Bộ ba “Hồ, Chu, Ôn” vắng mặt tại tang lễ Lý Bằng, nguyên nhân sâu xa là gì? 

01/08/19, 11:59 Trung Quốc

Ngày 29/7, tại Nghĩa trang Bát Bảo Sơn ở Bắc Kinh, lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình đã tổ chức tang lễ trang nghiêm với quy cách cao nhất cho Lý Bằng. Tuy nhiên, nhiều người sau đó đã nhanh chóng phát hiện, tình hình có gì đó khác thường.

Ngày 29/7, tang lễ của cựu Thủ tướng ĐCSTQ Lý Bằng được tổ chức tại Bắc Kinh, 7 thành viên của Ủy ban Thường vụ Cục chính trị ĐCSTQ, Phó Chủ tịch ĐCSTQ Vương Kỳ Sơn và cựu Tổng Bí thư Giang Trạch Dân đều có mặt tại tang lễ.

Tập Cận Bình tại tang lễ của Lý Bằng. (Ảnh cắt từ video của CCTV)
Tập Cận Bình tại tang lễ của Lý Bằng. (Ảnh cắt từ video của CCTV)

Tuy vậy, nhiều nhà quan sát sau đó đã phát hiện, ông Chu Dung Cơ – người kế nhiệm Lý Bằng và là cộng sự với ông Giang Trạch Dân, và ông Ôn Gia Bảo – cựu Thủ tướng thời Hồ Cẩm Đào chấp chính, cũng đều vắng mặt tại tang lễ, qua đó dấy lên nhiều suy đoán bên ngoài.

Bộ ba ‘Hồ, Chu, Ôn’ vắng mặt tại tang lễ Lý Bằng

Thông cáo của Tân Hoa Xã và video được chính thức công bố sau khi kết thúc lễ viếng vài tiếng đồng hồ. Ông Tập Cận Bình dẫn đầu toàn thể Thường uỷ Bộ Chính trị gồm ông Lý Khắc Cường, Lật Chiến Thư, Uông Dương, Vương Hộ Ninh, Triệu Nhạc Tế, phó chủ tịch ĐCSTQ Vương Kỳ Sơn đến phúng viếng. Cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân, người được đồn đoán liệu có đến tham dự tang lễ hay không, đã được 2 người dìu vào tham dự. 

Vị cựu lãnh đạo ĐCSTQ đã lâu không lộ diện này, mặc cho sức khoẻ suy yếu nghiêm trọng nhưng vẫn đích thân tới tham dự tang lễ, ít nhiều cũng khiến cho người ta thấy kinh ngạc và kỳ lạ; tuy nhiên, điều khiến người ta cảm thấy kinh ngạc hơn đó là, một vị cựu Tổng Bí thư ĐCSTQ khác không xuất hiện – ông Hồ Cẩm Đào. 

Các phương tiện truyền thông chính thức cho biết: “Ông Hồ Cẩm Đào ở nơi khác gửi vòng hoa đến, để bày tỏ sự tiếc thương đối với đồng chí Lý Bằng”. Nếu ông Hồ Cẩm Đào không bị bệnh nặng, thì có lẽ ngồi chuyên cơ đến tham dự tang lễ là không thành vấn đề, nhưng ông không xuất hiện, có lẽ đây là một tín hiệu gì đó.

Ngoài ra, cựu Thủ tướng hai nhiệm kỳ ĐCSTQ Chu Dung Cơ và ông Ôn Gia Bảo, cũng đều vắng mặt tại tang lễ, nhưng truyền thông nhà nước lại không đưa tin.

Theo phân tích của các nhà quan sát ở nước ngoài, sở dĩ ông Giang Trạch Dân phải gồng mình đến tham dự, một mặt Lý Bằng trong việc đàn áp phong trào sinh viên Lục Tứ, chính ông Giang là người hưởng lợi nhiều nhất, nhờ vậy mà đã leo lên đỉnh cao quyền lực chính trị. 

Sau sự kiện Lục Tứ, Lý Bằng và Giang Trạch Dân luôn sát cánh cùng nhau, có thể là nói là cùng hội cùng thuyền, hiển nhiên người này chết người kia không khỏi đau lòng. Mặt khác, Giang Trạch Dân cũng muốn thông qua sự kiện này cảnh báo các đối thủ chính trị của mình rằng ông ta vẫn còn sống. 

Còn ba ông Hồ Cẩm Đào, Chu Dung Cơ, Ôn Gia Bảo vắng mặt, tỏ rõ họ không muốn gánh hai “vết đen lớn” đàn áp sinh viên trong “sự kiện Lục Tứ” và “Công trình đập Tam Hiệp”, rốt cuộc hai vết đen này, ông Lý Bằng đều có trách nhiệm không thể chối bỏ. 

Nếu cúi đầu đưa tiễn Lý Bằng, khác nào tỏ ý vinh danh ông ta tại nghi thức đặc biệt như vậy, thể nào cũng sẽ khiến tên tuổi của mình để lại một vết nhơ trong lịch sử.

Giới quan sát cũng phát hiện, một nhân vật cùng thời kỳ với Giang Trạch Dân và Lý Bằng, người cũng từng có quyền lực khuynh đảo – Tăng Khánh Hồng, cũng không đích thân tới tham dự tang lễ của Lý Bằng. 

Cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân, người được đồn đoán liệu có đến tham dự tang lễ hay không, đã được 2 người dìu vào tham dự.
Cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân, người được đồn đoán liệu có đến tham dự tang lễ hay không, đã được 2 người dìu vào tham dự. (Ảnh: CCTV)

Cả ba Thường uỷ Bộ Chính trị cùng thời với Lý Bằng đều không tới, gồm có Chu Dung Cơ, Lý Thuỵ Hoàn, Lý Lam Thanh. Sau thời kỳ Lý Bằng là thời kỳ của Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo, Ngô Bang Quốc, Tăng Khánh Hồng, Giả Khánh Lâm, các nhân vật này cũng đều không tới tham dự; trong tình huống này, ông Giang Trạch Dân lại không ngại sức khoẻ suy yếu cố gắng tới tham dự, đã khiến cho nhiều người hết sức bất ngờ.

Tiếp sau đó, góc nhìn của giới quan sát lại chuyển hướng đến linh cữu của Lý Bằng tại Nghĩa Trang Bát Bảo Sơn, và phát hiện, những nhân vật vẫn luôn được coi là cực tả trong Thường uỷ Bộ chính trị dưới thời Tập Cận Bình đứng đầu như Vương Kỳ Sơn, Trương Cao Lệ, v.v, lại không tặng vòng hoa. 

Kết quả có phân tích cho rằng, một mặt họ muốn cắt đứt liên hệ với Lý Bằng, đồng thời cũng lại thách thức đối với quyền uy “độc tôn” của Tập Cận Bình, dường như điều này cho thấy sự chia rẽ tương đối nghiêm trọng trong nội bộ giới lãnh đạo cấp cao ĐCSTQ.

Vương Đan, Lãnh tụ Phong trào sinh viên năm 1989 cho rằng: “Tang lễ của Lý Bằng tổ chức tại Bắc Kinh, Tập Cận Bình dẫn đầu Thường uỷ Bộ Chính trị tham dự, trong cáo phó cũng đánh giá cao về công lao của Lý. Tuy nhiên, các nguyên lão của ‘triều đại’ trước, ngoài Giang Trạch Dân ra, không có một ai tới, đây là điều rất không bình thường. 

Theo lý mà nói, những nguyên lão từng là cộng sự với Lý Bằng, như Lý Thuỵ Hoàn, Chu Dung Cơ, Ôn Gia Bảo, v.v, nếu không có khó khăn gì về sức khoẻ lắm, thì về tình về lý thì đều khó tìm được lý do để không đến tham dự tang lễ khi đồng nghiệp cũ hoặc cấp trên qua đời. Nhưng họ lại vắng mặt tập thể, đây là một kiểu biểu đạt thái độ chính trị”.

Văn tế kỳ lạ

Trong lễ viếng, con gái của Lý Bằng là Lý Tiểu Lâm, cùng chồng, mẹ đẻ và các anh em khác cùng mặc áo đen trong tang lễ để chờ lãnh đạo ĐCSTQ qua thăm hỏi an ủi. Tuy nhiên, ngày hôm sau, trên mạng lan truyền một bài văn tế được cho là của Lý Tiểu Lâm viết để tưởng nhớ người cha Lý Bằng, bài văn tế này cũng thu hút được nhiều bình luận. 

Trong văn tế nói, bởi cái chết của cha, “Khắp nơi lộ vẻ xúc động, trời cao rơi lệ”, “như trời đất cùng tiếc thương, ức vạn người dân cùng gạt nước mắt”

Có người tức giận nói: “Những dòng chữ không biết xấu hổ không biết nhục nhã”, “Bà thấy ở chỗ nào có hàng ức vạn người dân đang rơi nước mắt vì cha của bà chết nào? Đúng là đang nằm mơ?”.

Sau sự kiện Lục Tứ, Lý Bằng và Giang Trạch Dân luôn sát cánh cùng nhau, có thể là nói là cùng hội cùng thuyền
Sau sự kiện Lục Tứ, Lý Bằng và Giang Trạch Dân luôn sát cánh cùng nhau, có thể là nói là cùng hội cùng thuyền. (Ảnh: Sohu)

Nhà báo nổi tiếng Cao Du (Gao Yu) bình luận: “Trời cao rơi nước mắt vì ông? Hôm qua Bắc Kinh mưa cả ngày, là nước mắt của những bà mẹ Thiên An Môn và tất cả những người bị bức hại suốt 30 năm qua, đó là nước mắt tưởng nhớ người thân vì phải xa cách mỗi người một nơi. Là nước mắt vui mừng của người dân; ngay cả cảnh sát cũng vui mừng, vì đứng canh gác mà không bị say nắng nữa. Đó là một trận mưa hiếm có trong mùa nắng nóng”.

Cùng với đó, đa số bình luận đều chú ý đến một chi tiết nhỏ, Lý Tiểu Lâm bỗng nhiên nhấn mạnh người cha Lý Bằng “từ thời trẻ đã có thói quen tốt đó là viết nhật ký”, “trí nhớ hơn người …”. Những thông tin này đang ám chỉ điều gì? 

Trong “Nhật ký Lý Bằng” mà Lý Bằng chưa thể chính thức xuất bản được đã từng đem trách nhiệm đàn áp Lục Tứ đẩy cho Đặng Tiểu Bình. Về sau, Lý Bằng cũng biểu thị một cách rõ ràng, đó là, quyết định xây dựng Đập Tam Hiệp được đưa ra dưới sự chủ trì của Giang Trạch Dân. 

Phải chăng Lý Tiểu Lâm đang ám thị, “muốn để cho cha tôi phải gánh tội thay trong sự kiện Lục Tứ, không phải là việc đơn giản”? Nghe nói, khi khi trưng cầu ý kiến của người nhà về bản thảo cáo phó của Lý Bằng, người nhà đã không đồng ý viết bình luận về Lục Tứ vào đó, nhưng Trung ương ĐCSTQ vẫn quyết định viết vào; cả việc xây dựng Đập Tam Hiệp bị người dân chỉ trích nhất, chính quyền cũng đánh giá cao về Lý Bằng trong việc này trong cáo phó. Nhưng Đập Tam Hiệp giống như một hồ nước treo trên cao, di hoạ vô cùng, người thúc đẩy chính của công trình này lại là Lý Bằng. 

Có rất nhiều suy đoán, câu nói trên của Lý Tiểu Lâm là đang trút giận ngược lại chính quyền? Hay là một dạng cảnh cáo, đừng có đứng sau Lý Bằng để thanh toán gia tộc nhà Lý thị, Lý Bằng có “bí kíp” truyền đời, nhà họ Lý đang nắm đằng chuôi?

Cách đây 5 năm, Lý Bằng từng cho biết, “tôi còn chuẩn bị tiếp tục hoàn thành hồi ký của mình từ năm 1983 tới nay …”, giả như Lý Bằng vẫn còn sống, vậy thì trong hồi ký của mình ông liệu có tiết lộ một cách chân thực các chi tiết quan trọng liên quan đến sự kiện đàn áp Lục Tứ và xây dựng đập Tam Hiệp hay không? Rất nhiều người tỏ thái độ nghi ngờ. 

Trong tang lễ của Lý Bằng đã phát sinh những chuyện có ý vị sâu xa như thế, nhưng dù thế nào, Lý Bằng cũng đã qua đời. Ông Bào Đồng – nguyên Uỷ viên Trung ương ĐCSTQ, cựu Thư ký của Triệu Tử Dương, đã có một đoạn lập luận sắc sảo để tổng kết về Lý Bằng. 

Ông cho rằng, cuộc đời Lý Bằng có 3 ‘đại sự’ “có thể ghi vào sử sách”: (1) Dưới sự chỉ thị của Đặng Tiểu Bình, Lý Bằng đã chấp hành đàn áp Lục Tứ; (2) Chủ trì xây dựng Đập Tam Hiệp gây nhiều tranh cãi; (3) Dưới tinh thần chỉ đạo của Đặng Tiểu Bình để cho một số người trở lên giàu có trước, toàn bộ người nhà của Lý Bằng đã trở thành giàu có đầu tiên.

Thiện Ân (Theo SOH)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x