Bàn về cuốn sách quý của Gurcharan Das (P.2): Đi tìm sự giải thoát
The Difficulty of Being Good của Gurcharan Das là một quyển sách hay, khắc họa chân thực sự khó khăn của nhân loại và hoàn cảnh khốn cùng của xã hội ngày nay. Quyển sách này hấp thụ rất nhiều trí huệ của bộ sử thi Mahabharata, Ấn Độ.
Tiếp theo phần 1: Di sản văn hóa Ấn Độ
Làm người tốt không dễ
Sự kiện tị nạn châu Âu là một ví dụ rõ ràng trước mắt, chứng tỏ một điều rằng làm người tốt trong thế giới chúng ta cũng không phải là việc dễ dàng gì. Vốn dĩ, người dân châu Âu có thiện tâm rất lớn, các nước như nước Đức đã tiếp nhận rất nhiều dân tị nạn Syria, nhưng một số người trong họ đã làm rất nhiều chuyện xấu ở nơi nước tiếp nhận mình, dẫn đến kháng nghị phản đối dân tị nạn ở Đức và nhiều quốc gia khác dần dần tăng vọt. Nhân dân và chính phủ thực thi cứu trợ vốn xuất phát từ chủ nghĩa nhân đạo, đều lâm vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. The Difficulty of Being Good của Gurcharan, một lần nữa cho chúng ta biết được nhân loại ngày nay đã rơi vào hoàn cảnh nguy hiểm đến nhường nào. Thời đại Mahabharata, là mở đầu của thời đại Hắc Thiết (The Age of Iron) giai đoạn thứ 4 của lịch sử Ấn Độ, con người thời này, đã mất đi giá trị quan tôn quý, cũng đánh mất đạo đức, phẩm đức dũng khí và công chính.
Ramalinga Raju là người sáng lập công ty phần mềm Satyam nổi tiếng của Ấn Độ, từ năm 2009, Das đã biết ông ấy. Lúc đó, Das nhìn mắt Raju, cảm giác ông ấy là một người thành thật, tài giỏi, có chí lớn. Ở Mỹ, Das còn gặp được một khách hàng chính của Satyam, một phu nhân người Mỹ hồn nhiên cho biết, chất lượng sản phẩm phần mềm của Satyam xuất sắc nổi trội, độ tin cậy cao, quan niệm đạo đức của công ty rất tốt, tất cả mọi thứ đều vô cùng xuất sắc. Khi nói đến công ty Satyam và Raju, trong ánh mắt của bà thậm chí còn lấp lánh ánh quang.
Raju lúc còn trẻ kỳ thực cái gì cũng có, ông ta có thành tựu lớn như vậy, của cải, vật chất hưởng thụ cái gì cũng không thiếu, nhưng tại sao ông ta lại muốn lừa gạt, trộm lấy đi 7136 Crore tài chính chứ? Crore là đơn vị tính toán thường dùng của người dân Ấn Độ, Bangladesh, Pakistan và Nepal, 1 Crore là 10 triệu. 7136 Crore là 71.36 tỉ đồng rupi Ấn Độ, ước khoảng tương đương 1 tỉ USD. Ông ta còn khiến người đầu tư tổn thất 23.000 Crore, là 3,5 tỉ USD, cũng khiến 50.000 người mất việc.
Vì sao vậy? Chỉ vì tham lam thôi sao? Das cho rằng đây không chỉ là tham lam, tham lam là một câu trả lời vô cùng đơn giản, trong đó nhất định có nguyên nhân sâu hơn. Và Das đã nghĩ đến việc tìm câu trả lời trong sử thi Mahabharata, bởi vì trong Mahabharata tràn ngập những án lệ về đúng và sai, chính và tà, thành công và thất bại.
Đi tìm sự giải thoát
Trong triết học cuộc sống người Ấn Độ, đời người nên phân thành 4 giai đoạn:
- Giai đoạn thứ nhất, là thời thanh xuân của con người, là thời kỳ học sinh và thời kỳ cấm dục;
- Giai đoạn thứ hai, là giai đoạn thế tục, con người cần phải sinh sản, sinh dục, làm việc, lo việc gia định, hưởng thụ khoái lạc của thế tục;
- Giai đoạn thứ ba, con người phải bắt đầu thoát khỏi những truy cầu thế tục;
- Giai đoạn thứ năm, con người cần buông bỏ thế tục, truy cầu giải thoát tinh thần, thoát ly trói buộc.
Phải nói rằng nền tảng triết học cuộc sống như vậy dù có rất nhiều ý nghĩa tiến bộ, nhưng e là vẫn còn chưa đủ hoàn mỹ. Bởi vì từ Phật gia mà nhìn nhận, con người đều có chủ nguyên thần, mà tuổi thọ của chủ nguyên thần một người, và tuổi thọ nhục thể của một người không bao giờ giống nhau. Nếu như nói, con người nhất định phải đến lúc già rồi, tuổi tác đã lớn rồi mới có thể truy cầu giải thoát tinh thần, truy cầu thoát ly thế tục và trói buộc nhân thể, vậy không tránh khỏi đã quá muộn màng, đối với người thanh niên và trung niên mà nói, không khỏi có chút bất công.
Khi đi tìm câu trả lời và trí huệ trong Mahabharata, Das chú ý đến lực lượng thiên trừng (trời phạt) và pháp lý của vũ trụ. Trong sử thi có một câu chuyện thế này:
Hai anh em vì cảm thấy bất công đối với việc phân chia vương quốc, một bên ghen ghét âm mưu cướp lấy đất đai của bên kia. Cuối cùng, cuộc chiến chấm dứt, sau khi quyết đấu, một bên mất hết cả đất đai, của cải, nô bộc, thậm chí là vương hậu của mình. Kẻ thắng lợi bụng dạ khó lường mưu đồ khiếm nhã, muốn làm nhục vị vương hậu bị bắt làm tù binh. Khi người này định bụng trước mặt tất cả quý tộc lột sạch quần áo của vương hậu, thì một cảnh tượng làm người ta kinh ngạc xuất hiện! Bộ y phục trên người vương hậu vừa bị lột mất, trên thân bà lập tức xuất hiện một bộ y phục khác; lại cắt bỏ một bộ, lại xuất hiện một bộ khác, mỗi lần đều như vậy. Các thành viên hoàng thất, vương công quý tộc ở đó, không thể không cảm thấy kinh hoàng, họ đang tận mắt chứng kiến một kỳ tích rõ ràng rành rành ở thế gian! Cuối cùng, những bộ y phục bị lột bỏ chất đầy cả một nửa đại sảnh, còn vương hậu vẫn đang mặc bộ y phục như cũ, đứng tại đó. Còn kẻ đố kỵ rắp tâm bất lương, lúc này mệt mỏi rã rời, cũng vô cùng xấu hổ, chỉ có thể dừng lại, chán nản ngồi xuống.
Trong sử thi Ấn Độ, pháp lý của vũ trụ, lực lượng chính nghĩa và quy luật trừng phạt (Cosmic justice), đều triển hiện như vậy. Trên thực tế, thông qua nhận thức về Pháp (Dharma) của vũ trụ cũ còn giới hạn, Das biết được quy luật sinh lão bệnh tử của vũ trụ cũ, ý thức được Thời gian (hay là tử vong), chính là chúa tể cuối cùng quyết định vận mệnh của người ta.
Mahabharata dù là đang kể về một câu chuyện thắng lợi, nhưng điều Das nhìn thấy hoàn toàn khác biệt. Trong mấy chục năm cuộc đời, Das liên tục đi tìm Pháp, ông làm việc cho những công ty lớn tầm cỡ thế giới đã 30 năm, luôn làm đến chức quản lý cao cấp của công ty. Năm 50 tuổi, chán ghét những truy cầu tiền tại vô tận và tràn ngập tranh đấu, ông đã quyết định về hưu.
Cảm giác vô dụng của nhân sinh, con người sợ hãi cái chết, sợ hãi khi thời gian qua đi mất, đều khiến con người tìm đến tôn giáo và tín ngưỡng. Das đã phát hiện trong sử thi, chỉ có “Đức” (virtue), mới là thứ có giá trị nhất trong cuộc đời. Ông cũng phát hiện từ trong bộ sử thi, con người đối với truy cầu pháp lý vũ trụ, pháp lý cuối cùng truy cầu của con người, theo nhìn nhận của ông, chính là “Chân” (Truth hay Satya), “Thiện” (Compassion hay anrishamsya), và “phi bạo lực” (non-violence hay ahimsa). Ông thật sự đã phát hiện ra một phần của chân lý vũ trụ!
Quan sát này đối với nhiều người trong nước, nhất là những người tu luyện trong Phật Pháp mà nói, là vô cùng thú vị. Kỳ thực, Das từ trong nội hàm khai quật được trong trí huệ cổ xưa của Ấn Độ, nếu như tiếp tục miệt mài theo đuổi, sẽ phát hiện bản chất của “phi bạo lực” là gì? Làm thế nào mới có thể chân chính làm được “phi bạo lực”? Chính là “Nhẫn” trong Phật Pháp. Một người hay một đoàn thể, một dân tộc, một quốc gia nếu như thực hành được “Nhẫn” chân chính, chẳng phải chỉ có “phi bạo lực”, cả niệm đầu, bóng hình bạo lực cũng sẽ không tồn tại.
Đối với từng chương trong Mahabharata, mỗi một anh hùng, mỗi một hồi chiến dịch, Das đều có thể đem chúng liên hệ với thế giới ngày nay, nhất là ma nạn của thế giới hôm này. Ví dụ như tâm tật đố của người ta, bình đẳng xã hội, thiện ác hữu báo…, Das tổng kết nói, nội dung bao hàm của Mahabharata là nhân sinh không hoàn mỹ của con người, là tại sao có khi người tốt sẽ làm điều xấu, và trong thế giới ngày nay, làm một người tốt tại sao lại khó như vậy!
Das cho rằng, ông trời sẽ không tự nhiên cấp đức cho con người; mà việc trở thành người tốt là một việc làm vi diệu và cần phải đặt công phu vào đấy. Rất nhiều người đều muốn quay về thiên quốc, trở thành thần trên thiên thượng. Quốc vương Ấn Độ cổ cuối cùng phát hiện Pháp mà họ muốn tìm giấu trong động núi. Nhưng giá trị pháp mà họ muốn tìm, là chém giết, máu chảy và tranh đấu vô tận. Trong chương Ashrama Vasika của bộ sử thi, mọi người kéo đến rừng rậm tìm tiên nhân, nhưng cuối cùng chết ở trong rừng. Điều may mắn là, Đại Pháp chân chính của vũ trụ hôm nay, đã hiện ra trước mắt người đời rồi, chỉ còn xem chúng ta có thể may mắn đắc được không mà thôi.
Theo Xie Tian (giáo sư trường Đại học Nam Carolina)
Mai Mai, dịch từ epochtimes.com