Báo Anh: Giáo dục Việt Nam chỉ tốt trên giấy tờ

20/10/18, 10:36 Việt Nam

“Nếu học sinh chỉ đạt điểm cao ở các kỳ thi thôi thì chưa đủ để Việt Nam có thể chuẩn bị cho cuộc cách mạng công nghiệp sắp tới”. Đây là nhận định chung của bài viết “Giáo dục Việt Nam: Chỉ tốt trên giấy tờ được đăng trên Financial Times (Thời báo Tài chính, Anh) ngày 7/10/2018.

Báo Anh: Giáo dục Việt Nam chỉ tốt trên giấy tờ.1
Tân học sinh trường THPT Nguyễn Huệ 2016. (Ảnh: Internet)

Để khảo sát giáo dục Việt Nam, phóng viên của Financial Times đã đến trường THPT Nguyễn Huệ, trường chuyên nổi tiếng ở Hà Đông, Hà Nội. Học sinh lớp 11 của trường hăng say, miệt mài học tập vì chỉ một năm nữa thôi, họ sẽ trải qua kỳ thi đại học, mang tính quyết định cho tương lai của họ.

Ngoài sức ép kỳ thi đại học cận kề, còn phải kể đến những trông đợi rất cao của các bậc phụ huynh, sự ganh đua với những học sinh khác trong trường chuyên này và những bài thi trắc nghiệm được tổ chức hàng tuần.

Trả lời phóng viên của Financial Times, Nguyễn Phương Thảo cho biết “các bạn ở đây đều học rất giỏi và điều này khiến cháu thấy bị áp lực”. Ở tuổi 16, nữ sinh này muốn trở thành nhà báo, nhưng bộ môn cô ưa thích nhất lại là toán học, vì cô bị bố mẹ “ép” học thêm toán từ bé. Một học sinh lớp 11 khác, Nguyễn Tùng Chi, muốn theo học ngành maketing, đặt “mục tiêu đầu tiên là đỗ vào một trường đại học có tiếng ở Việt Nam. Bạn bè cùng lớp cháu toàn bị ám ảnh phải đạt điểm cao”.

Thế hệ trẻ Việt Nam dưới 20 tuổi chiếm một phần lớn dân số. Điều này giải thích mức độ cạnh tranh khốc liệt để vào được trường đại học và tìm được việc làm, trong bối cảnh nền kinh tế đang chuyển đổi sâu sắc. Và như vậy, chỉ có con đường học tập. Thêm vào đó, theo giải thích của cô Hoàng Kim Ngọc, 24 tuổi, giáo viên tiếng Anh trường Nguyễn Huệ: “Thế hệ cha mẹ chúng tôi đã phải lao động cật lực, và họ hiểu ra rằng, con đường nhanh nhất để phát triển đất nước là học tập”“Nhu cầu về nhân lực hiện rất cao. Chúng tôi đang trải qua cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, chúng tôi không chỉ cạnh tranh với máy móc mà còn phải làm chủ chúng”.

Nhà nghiên cứu Phạm Hiệp ở Hà Nội, chuyên về giáo dục đại học cho rằng, thứ hạng cao của Việt Nam trong kỳ khảo sát quốc tế một phần đạt được là nhờ chương trình giảng dạy được thiết kế tốt về toán học và khoa học. Ngoài giờ học chính trên lớp, học sinh còn “học thêm” (shadow education) toán và nhiều bộ môn khác.

Giáo dục Việt Nam có dạy cách tư duy không?

>>> Cậu bé lớp 8 phát biểu: “giáo dục Việt Nam quá thối nát rồi”

Tuy nhiên, giáo dục Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập. Học sinh cạnh tranh nhau khốc liệt để vào được đại học trong khi Việt Nam đang trải qua thời kỳ bùng nổ dân số. Hậu quả trước tiên, theo ông Phạm Hiệp, là Việt Nam “không có đủ chỗ trong giáo dục đại học. Cung không đủ cầu”. Các trường đại học dân lập chỉ tiếp nhận được khoảng 15% tổng số thí sinh. Đây là tỉ lệ khá thấp so với các nước láng giềng, như Philippines, Malaysia và Trung Quốc.

Không cần nghi ngờ về hiệu quả của hệ thống giáo dục Việt Nam trong việc dạy cho học sinh cách hoàn thành tốt các bài khảo sát, đặc biệt là toán và khoa học. Nhưng liệu giáo dục Việt Nam có dạy cho các em cách tư duy hay không? Và điểm số các bài khảo sát đáng tin cậy đến mức nào?

Bảng xếp hạng của Ngân Hàng Thế Giới đối với Việt Nam được dựa trên Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (Programme for International Student Assessment – PISA), do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) quản lý, và gồm các bài khảo sát quốc tế do học sinh 15 tuổi thực hiện.

Tuy nhiên, một nhà quan sát cho Financial Times biết là, kết quả này bị ảnh hưởng vì vấn đề lấy mẫu, khiến Việt Nam đạt kết quả tốt hơn so với thực tế. Thực tế là, khoảng một nửa học sinh bỏ học khi 15 tuổi. Những em bỏ học sớm thường là nhà nghèo, trình độ thấp hơn mức trung bình, chỉ những học sinh có điều kiện và siêng học hơn, được chọn làm bài thi, nên đẩy kết quả tổng thể lên cao.

Ông John Jerrim, giảng viên đại học Viện Giáo Dục thuộc Đại học Luân Đôn nhận xét: “Mẫu PISA cho Việt Nam bị lệch vì chỉ tính đến những học sinh có điều kiện và có thành tích cao hơn. Đây là yếu tố chính giải thích tại sao Việt Nam lại có kết quả tốt”.

Ông Jerrim cho rằng, Việt Nam sắp phải đối mặt với “nghịch lý” trong tương lai, vì cải thiện giáo dục đồng nghĩa với việc ngày càng nhiều trẻ em tiếp tục theo học, như vậy mức độ cạnh tranh cũng tăng theo. Vì vậy, điểm số PISA của Việt Nam có lẽ sẽ theo chiều hướng giảm, thay vì tăng thêm.

Tuy nhiên, vẫn theo ông Jerrim, ngay cả khi tính đến những bất thường trong số liệu thống kê, thì “Việt Nam vẫn xoay sở khá tốt so với các nước có cùng mức độ phát triển khác”. Từ hơn 10 năm nay, chính phủ Việt Nam tiến hành nhiều biện pháp cải cách giáo dục, tập trung chủ yếu vào việc giảm cường độ học tập của học sinh, khuyến khích lĩnh vực tư nhân đầu tư vào giáo dục đại học và cải thiện đào tạo nghề. Tuy nhiên, kết quả hiện giờ vẫn bị hạn chế.

Theo RFI

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Donor - Một câu chuyện có thật

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Ấm trà tri âm

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

Ad will display in 09 seconds

Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Donor - Một câu chuyện có thật

    Donor - Một câu chuyện có thật

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Ấm trà tri âm

    Ấm trà tri âm

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công?  Đây là lời giải đáp

    Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

  • Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

    Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

x