh: TechTalk)

Thời báo New York đưa tin chỉ ra rằng, Mỹ và các quốc gia khác sử dụng công nghệ giám sát để theo dõi những kẻ khủng bố hoặc trùm ma túy, còn ĐCSTQ muốn dùng chúng để theo dõi tất cả mọi người.

Trong chương trình “HARDtalk” đàm thoại về tình hình chính trị đương thời của BBC vào ngày 5/12/2019, khi nói chuyện với Đại sứ của ĐCSTQ tại Anh là Lưu Hiểu Minh, người dẫn chương trình đã thẳng thừng nói: “Mọi suy nghĩ và nhất cử nhất động của cư dân Trung Quốc đều bị theo dõi”.

“Tôi muốn chỉ ra rằng, đến năm 2022 tại Trung Quốc, một camera sẽ giám sát hai người. Trung Quốc có 1,4 tỷ người, thật là một ‘xã hội giám sát’ ngoài sức tưởng tượng”.

“The Capture” của BBC có lẽ là một phép ẩn dụ. Trong năm 2020, Hồng Kông, Tân Cương sẽ được chú ý đến nhiều hơn, những sự thật đáng sợ chưa từng được tiết lộ dưới bàn tay cai trị “hắc ám” của ĐCSTQ có thể sẽ ào ạt tuôn trào ra ngoài như thuỷ triều.

Minh Huy (Theo Secretchina)

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

Ad will display in 09 seconds

Trong lòng bạn như thế nào thì cuộc sống chính là như thế đó

Ad will display in 09 seconds

Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

Ad will display in 09 seconds

Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

Ad will display in 09 seconds

Thế gian điều gì đáng sợ nhất?

Ad will display in 09 seconds

Donor - Một câu chuyện có thật

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

    Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

  • Trong lòng bạn như thế nào thì cuộc sống chính là như thế đó

    Trong lòng bạn như thế nào thì cuộc sống chính là như thế đó

  • Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

    Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

  • Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

    Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

  • Thế gian điều gì đáng sợ nhất?

    Thế gian điều gì đáng sợ nhất?

  • Donor - Một câu chuyện có thật

    Donor - Một câu chuyện có thật

  • Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

    Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

x