Bí ẩn: Cổ tự nghìn năm – chim không vào, côn trùng không đục, nhện không giăng, bụi trần không bám

11/01/21, 17:19 Bí ẩn

Dưới chân núi Linh Sơn ở ngoại ô Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc có một ngôi chùa hàng nghìn năm tuổi, được cho là “Nhất tuyệt Giang Nam” có tên là chùa Bảo Quốc. Đại Hùng bảo điện (sảnh chính) của chùa Bảo Quốc có một đặc điểm rất đặc biệt, đó chính là “chim không vào, côn trùng không đục, nhện không giăng, bụi không bám”. 

Bảo Quốc tự
Bảo Quốc tự – ngôi chùa đặc biệt nghìn năm tuổi. (Ảnh qua SOH)

Trải qua hàng ngàn năm mưa gió bể dâu, vẫn kiên cố vững chắc như lúc ban đầu, một điều thần kỳ thách thức các công trình kiến trúc hiện nay.

Con người hiện đại ngày nay tự cho mình là tiên tiến và phát triển, tuy vậy các công trình xây nên lại không cách nào so được với kiến ​​trúc Trung Quốc cổ đại. Vậy rốt cuộc bí mật sâu xa trong đó là gì? 

Với sự hiểu biết hiện nay, con người vẫn chưa thể giải thích được, nhưng nhiều người tin rằng: Người hiện đại không thể tạo ra kiến ​​trúc khéo léo tuyệt vời như người xưa vì ngày nay con người quá bận rộn, không những thân thể bận rộn, mà điểm chính là tâm cũng bận rộn, trong lòng có vô số thứ theo đuổi. Vậy nên, khó giành ra được một khoảng thời gian rảnh rỗi, để tìm hiểu về câu chuyện của một mảnh gỗ nhỏ.

Chùa Bảo Quốc có nguồn gốc từ chùa Linh Sơn vào thời Đông Hán, được đặt tên vào năm Quảng Minh thời nhà Đường (880). Theo sử sách ghi chép, vào thời Kiến Vũ của nhà Đông Hán, Phiêu Kỵ tướng quân, Trương Ý và con trai giữ chức trung thư lang tên là Trương Tề Phương, vì yêu thích cảnh đẹp nơi đây nên đã sống ẩn cư tại chốn này. 

Sau khi Phật giáo truyền nhập vào Trung Nguyên, ngôi nhà được xây dựng lại để làm tu viện, vì xây dựng trên núi Linh Sơn nên nó được gọi là “Chùa Linh Sơn”.

Vào năm thứ năm hội Xương triều đại nhà Đường (năm 845), chùa Linh Sơn bị phá hủy. Cho đến năm Quảng Minh (năm 880), một cao tăng tên là “Khả Cung” ở chùa Quốc Ninh, Ninh Ba, theo gợi ý của những người cúng dường địa phương, đã đến Trường An để viết thư cho triều đình, thỉnh cầu trùng tu ngôi chùa. 

Vua Đường Hy Tông lúc đó 18 tuổi, không những chấp thuận yêu cầu trùng tu ngôi chùa mà còn ban cho cái tên là: “Bảo Quốc tự”.

Đại điện của chùa Bảo Quốc được xây dựng lại vào năm Đại Trung Tường Phù thứ sáu của Tống Chân Tông (1013), cách đây một nghìn năm lịch sử. Chùa Bảo Quốc nổi tiếng bởi hình thức kiến ​​trúc độc đáo và lịch sử lâu đời, nó được mô tả như một “cuốn sách sử được viết bằng gỗ cứng”, và là một trong số ít các công trình kiến ​​trúc cổ thời Đường và Tống được bảo tồn nguyên vẹn nhất, còn sót lại ở phía Nam sông Dương Tử.

Đại Hùng bảo điện của chùa Bảo Quốc có cấu trúc tinh xảo và phức tạp, hơn nữa tất cả các cấu trúc đều không cần đến một chiếc đinh nào. Các mái vòm được kết nối khéo léo bằng đấu củng và các mối ghép mộng chính xác, còn các bộ phận của tòa nhà thì được gắn chắc chắn với nhau, nâng đỡ toàn bộ mái với trọng lượng hơn 50 tấn.

Kiến trúc thách thức thời gian của Bảo Quốc tự
Kiến trúc thách thức thời gian của Bảo Quốc tự. (Ảnh qua SOH)

Đấu củng là một loại kết cấu đặc biệt của kiến trúc Trung Hoa, gồm những thanh ngang từ trụ cột chìa ra gọi là củng, và những trụ kê hình vuông chèn giữa các củng gọi là đấu.

Trên trần nhà trước Đại điện, ba chạm rỗng tiếp nối với tổng thể được sắp xếp một cách khéo léo, trần và khung trang trí được dùng để che các thanh xà của chính điện để người bên dưới không nhìn thấy nên được gọi là “Vô lương điện” (điện không xà). 

Chiều dài của toàn bộ sảnh lớn hơn chiều rộng, là hình chữ nhật hướng dọc nên không khí bên ngoài đi thẳng vào bên trong mà không bị cản trở. Vòm được sử dụng kết cấu đấu củng với các thanh gỗ đan xen nhau một cách khéo léo giống như hình dạng của lốc xoáy trên chính điện, quanh năm không có bụi bám và mạng nhện.

Đại điện của chùa còn có một truyền kỳ đó là: “Chim không vào, và côn trùng không đục”, điều này được cho là có liên quan đến các vật liệu được sử dụng trong đại điện. 

Năm 1975, trong quá trình sửa sang lại chùa Bảo Quốc, người ta phát hiện ra các xà và cột được thay bằng một loại gỗ có mùi hương thơm nồng. Các chuyên gia nhận định rằng: Loại gỗ này là Bách xù vàng, rắn chắc và có khả năng chống mục. Do trong nó có chứa một loại dầu có mùi thơm rất gắt nên các loài chim, nhện, côn trùng,… không thích đến gần.

Ngoài ra, bên ngoài chính điện của chùa Bảo Quốc còn có hai chiếc “bánh bao gỗ”, được giấu ở hai bên sườn của xà ngang phía Tây. Tương truyền rằng, có một lần các nhà sư ở chùa Bảo Quốc gặp nạn đói, vì vậy một vị Thần xuống trần gian đã ban cho hai chiếc bánh bao bằng gỗ, rồi biến chúng thành những chiếc “bánh bao nóng hổi” – ăn mãi không hết, nhờ vậy mà giúp các nhà sư vượt qua khó khăn. 

Kể từ đó, mỗi khi gặp nạn đói, những chiếc bánh bao bằng gỗ sẽ biến thành những cái “bánh bao nóng hổi”, để giúp các nhà sư và người dân nghèo lót dạ, xoa dịu cơn đói. Mà vị Thần này chính là Lỗ Ban, được người đời tôn sùng là sư tổ thợ mộc.

Có một câu thơ trong “Bảo Quốc tự chí ” minh chứng cho truyền thuyết trên:

“Tích nhật lỗ ban đa dị diệu, lương gian kỳ tích chí kim lưu”

Tam dịch: 

“Xưa kia Lỗ Ban thật tuyệt diệu, kỳ tích giữa xà còn lưu lại đến nay” 

Cũng có một vị cao tăng truyền tụng rằng: 

“Di văn dật sự ký y hi, cổ tích tương truyện thị dã phi. 

Mạc quái man đầu thành mộc chất, thần tiên tằng thử cứu tăng cơ”

Tạm dịch: 

“Câu chuyện xưa nhớ mang máng, cổ tích tương truyền có thật hay không. 

Mà sao lại có những chiếc bánh bằng gỗ, Thần tiên đã từng cứu các nhà sư khỏi nạn đói ”.

Việt Anh

Theo soundofhope.org

Ad will display in 09 seconds

Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

Ad will display in 09 seconds

10 điều cần làm để được may mắn, bình an

Ad will display in 09 seconds

12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

Ad will display in 09 seconds

Nếu mọi sự câu toàn, thì giá trị của bạn nằm ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Trừ vong báo oán và lời dạy của Đức Phật

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Ấm trà tri âm

  • Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

    Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

  • 10 điều cần làm để được may mắn, bình an

    10 điều cần làm để được may mắn, bình an

  • 12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

    12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

  • Nếu mọi sự câu toàn, thì giá trị của bạn nằm ở đâu?

    Nếu mọi sự câu toàn, thì giá trị của bạn nằm ở đâu?

  • Trừ vong báo oán và lời dạy của Đức Phật

    Trừ vong báo oán và lời dạy của Đức Phật

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Ấm trà tri âm

    Ấm trà tri âm

x