Bên trong cuộc sống của người Việt lưu lạc sang Trung Quốc

27/07/15, 08:00 Tri thức

Vào khoảng thế kỷ 16, một số người Việt di cư lên phía Bắc lập nghiệp ở vùng Trường Bình – Bạch Long. Vùng đất đó lúc bấy giờ thuộc Đại Việt, nhưng theo Công ước Pháp – Thanh năm 1887 thì Trường Bình bị sáp nhập vào nước Trung Hoa. Tuy nhiên, dân tộc Việt ở Trung Quốc không những không bị đồng hóa mà còn bảo tồn và phát huy những nét đẹp phong tục tập quán của dân tộc mình.

Cộng đồng người Việt ở Trung Quốc

Người Việt ở đây đa số mang họ Lưu và họ Nguyễn. Tổ tiên họ Nguyễn cư trú vùng Cát Bà, sau dời đến vùng duyên hải Đồ Sơn, sống bằng nghề đánh cá.

Vì nghề nghiệp chủ yếu là đánh cá ở vùng vịnh Bắc Bộ, họ đến đảo Vu Đầu, nay thuộc thành phố Phòng Thành, khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, thấy nơi này thuận tiện trong việc đánh bắt cá, bèn định cư lại. Hiện người Việt ở khu vực này phân bố chủ yếu ở Sơn Tâm, Hà Vĩ, Vu Đầu và một số nơi khác như Hoàn Vọng, Đàm Cát, Hồng Khảm, Trúc Sơn… thuộc Phòng Thành, Quảng Tây, Trung Quốc.

Người Việt là dân tộc chủ yếu trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, nhưng là một dân tộc ít người trong 56 dân tộc ở nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Theo thống kê 1982, dân tộc Việt có 11,995 nhân khẩu,  tới năm 2007 là 21 ngàn người, là dân tộc có số dân ít nhất Trung Quốc.

Trang phục

Trang phục đậm chất người Việt

Phụ nữ ăn mặc theo cổ truyền với những chiếc áo bà ba, không cổ, chẽn bó vào thân, mặc quần rộng nhuộm đen hay nâu. Khi ra ngoài, phụ nữ thường mặc thêm áo dài tay chật nhuộm màu sắc nhạt hơn. Họ thích đeo khuyên tai, tóc rẽ ngôi ở giữa dùng vải đen hay khăn đen bọc lấy và vấn xung quanh đầu. Dân quê còn đi chân đất.

Còn đàn ông thì thường mặc áo cộc để làm việc, cổ quấn khăn, nhưng khi có hội hè thì họ mặc những áo dài chùng tới gối, hai vạt trước sau đối nhau và có giải quấn ở eo lưng.

Bây giờ người Việt ăn mặc giống như người Hán láng giềng, dù vẫn còn một số ít bà cụ già còn giữ lối ăn mặc theo cổ tục và thiểu số phụ nữ trẻ còn vấn tóc và nhuộm răng đen vì vẫn còn tục ăn trầu. Trong khi, đàn ông ăn mặc hiện đại như những dân lân cận khác. Trang phục truyền thống trong các dịp lễ.

Ẩm thực

Món bánh đa nướng quen thuộc

Về cơ bản, người Việt ở Trung Quốc vẫn giữ những văn hóa ẩm thực đặc trưng của người Việt. Họ thích ăn các món hấp, nấu thanh đạm chứ không thích các món nhiều dầu mỡ, chiên xào như người Trung Quốc.

Họ chủ yếu sinh sống bằng nghề đánh cá, cơm là thức ăn chính, khoai núi và khoai nước làm thức ăn phụ. Họ thích ăn cá, tôm, cua, nước mắm và cơm rượu của người miền biển, phụ nữ thì khoái nhai trầu.

Nét đặc trưng ẩm thực của người Việt Nam là nước mắm và người Việt ở Quảng Tây cũng vẫn giữ nếp ẩm thực này. Nước mắm vừa là chất để nêm nếm trong việc chế biến thức ăn, vừa để làm nước chấm thức ăn khi ăn cơm. Trong các dịp ăn mừng năm mới, tiết mới, người Việt thường làm món bánh cơm rượu và chè gạo nếp. Họ rất thích ăn món bánh dầy, đây là món ăn quý để đãi khách.

Tôn giáo

Tín ngưỡng của người Việt ở Quảng Tây vừa giống lại vừa khác với tín ngưỡng của người Việt ở Việt Nam vì ít nhiều chịu ảnh hưởng bởi văn hóa của người Hán. Họ theo tín ngưỡng đa thần, vừa tin theo Phật giáo vừa tin theo Đạo giáo, có một số ít theo Thiên chúa giáo.

Linh Quang Thiền Tự là ngôi chùa lớn nhất của người Việt ở ba đảo. Trong chùa có một chuông đồng đúc năm 1787, chùa thờ Quán Thế Âm Bồ Tát. Ngoài ra còn có Tam Bà Miếu (trong thờ Quán Thế Âm, phụ nữ thường đến để cầu sinh con), Ưu Bà Miếu (trong thờ Phục Ba Tướng quân Mã Viện đời Hán).

Múa sạp trong một ngày hội

Đặc biệt là ở các chùa miếu này không có hòa thượng hay ni cô trụ trì, chỉ có ông thủ từ (người coi chùa) do người dân trong thôn chọn cử lo việc đèn nhang. Cùng với tín ngưỡng Quán Thế Âm Bồ Tát của Phật giáo, họ còn thờ phụng các vị thần của Đạo giáo như Thiên quan, Thổ địa và thờ cả các vị Thần dân gian như Trấn hải Đại vương, Hưng Đạo Đại vương, Hậu Thần, Điền Đầu Công… dung hòa Phật, Đạo và tín ngưỡng dân gian thành một thể.

Mỗi năm từ ngày 20 đến 28 tháng Chạp âm lịch, nghề cá cùng nhau tổ chức lễ bái thần. Võng đầu (chủ lưới, chủ ghe) họp lại dẫn hết các võng đinh (thợ đánh bắt) đi lạy cầu thần ban phúc cuối năm, cầu cho năm sau mặt biển bình yên, nghề cá thu hoạch lớn.

Lễ Cáp Tiết

Đàn bầu là một dụng cụ không thể thiếu trong ngày Lễ Cáp Tiết

Ngày lễ lớn nhất của người Việt ở Quảng Tây là lễ Cáp Tiết, mỗi năm được tổ chức một lần, “Cáp” ở đây có nghĩa là hát (có lẽ người Việt ở đây phát âm từ cáp -“ha”, gần âm với “ca”) nên Cáp Tiết cũng chính là Tết ca hát. Nội dung chủ yếu của tết này là ca múa tế thần (chủ yếu là thần biển), tổ chức ăn nhậu vui vẻ, đây là một hình thức đổi khác của lễ tế Thổ địa, Thành hoàng.

Nhạc cụ dân tộc đặc trưng nhất của dân tộc Việt vẫn là độc huyền cầm (đàn bầu). Người Trung Quốc dễ nhận biết âm nhạc của dân tộc Việt bởi gần như trong các loại hình ca hát của họ đều có chiếc độc huyền cầm. Độc huyền cầm được sử dụng trong nhiều nghi lễ tôn giáo cũng như trong đời sống sinh họat văn hóa của dân tộc. Ở Cáp đình có đàn bầu dài tới 5m, đây có lẽ là chiếc đàn bầu dài nhất thế giới.

Kinh tế xã hội

Ngư nghiệp là ngành nghề chính

Người Kinh sinh nhai chính bằng ngư nghiệp, nông nghiệp là thứ yếu. Ví dụ ở làng Sơn Tâm thì 70% lợi tức của làng do ngư nghiệp, 27% do nông nghiệp còn lại 3% cho các hoạt động kinh tế khác. Tuy không thể so với các dân tộc lớn như Hán nhưng so với nhiều dân tộc thiểu số ở Trung Quốc, kinh tế của người Việt nói chung cũng khá phát triển.

Cây cà kheo đặc trưng của ngư phủ các tỉnh Đông Bắc Việt Nam

Nơi đây, những ngôi nhà mang đậm màu sắc làng quê Việt Nam, có vườn cây sai quả, mùa nào thức ấy, có dãy chuồng lợn gà để chăn nuôi…

Trong lịch sử, về tổ chức xã hội, người Kinh có đặt chức “Ông Thôn” đứng đầu. “Ông Thôn” có vai trò cũng như Hương trưởng hoặc Hương chính, phụ trách và xử lý các sự vụ trong thôn, coi sóc và giám sát việc thực hiện thôn ước, chủ trì nghi thức tế lễ và lo liệu các việc công ích.

Người Kinh ở Trung Quốc trải qua mấy trăm năm lịch sử vẫn giữ những nét đẹp văn hóa Việt, điều này rất có ý nghĩa trong việc khẳng định giá trị truyền thống dân tộc.

Theo vntinnhanh

 

 

 

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã tìm ra bằng chứng tồn tại của Đấng Sáng thế

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bí ẩn cổ trùng

Ad will display in 09 seconds

Nói điều thị phi nhận Quả báo khốn cùng

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

  • Khoa học đã tìm ra bằng chứng tồn tại của Đấng Sáng thế

    Khoa học đã tìm ra bằng chứng tồn tại của Đấng Sáng thế

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bí ẩn cổ trùng

    Tinh Hoa kể chuyện: Bí ẩn cổ trùng

  • Nói điều thị phi nhận Quả báo khốn cùng

    Nói điều thị phi nhận Quả báo khốn cùng

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

    Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

    Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

x