Bí ẩn: Tích cổ 5000 năm ở Ai Cập khắc họa truyền thuyết Hiên Viên Hoàng Đế đại chiến Xi Vưu?

21/01/21, 15:23 Bí ẩn

Ai Cập là một trong bốn nền văn minh cổ đại, đây cũng là một đất nước ẩn chứa nhiều điều thần bí, từ xác ướp, Kim tự tháp, tượng nhân sư, đến các loại bích họa mang đầy sắc thái huyền diệu.

hoàng đế narmer
Tấm bảng màu niên đại 5000 năm ở Ai Cập khắc họa truyền thuyết Trung Quốc Hoàng Đế chiến Xi Vưu? (Ảnh tổng hợp)

Về Kim tự tháp cũng còn có rất nhiều điều khó lý giải, chẳng hạn như những xác ướp bên trong kim tự tháp không bị phân hủy, nhóm các nhà khoa học đầu tiên bước vào Kim tự tháp đã mất tích mà không rõ lý do,… Vì vậy, Ai Cập là một quốc gia với nhiều câu chuyện lịch sử phong phú. 

Theo nghiên cứu của các nhà khảo cổ học, nền văn minh Ai Cập cổ đại đã hình thành từ hơn 6000 năm trước, nhưng khi đó nền văn minh này được duy trì dưới hình thức các bộ lạc, và chưa hình thành nên một quốc gia thống nhất.

Do nguồn gốc của nền văn minh Ai Cập luôn không có các văn vật ghi chép lại nên người ta chỉ coi nó như một truyền thuyết. Mãi đến năm 1898, khi các nhà khảo cổ học người Anh phát hiện ra bảng màu Narmer nổi tiếng ở Yeracompolis, người ta mới suy ra rằng vua Narmer mang biểu tượng của cả Thượng và Hạ Ai Cập, thống nhất Thượng và Hạ Ai Cập vào khoảng thế kỷ 31 trước Công nguyên. 

Bảng màu Narmer hoàn toàn không phải là bảng màu mà họa sĩ sử dụng như trong trí tưởng tượng của chúng ta ngày nay. Nội dung trên bảng màu này cho thấy những chiến công của vua Narmer trong việc thống nhất Ai Cập và thành lập thủ đô Memphis bằng vũ lực.

Ngay từ cuối thế kỷ XVIII, 1897-1898, các học giả và nhà khảo cổ học từ nhiều quốc gia khác nhau đã phát hiện ra tường thành, cổng thành, đường phố, những ngôi nhà gạch mộc và các tàn tích khác trong quá trình tham gia khảo sát ở Yeracompolis. 

Nhưng các cung điện ở thành phố cổ Yeracompolis thì không còn nữa, tuy nhiên người ta lại tìm thấy một số lượng lớn các văn vật trong các lăng mộ và đền thờ Thần Horus. Ví dụ như, hàng chục ký hiệu biểu thị quyền lực hoàng gia, cũng như một lượng lớn các bức bích họa và đồ vật được chôn cùng khác.

Tuy nhiên, có một bảng màu mà quốc vương sử dụng để điều chế thuốc màu và hóa trang khi tế lễ, bức họa được khắc trên đó đã đưa đến sự chú ý của mọi người, vì nội dung được mô tả trong “bảng màu” này chính là vua Narmer của Ai Cập đội vương miện của Nam và Bắc Ai Cập, ngụ ý rằng vào thời điểm này Ai Cập đã hoàn toàn thống nhất. 

bản màu Narmer
Hai mặt của tấm bảng màu Narmer. (Ảnh qua NTDTV)

Do đó, các nhà sử học của nhiều quốc gia tin rằng người đàn ông đội hai loại vương miện một chiếc có màu đỏ và một chiếc màu trắng này là người sáng lập ra triều đại đầu tiên trong truyền thuyết của người Ai Cập cổ đại – vua Menes. Có lúc người ta gọi vị vua này là Narmer, có lúc lại gọi là Menes, trên thực tế, do sự bất đồng ngôn ngữ ở mỗi quốc gia nên người ta đã phiên dịch thành hai tên khác nhau.

Những khám phá khảo cổ học tại Yeracompolis không chỉ mang đến cho con người những hiểu biết toàn diện hơn về lịch sử Ai Cập cổ đại, mà còn lấp đầy những khoảng trống trong lịch sử khảo cổ tại đất nước này, đồng thời chứng minh nơi đây là một quốc gia đã được thống nhất từ ​​xa xưa. 

“Bảng màu Narmer” mang hình dạng của một tấm khiên, vì chất liệu của nó bằng đá nên vô cùng bền chắc. Nó cao 63cm, cả hai mặt đều được chạm khắc hình ảnh từ thời trị vì của quốc vương Narmer, mục đích là thể hiện quyền lực tối cao và sức mạnh thống trị của ông.

Là một văn vật hiếm hoi có thể minh chứng cho lịch sử Ai Cập cổ đại, mặt trước mô tả vua Narmer đội một chiếc vương miện màu trắng, tay phải giơ cao vật “biểu thị quyền lực” trông giống như quyền trượng, tay trái nắm chặt tóc của địch nhân, kẻ đang quỳ trên mặt đất. Còn mặt trái của bảng màu Narmer cho thấy, vua Narmer đội một chiếc vương miện màu đỏ và đang tuần tra chiến trường cùng với đoàn tùy tùng của mình.

Tuy nhiên, nội dung khắc họa trên văn vật này cũng khiến rất nhiều học giả và các nhà khảo cổ học phương Tây có cách nghĩ khác, bởi họ cho rằng hình ảnh vẽ trên văn vật này không phải là Narmer của Ai Cập cổ đại, mà là truyền thuyết “Viêm Hoàng đại chiến Xi Vưu” trong lịch sử Trung Quốc. Điều này thậm chí dấy lên nhận định trong giới học thuật rằng văn minh Trung Hoa xuất phát từ Ai Cập, đã gây tranh cãi lớn trong cộng đồng khảo cổ học thế giới.

Hoàng Đế và Xi Vưu
Truyền thuyết Viêm Đế và Hòang Đế đại chiến Xi Vưu ở Trung Quốc. (Ảnh qua NTD)

Các nhà khảo cổ học này tin rằng niên đại tạo ra bảng màu Narmer và hai chiếc sừng trên văn vật này là hình tượng của Viêm Đế trong lịch sử Trung Quốc, bởi vì hình dáng của Viêm Đế chính là “đầu bò thân người”. Còn nhân vật có vóc dáng cao đang cầm quyền trượng là Hiên Viên Hoàng Đế, kẻ bị ông nắm tóc đang quỳ dưới đất chính là Xi Vưu. 

Tuy nhiên lập luận này là không thể đứng vững, vì nền văn minh Trung Quốc có lịch sử lâu đời và bối cảnh rõ ràng, khá hoàn chỉnh, không có bất kỳ dấu vết ngoại lai nào. Trong khảo cổ học của Trung Quốc cũng không có phát hiện khảo cổ nào liên quan đến Ai Cập cổ đại, do đó nếu nói rằng nền văn minh Trung Quốc là đến từ phương Tây hay Ai Cập thì hiển nhiên là điều vô lý.

Thế Di

Theo ntdtv.com

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

Ad will display in 09 seconds

Người Việt đang khao khát điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

    Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

  • Người Việt đang khao khát điều gì?

    Người Việt đang khao khát điều gì?

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

    Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

    Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

x