Bill Gates đầu tư thịt nhân tạo trong phòng thí nghiệm: Đây có phải thịt sạch nhất?

11/08/18, 11:19 Thế giới

Thịt được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm là chủ đề nóng của những cuộc đối thoại trong 8 năm qua. Trong đó, một số phương tiện truyền thông đã ca ngợi nó như là loại thực phẩm của tương lai và đồng thời là một cách sản xuất thịt sạch nhất.

Thịt nuôi cấy trong phòng thí nghiệm. (Ảnh qua Phys.org)

Nhưng một khi sản phẩm này được đưa lên các gian hàng ở siêu thị, khách hàng sẽ không được biết những bí mật về cách sản xuất nó, và điều quan trọng hơn là liệu có ai thực sự muốn ăn thịt nuôi cấy?

Và dù bạn có muốn hay không thì loại thịt nuôi cấy trong phòng thí nghiệm từ tế bào gốc vẫn đang trên con đường phát triển. Sản phẩm này được tạo ra từ một trong những cái tên gây tranh cãi nhất của giới thực phẩm biến đổi gen (GMO), đó chính là người sáng lập ra Microsoft và cũng là người ủng hộ lâu năm của công ty Monsanto – Bill Gates.

Cụ thể, vào tháng 8/2017, Bill Gates đã hợp tác với một doanh nhân giàu có khác tên là Richard Branson, nhà sáng lập Tập đoàn Virgin, để đầu tư 17 triệu USD cho Memphis Meats.

Hai người nổi tiếng Bill Gates và Richard Branson. (Ảnh qua Newmoney)

Hai nhân vật nổi tiếng này đã đặt cược rất lớn vào công ty sản xuất thịt “sạch” trong phòng thí nghiệm Memphis Meats, với số tiền đầu tư lên đến 17 triệu USD.

Nhưng khách hàng sẽ đổ xô sử dụng cái gọi là loại thịt “không sát sinh” này, hay ông Gates và Branson đã mắc phải sai lầm khi đổ tiền vào một công nghệ chưa được thử nghiệm về những ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe con người?

Các công ty khởi nghiệp bằng việc phát triển thịt trong phòng thí nghiệm

Công ty Memphis Meats và Hampton Creek (gần đây bị cáo buộc gắn nhãn dối trá nhắm đến các sản phẩm khác, với mục đích giảm sản lượng của ngành nông nghiệp chăn nuôi) là hai cái tên được biết đến nhiều nhất. Nhưng họ không phải là những công ty duy nhất đang nghiên cứu thịt nuôi cấy trong phòng thí nghiệm.

Công ty MosaMeat của Hà Lan, do giáo sư Mark Post thành lập, ban đầu sản xuất ra một sản phẩm thịt nuôi cấy với mức giá lên đến 325.000 USD. Nhưng hiện tại con số này đã bị cắt giảm khoảng 11,36 USD cho mỗi gói thịt. Người sáng lập hi vọng rằng công ty có thể giảm giá nhiều hơn cho sản phẩm, nếu như nó thành công và được thương mại hóa.

Một công ty khác là SuperMeat ở Israel cũng được một giáo sư thành lập. Mục tiêu của nó là tạo ra loại thịt gà được phát triển trong phòng thí nghiệm. Đơn vị này đã huy động được 229.269 USD trên trang gọi vốn Indiegogo.

Những công ty kể trên chỉ là bề mặt của tảng băng trôi, vì mong muốn của những người trong ngành sản xuất thịt nhân tạo là biến sản phẩm trở thành tiêu chuẩn mới cho người tiêu dùng ở khắp mọi nơi.

Thịt gà được phát triển trong phòng thí nghiệm. (Ảnh qua Forbes)

Các vấn đề về thịt nhân tạo trong phòng thí nghiệm

Tất cả các công ty sản xuất thịt trong phòng thí nghiệm đều mang một sứ mệnh như nhau, được chứng minh bằng những khẩu hiệu và lời hứa sau:

  • “Một phương pháp không đòi hỏi chăn nuôi và giết mổ động vật” – Memphis Meats.
  • “Hãy thay đổi cách đưa thịt lên đĩa” –  Memphis Meats
  • “Ăn thịt mà không cần phải giết động vật” – SuperMeat
  • “Thịt thật mà không làm hại động vật” – SuperMeat.

Bên cạnh việc cam kết cứu các loài động vật, những công ty sản xuất thịt trong phòng thí nghiệm còn đưa ra nhiều lời tuyên bố lớn khi nói đến việc giúp đỡ môi trường.

Điển hình như Memphis Meats, công ty này cho biết họ mong đợi những kết quả sau đây từ sản phẩm của mình:

  • Cắt giảm 90% lượng phát xả khí thải nhà kính so với cách sản xuất thịt thông thường.
  • Cắt giảm việc sử dụng tài nguyên đất và nước.
  • Mang đến loại thịt tốt hơn cho sức khỏe con người
Món ăn được làm từ “thịt sạch” của hãng Memphis Meats. (Ảnh qua Showmetech)

MosaMeat nói thêm rằng, họ sẽ giúp giải quyết tình trạng khủng hoảng lương thực và chống lại sự biến đổi khí hậu. Nhưng công ty này lại không đề cập quá nhiều đến phúc lợi của các loài động vật.

Kỹ thuật nuôi cấy thịt của MosaMeat đòi hỏi một mẫu tế bào cơ được lấy từ động vật sống cho việc sản xuất ra 20.000 tấn thịt trong phòng thí nghiệm. Theo đó họ khẳng định rằng các sinh thiết này hoàn toàn vô hại và động vật vẫn sống sót sau cuộc phẫu thuật.

Riêng SuperMeat Lại hứa hẹn đem đến sự nhân đạo cho động vật, thân thiện với môi trường, chống lại nạn đói trên toàn thế giới và tạo ra loại thịt được cho là lành mạnh hơn và rẻ tiền hơn.

Tuy nhiên, việc nuôi cấy thịt như thế nào lại là một câu chuyện hoàn toàn khác và hầu như không một công ty nào tỏ ra hào hứng trong việc tiết lộ cách sản xuất thịt cho những khách hàng tương lai.

Thực tế cho thấy vấn đề đầu tiên của loại thịt nuôi cấy trong phòng thí nghiệm là cách lấy các tế bào thịt.

Phòng thí nghiệm tạo ra thịt như thế nào?

Các báo cáo gần đây cho thấy rằng hầu hết những loại thịt bò được phát triển trong phòng thí nghiệm đều xuất phát từ một loại huyết thanh của bò có nguồn gốc gây kinh ngạc và không được ưa chuộng (còn được gọi là FBS).

Cụ thể, nó chính là loại huyết thanh thai bò, một sản phẩm phụ được chế tạo từ máu bào thai bò.

Quá trình sản xuất này sẽ được diễn ra như sau: Nếu một con bò trong lò mổ đang mang thai, thì bào thai sẽ được lấy ra và đưa vào cơ sở thu gom huyết thanh. Trong lúc bào thai vẫn còn sống, con bò con sẽ bị đâm một cây kim vào trong trái tim và để cho nó chảy máu đến khi chết. Việc làm này kéo dài khoảng 5 phút. Đó chính là những gì được tiến hành để tạo ra FBS và cái gọi là bánh mì kẹp thịt lành mạnh hơn.

Và mặc dù những con bò thường được nuôi nhốt riêng, nhưng tỉ lệ đậu thai là từ 17 đến 31%, tức là số lượng bào thai bò bị giết chết lên đến con số hàng triệu.

Tiếp theo đó, FBS được lấy từ việc giết hại bào thai bò sẽ được sử dụng trong phòng thí nghiệm và được nuôi cấy trên chiếc đĩa petri. Sau quá trình này một hoạt chất giống như thịt sẽ được tạo ra bằng cách cho ăn các dưỡng chất của tế bào trong vòng một tháng.

Có thể thấy rằng huyết thanh thai bò là thứ dễ dàng nhất được dùng để tạo ra thịt nuôi cấy. Lý do là vì các tế bào được tách ra khỏi cơ thể sẽ bị hoại tử, nhưng các FBS chứa các yếu tố có khả năng tăng trưởng giúp ngăn cản sự hoại tử này.

Quá trình nuôi cấy thịt trong phòng thí nghiệm kể trên không phải là cách duy nhất, nhưng nó lại là cách nhanh nhất. Nó cũng có thể được áp dụng trên các loại tế bào thịt khác như việc thêm tế bào gà trên đĩa petri và tạo ra một sản phẩm tương tự.

Khi này một câu hỏi đạo đức về việc giết hại động vật được đặt ra là: Việc giết mổ các bào thai để tạo ra sản phẩm không tự nhiên thực sự tốt hơn việc giết chết những con vật đã trưởng thành trong trang trại?

Thời gian qua, FBS gây tranh cãi cũng được sử dụng trong việc tạo ra các loại vắc-xin. Theo đó, nó sẽ mang lại nguy cơ mắc căn bệnh bò điên cho con người với tỷ lệ khoảng 1/40 tỷ. Tỉ lệ này nghe có vẻ rất thấp nhưng thực tế nó còn cao hơn nhiều so với tỷ lệ mắc bệnh khi mọi người sử dụng loại thịt từ giết mổ gia súc.

Loại thịt được phát triển trong phòng thí nghiệm có phải là sự lựa chọn tốt hơn không?

Cái bánh này nhìn giống bánh burger bình thường, nhưng sử dụng thịt nuôi cấy trong phòng thí nghiệm. (Ảnh: David Parry, PA Wire)

Các công ty sản xuất thịt sẽ làm gì và ông Gates liệu có tránh được sự tranh cãi chắc chắn sẽ nảy sinh khi mà mọi người biết được cách tạo ra các loại thịt nhân tạo (giống như các sinh vật biến đổi gen của Monsanto)?

Thực tế cho thấy các công ty thường giữ bí mật kế hoạch thật sự của mình, bởi vì các sản phẩm của họ phải được cấp phép và nó liên quan đến nhiều vấn đề độc quyền. Có vẻ như họ đang cố gắng tránh việc sản xuất thịt từ FBS, nhưng hiện tại vẫn chưa có kết luận nào được rút ra.

Thay vào đó, công ty Hampton Creek nói rằng: Họ sẽ cố gắng tạo ra loại thịt lành mạnh bằng cách dùng các sản phẩm thực vật và phát triển các tế bào, thông qua việc sử dụng lò phản ứng sinh học khổng lồ. Nó tương tự như quá trình sản xuất bia.

Riêng Memphis Meats lại tuyên bố, họ đã phát triển những sản phẩm đầu tiên mà không sử dụng FBS. Hiện tại công ty đang áp dụng các sản xuất này cho tất cả các sản phẩm của mình.
Nhưng cả hai công ty đều không nói rõ về cách thức mà họ đã dùng, vì sợ rằng ý tưởng đó sẽ bị đánh cắp.

Mặc dù, ít nhất một đại diện công ty Finless Fish nói rằng có thể tiến hành quá trình này bằng cách sử dụng men GMO, nhưng tính minh bạch trong việc này vẫn không được thực thi một cách triệt để.

Mặt khác, những tuyên bố về môi trường của các công ty sản xuất thịt trong phòng thí nghiệm cũng có vẻ như là không đúng sự thật. Điển hình như công ty Hampton Creek nói rằng sản phẩm của họ sẽ mang đến hiệu quả bảo vệ môi trường khá cao và gấp 10 lần so với loại thịt thông thường, nhưng những bằng chứng được đưa ra vẫn còn nhiều điều thiếu sót.

Một cuộc nghiên cứu trong năm 2011 đã kết luận rằng, những sản phẩm thịt nuôi cấy có thể tạo ra ít khí nhà kính hơn, nhưng nó lại sử dụng cùng một lượng năng lượng như ngành công nghiệp thịt lợn.

Một nghiên cứu khác vào năm 2015 cũng ước tính rằng, việc sản xuất thịt theo phương pháp mới cũng sẽ đòi hỏi phải cung cấp một nguồn năng lượng ngang bằng với ngành công nghệ sản xuất thịt thông thường.

Mặc dù vẫn còn nhiều tranh cãi, nhưng nhiều nhóm bảo vệ động vật đang hỗ trợ việc sản xuất thịt nuôi cấy trong phòng thí nghiệm.

Người đứng đầu Tổ chức bảo vệ động vật (PETA) đã treo giải thưởng 1 triệu USD cho công ty đầu tiên có thể sản xuất ra loại thịt nuôi cấy thương mại thành công. Nhưng thời hạn của cuộc thi này đã trôi qua khá lâu và các phòng thí nghiệm thương mại vẫn còn đang trong quá trình tiến hành.

Ngoài ra, Mercy for Animals -tổ chức chống bạo hành động vật ở Mỹ, cũng ủng hộ việc “sản xuất thịt thông qua ngành nông nghiệp trong phòng thí nghiệm thay vì giết mổ động vật”, dù cho nó có thể sẽ không tốt hơn cho môi trường so với cách sản xuất thịt truyền thống.

Riêng người tiêu dùng vẫn đang bị nhồi nhét các loại quảng cáo thôi miên, nhằm tăng cường niềm hy vọng của mọi người vào loại thịt nuôi cấy trong phòng thí nghiệm.

>>> Ấn Độ không nhận tài trợ của Quỹ Gates sau nghi vấn thử nghiệm vắc-xin trái phép

>>> Cầu thủ bóng bầu dục 5 lần vô địch Super Bowl: Big Food chả khác gì “các công ty hóa chất”

Tú Văn, theo AHW

Ad will display in 09 seconds

Người xưa đối đãi thế nào với rượu

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Người xưa đối đãi thế nào với rượu

    Người xưa đối đãi thế nào với rượu

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

    Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

    Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

x