Bị hại chết trong Cách mạng Văn hóa, 2 vợ chồng cùng chuyển sinh đòi nợ

30/11/21, 13:31 Thế giới tâm linh

Sau khi bị đấu tố và giết hại thảm khốc trong Cách mạng Văn hóa, hai vợ chồng ông Ngũ Phụng Cầm đã chuyển sinh vào những gia đình khác nhau để đòi nợ kẻ sát nhân.

Ngô Vĩnh Nga và ảnh minh họa về cuộc đàn áp trong cách mạng văn hóa. (Ảnh: Epoch Times)

Cách mạng Văn hóa là thời kỳ tàn bạo, chết chóc sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lên nắm chính quyền. Khi ấy chính quyền cho đốt hết tất cả thư tịch cổ của Trung Quốc, đập phá tượng Phật, đốt bỏ chùa chiền. Bất kì người nào bị gán vào tội “tư bản”, “thù hận giai cấp”… đều phải đối mặt với nhục hình dày vò thể xác lẫn tâm can, họ bị đấu tố giết hại dã man. Tuy nhiên nhân quả báo ứng là Thiên lý, không ít kẻ hành ác sau đó đã phải chịu báo ứng bởi chính người mình từng giết hại. 

Điển hình như câu chuyện về đôi vợ chồng cùng chuyển sinh phục thù người đã hại chết mình trong Cách mạng văn hóa dưới đây.

Ngô Vĩnh Nga, sinh năm 1973 tại thôn Tam Bản, làng Bình Dương, huyện tự trị Đồng tộc Thông Đạo, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Ngôi làng này nổi tiếng có hơn 100 trường hợp nhớ rõ kiếp trước của mình. 

Từ lúc mới sinh, trên người Vĩnh Nga đã có một vết bớt hình sẹo trên vai phải. Năm 20 tuổi, cô đột nhiên nói với cha mẹ mình rằng thật ra nhà của cô ở thôn Địa Linh, Quảng Tây. Cô mong muốn cha mẹ sẽ đưa mình tới đó. 

Điều kỳ lạ là, sau khi đến thôn Địa Linh, Vĩnh Nga lại có thể nhận ra những người lớn tuổi ở trong thôn. Nhờ sự giúp đỡ của người dân địa phương mà hai mẹ con Vĩnh Nga đã tìm thấy một người đàn ông tên Ngũ Vân Tụ. Theo lời của Vĩnh Nga thì đây chính là con trai kiếp trước của cô. Vân Tụ nghe vậy thì rất vui mừng khi cha mình đã trở lại thăm gia đình. Đêm đó, anh kể về cuộc đời và những nỗi đau mà cha mẹ anh ấy phải gánh chịu trong thời kỳ đầu Cách mạng Văn hóa cho mẹ Vĩnh Nga nghe. 

Vĩnh Nga thực chất chính ra Ngũ Phụng Cầm chuyển sinh. Ngũ Phụng Cầm sinh năm 1901. Thời kỳ Trung Hoa Dân Quốc, ông là trưởng thôn Địa Linh, là một thầy thuốc có tiếng, gia cảnh khá giả, và là một trong những người trí thức trong thôn có tính cách ngay thẳng. Vợ ông tên là Lương Thị, cả hai có với nhau một người con trai và một người con gái. 

Ảnh chụp Ngô Vĩnh Nga. (Nguồn: video Epoch Times).

Năm 1966, Cách mạng Văn hóa bùng nổ. Đến năm 1967, Ngũ Phụng Cầm đã bị đưa ra phê bình đấu tố. Tại cuộc đấu tố này, một phần tử quá khích cực đoan đã vung liềm cắt mất tai phải của Ngũ Phụng Cầm. Do dùng lực quá mạnh nên mũi dao đã đâm vào vai phải của ông; vết bớt trên vai của Vĩnh Nga chính là vết dao từ năm đó.

Sau khi trở về, Ngũ Phụng Cầm đã bỏ trốn lên núi, ẩn náu trên một cây cổ thụ. Vợ ông là Lương Thị không quản nguy hiểm, mỗi ngày đều mang thức ăn đến cho ông. Một ngày nọ, Lương Thị bị bắt đem đi tra tấn, vì bà nhất quyết không khai ra chỗ ẩn náu của chồng nên đã bị xử bắn.

Ngũ Phụng Cầm một thời gian không có thức ăn, nước uống nên cũng đành phải quay ra tự thú. Ông bị Ngũ Hoa Đại áp giải lên Thê Điền xử bắn. 

Sau khi chết, Ngũ Phụng Cầm gặp lại linh hồn của vợ mình. Hai vợ chồng bàn với nhau về việc đầu thai chuyển kiếp, người chồng cảm thấy làm đàn ông có quá nhiều trách nhiệm nên kiếp sau muốn làm con gái. Còn người vợ nguyện đầu thai thành một nam tử ở nơi đây để báo thù.

Khi Vĩnh Nga lên ba tuổi, một ngày nọ, cô bé đang chơi trên phố thì chợt nhận ra người đàn ông kéo gỗ từ làng Địa Linh, chính là Ngũ Hoa Đại, người đã bắn chết cô ở kiếp trước.

Không giữ được bình tĩnh, Vĩnh Nga đã ​​ lập tức hét lên với Ngũ Đại Hoa rằng: “Tôi chính là Ngũ Phụng Cầm, người bị ông giết chết đây”. Ngũ Hoa Đại nghe vậy thì kinh hãi, mặt biến sắc, sau khi về Địa Linh thì ông ta bị mất trí, vài năm sau thì qua đời.

Vợ của Ngũ Phụng Cầm kiếp này đã tái sinh trở thành một cậu bé trong làng tên là Ngô Vĩ Chúng. Năm 2 tuổi, Vĩ Chúng bắt đầu kể về tiền kiếp của mình. Một ngày nọ, trong lúc đi qua một gia đình, cậu bé tình cờ nhìn thấy người đã giết mình kiếp trước. 

Không chút sợ hãi, cậu bước tới, nhìn chằm chằm vào người đàn ông đang mài dao và hét lớn nhiều lần: “Tôi là Lượng Thị đây, chính ông là người đã giết tôi!”. Người đàn ông này hiểu ra ngay, mặt tái mét vì sợ hãi, đứng dậy bỏ đi. 

Thấy vậy, Vĩ Chúng liều đi theo, vừa đi cậu bé vừa lặp lại câu nói trên. Sau này người đàn ông này đã trở thành một kẻ mất trí, khoảng chục năm sau thì ông ta đã ra đi.

Chỉ bằng việc hét lên sự thật, 2 vợ chồng nạn nhân sau khi chuyển sinh đã báo thù được cho mình, những kẻ làm điều ác đều phải trải qua một thời gian bị giày vò tinh thần sau đó ra đi trong đau khổ.

Theo Epoch Times

Ad will display in 09 seconds

Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

Ad will display in 09 seconds

10 điều cần làm để được may mắn, bình an

Ad will display in 09 seconds

12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

Ad will display in 09 seconds

Nếu mọi sự câu toàn, thì giá trị của bạn nằm ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Trừ vong báo oán và lời dạy của Đức Phật

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Ấm trà tri âm

  • Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

    Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

  • 10 điều cần làm để được may mắn, bình an

    10 điều cần làm để được may mắn, bình an

  • 12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

    12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

  • Nếu mọi sự câu toàn, thì giá trị của bạn nằm ở đâu?

    Nếu mọi sự câu toàn, thì giá trị của bạn nằm ở đâu?

  • Trừ vong báo oán và lời dạy của Đức Phật

    Trừ vong báo oán và lời dạy của Đức Phật

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Ấm trà tri âm

    Ấm trà tri âm

x