Bí quyết đậu thủ khoa sau khi thi rớt 10 lần của cổ nhân

28/03/21, 10:30 Đọc & Suy ngẫm

Giúp người lúc nguy cấp, cứu người lúc nguy nan cũng là tích đức cho bản thân. Khi người khác gặp khó khăn, nếu có ý tốt cứu giúp, công đức này cũng có thể che chở cho chính mình.

bóng cây
Nếu có ý tốt cứu giúp, công đức này cũng có thể che chở cho chính mình. (Ảnh qua Pic2)

Lưu Lý Thuận (1582-1644) là người huyện Kỷ, Hà Nam thời nhà Minh. Ông sinh ra vừa tròn một tháng thì cha mất, mẹ một mình tần tảo nuôi dưỡng, từ nhỏ đã hiếu thảo, chuyên tâm tu dưỡng đạo đức, được dân làng nể trọng. 

Năm Vạn Lịch thứ 34 (năm 1606), khi mới 20 tuổi ông đã đậu kỳ thi Hương, nhưng sau đó ông tham gia 10 cuộc thi Hội đều bị trượt. Mọi người tiếc cho số phận hẩm hiu, xui xẻo của ông nhưng bản thân ông lại rất bình thản.

Sau đó, ông siêng năng học hành trong một ngôi miếu Thần. Một ngày nọ, khi đang tập trung học, ông bỗng nghe thấy tiếng khóc phụ nữ từ bên ngoài vọng vào, tiếng khóc rất đau khổ thê lương, nên đã cử người đến hỏi thăm. 

Hóa ra là một thiếu phụ, chồng cô ra ngoài làm ăn buôn bán 7 năm chưa về, chồng đi biền biệt bặt vô âm tín, chẳng khác gì không còn trên cõi đời này nữa. Nhà thiếu phụ còn có mẹ chồng, thấy nhà không còn gì ăn, mẹ chồng nghĩ: Thay vì ở với nhau mà chết trong vô vọng, thà để con dâu tái hôn còn có đường mưu sinh, bản thân mình cũng có thể kiếm được chút tiền để trang trải cuộc sống. 

Nghĩ là làm, bà mẹ chồng đã thương lượng với một thương nhân nước ngoài và nhận được 12 lượng bạc từ người kia. Bây giờ thương nhân sẽ đưa người con dâu đi. Ngày thường mẹ chồng con dâu sống nương tựa vào nhau, quan hệ rất tốt, giờ chia tay cô con dâu không thể chịu đựng được cảnh chia lìa, nên ôm đầu mà khóc.

Sau khi Lưu Lý Thuận biết được toàn bộ sự việc, liền vội vàng nói với người hầu của mình: “Mau về lấy 12 lượng bạc qua đây!”

Người hầu nói: “Lão gia, giờ gia đình ta cũng đang khốn khó, chỉ còn lại một ít tiền để nộp thuế, sáng sớm ngày mai sẽ nộp.” Người hầu do dự, hy vọng chủ nhân có thể thay đổi ý kiến.

“Ngươi cứ lấy về đây rồi tính tiếp!” Lưu Lý Thuận rất kiên quyết nhấn mạnh, “Cứu người là cấp bách, còn tiền nộp thuế thì nghĩ cách gom góp vẫn kịp.”

Sau khi người hầu trở về, Lưu Lý Thuận lại viết một bức thư, bắt chước giọng điệu của vị thương nhân đã lâu không trở về nhà. Nói rằng trong 7 năm xa nhà, ông đã kiếm được 500 lượng bạc và sẽ trở về quê trong 10 ngày nữa, đồng thời gửi trước 12 lượng bạc để gia đình chi tiêu. Sau đó gửi cả bạc và thư cho hai mẹ con nọ. Hai mẹ con cùng đường lại có lối thoát, vô cùng mừng rỡ, lập tức trả lại tiền hồi môn, thấy con trai bà cụ vẫn còn sống, thương nhân nước ngoài liền lấy lại tiền rồi bỏ đi.

Sau hơn mười ngày, con trai của bà lão quả thực trở về, số tiền mang về và tung tích của ông hoàn toàn khớp với những gì trong thư nói. Khi người mẹ nói về việc nhận được bức thư, người con trai đã rất bất ngờ. Ông ta lấy bức thư ra xem, càng xem càng cảm thấy khó hiểu, hồi lâu sau mới nói: “Đây là ông trời thương hại ta, bí mật giúp đỡ ta. Từ nay về sau, cả gia đình chúng ta hàng ngày phải cúng bái trời đất để báo đáp.”

Sau đó, chồng của người thiếu phụ đến thăm ngôi miếu Thần để tạ ơn Thần linh đã cứu gia đình mình. Ông ta nhìn thấy bài đề tụng của Lưu Lý Thuận trên tường, nghĩ đến chữ viết tay trong bức thư, nên biết rằng bức thư và số bạc là từ Lưu Lý Thuận mà ra. Vì vậy cùng người nhà đến Lưu phủ cảm tạ. Tuy nhiên, điều bất ngờ là Lưu Lý Thuận không chịu thừa nhận.

Năm sau, năm Sùng Trinh thứ 7, niên hiệu Gia Hưng (1634), Lưu Lý Thuận lại đi lên phía bắc để khảo thí. Lúc này, ông đã 53 tuổi. Khi trúng cử ông chỉ mới 20 tuổi, sau đó, ông đã tham gia 10 lần thi Hội nhưng lần nào cũng trượt, đây là lần thi Hội thứ 11 của ông. Lần này, ông đã vượt qua cuộc thi Hội một cách xuất sắc.

Lần này, ông đã vượt qua cuộc thi Hội một cách xuất sắc. (Ảnh qua Sohu)

Đến vòng thi Đình, Lưu Lý Thuận vì đã gặp quá nhiều thất bại nên không có ý định tranh đầu bảng, vì vậy ông rất bình tĩnh, vô lo vô nghĩ. Khi viết bài văn ứng thi, mỗi khi gặp phải đề viết theo quy cách yêu cầu, đôi lúc bị ảnh hưởng đến mạch văn ý văn, ông luôn đặt ý văn mạch văn của mình làm trọng, cho dù không đạt quy cách cũng mặc kệ.

Thi Đình kết thúc, đại Thần chấm thi đã gửi 12 bài ứng thi tốt nhất cho hoàng đế Sùng Trinh phê chuẩn. Hầu hết các bài thi này được viết theo đúng yêu cầu về quy cách. Vì theo hình thức khuôn mẫu, nên nó sẽ không tránh khỏi sự buồn tẻ, sáo rỗng. Hoàng đế Sùng Trinh lật đi lật lại 12 bài thi, mặt mày cau có. Các quan chấm thi thấy tình hình không ổn nên chạy về nội các, mang 12 bài thi khác đến. Sùng Trinh ngay lập tức lật giở các bài thi ra xem, nhưng đã đọc qua 7, 8 bài rồi mà vẫn chưa chọn ra được bài nào ưng ý. Các quần thần trong nội các không còn cách nào khác lại phải chạy về và lấy tất cả các bài thi mang ra.

Sau khi xem đi xem lại kĩ càng, Hoàng đế Sùng Trinh cho rằng bài thi thứ 22, có thể coi là bài viết bộc lộ được hết ý hết lời, có chất lượng cao nhất, vì vậy đạt vị trí bảng vàng, bài thi đó chính là của Lưu Lý Thuận.

Lưu Lý Thuận 10 lần đi thi Hương, đằng đẵng 30 năm, và cuối cùng đã đỗ trạng nguyên lúc 53 tuổi. Sau khi tuyên chỉ xướng danh trên điện, rồi truyền gọi tân tiến sĩ đến gặp mặt thiên tử, Sùng Trinh vô cùng hài lòng với trạng nguyên mà mình lựa chọn. 

Lúc đó ông đã từng đắc ý nói với cận thần: “Hôm nay trẫm đã tìm được một người cao tuổi đức cao vọng trọng.” Sau đó lập tức tấn phong Lưu Lý Thuận làm người tu soạn của Hàn lâm viện. Lưu Lý Thuận đã làm các chức quan như Nam kinh quốc tử giám ty nghiệp, Tả trung duẫn, Hữu du đức, Kinh diên giảng quan…

Nhiều người có thể nghĩ, vì Lưu Lý Thuận kiên trì bền bỉ, không bỏ cuộc nên mới đạt được kết quả như vậy. Nhưng thế gian có bao người cố chấp theo đuổi mục tiêu, nào có mấy người thành công. Chúng ta đã xem nhẹ hay thậm chí quên đi điểm then chốt có thể “cải mệnh” một người, đó chính là đức. Một chữ này tuy đơn giản nhưng nặng tựa nghìn cân. 

Vậy nên muốn thành công trên con đường công danh thì ngoài việc kiên trì nhẫn nại, còn phải sống thiện lương, tích đức hành thiện. Có như vậy thì vận hạn bản thân sẽ mau rời đi, đường lớn trước mặt càng thênh thang. 

Tử Vi

Theo epochtimes.com

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết và sự thật về rồng phương Đông

Ad will display in 09 seconds

Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết Hoa Bỉ Ngạn khiến nhiều người rơi nước mắt

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Truyền thuyết và sự thật về rồng phương Đông

    Truyền thuyết và sự thật về rồng phương Đông

  • Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

    Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Truyền thuyết Hoa Bỉ Ngạn khiến nhiều người rơi nước mắt

    Truyền thuyết Hoa Bỉ Ngạn khiến nhiều người rơi nước mắt

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

    Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

x