Bán shisha công khai, “khói Ả Rập” đang mê hoặc trẻ em?

17/03/15, 10:30 Tin Tổng Hợp

TTO – Học sinh lớp 6 hút shisha trong quán cà phê làm nhiều người giật mình. Phải chăng việc mua bán shisha quá dễ dàng khiến lứa tuổi tìm đến với shisha ngày càng nhỏ?

Một nhóm bạn trẻ hút shisha – Ảnh: P.TUẦN

Giám đốc một trung tâm cai nghiện ở TP.HCM khẳng định: “Thuốc lá có hại thì sao shisha không có hại được?”.

Tuy nhiên, đến nay shisha vẫn được mua bán công khai, nhiều người lầm tưởng hút shisha không gây hại gì cho cơ thể của mình.

Mỗi lần hít 0,15 – 0,5 lít khói

Chỉ cần gõ từ khóa “bán shisha ở Việt Nam”, trong vòng 1 giây, công cụ tìm kiếm của Google cho ra 470.000 kết quả, trong đó có những trang chuyên bán shisha ở các thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội và nhận vận chuyển, phân phối hàng đi khắp nơi.

Những trang này bán đủ các loại bình, than shisha, hương shisha với lời quảng cáo là kinh nghiệm nhập khẩu và phân phối hàng chính hãng từ Ả Rập.

Bác sĩ (BS) Nguyễn Minh Tuấn, phó viện trưởng Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai, cho biết shisha giống như thuốc lá và thuốc lào, có nguồn gốc từ Ấn Độ và sau đó đã lan tràn qua các nước khác ở vùng Trung Đông.

BS Nguyễn Minh Tuấn phân tích cụ thể về khả năng gây độc hại cho cơ thể của shisha: một bình shisha thời gian ít nhất là 40 phút, như vậy số lần hít vào sẽ là từ 50 – 200 lần, lượng khói đưa vào cơ thể sẽ gấp từ 100 – 200 lần so với hút một điếu thuốc lá, đó là lượng khói rất khủng khiếp. Lượng khói này tương đương 0,15 – 0,5 lít khói!

Hơn nữa, lượng nicotine vào trong cơ thể do hút shisha còn cao hơn thuốc lá đến 75%.

Từ Ấn Độ và Trung Đông, hút shisha trở thành một trào lưu phổ biến ở giới trẻ nhiều nước, trong đó có Việt Nam – Ảnh: Reuters

“Như vậy, không những lượng nicotine có mà còn đưa vào phổi nhiều hơn cả khi hút thuốc lá”, BS Tuấn khẳng định.

Chia sẻ quan điểm này, BS Trần Ngọc Lưu Phương, chuyên khoa nội tiêu hóa Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TP.HCM, nói thêm rằng khói trong shisha chứa khí CO rất độc hại.

>> BS Trần Ngọc Lưu Phương

BS Tuấn cho rằng việc nói shisha ít nicotine và ít bị độc hại do được lọc qua nước là ngụy biện, bởi thực tế phần lớn các chất độc vẫn không được lọc qua nước và vẫn vào cơ thể.

“Tác hại của shisha cũng giống hệt như thuốc lá và thuốc lào. Với người lớn đã độc hại như vậy thì với những em học sinh còn hại đến mức nào!”, BS Tuấn nói.

“Shisha có những điểm nguy hiểm hơn ở cách sử dụng tập thể. Đầu tiên là lôi kéo người khác cùng sử dụng, thậm chí ép buộc họ phải sử dụng chung”, BS Tuấn chia sẻ.

Theo BS Nguyễn Minh Tuấn, điều đáng báo động trong xã hội hiện nay là giới trẻ đang lợi dụng việc hút shisha là một chất gây nghiện hợp pháp để trá hình, sử dụng các chất ma túy, các chất gây nghiện bất hợp pháp. Ví dụ hàng đá, cần sa, tài mà… là những loại ma túy dễ bị lạm dụng để sử dụng bình này.

Một nhóm bạn trẻ Hà thành say sưa với shisha – Ảnh: Hà Thanh

Trao đổi với Tuổi Trẻ, BS Phan Quốc Bảo – chuyên khoa tai mũi họng Bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM (cơ sở 2) – cho biết yếu tố nguy hiểm khó lường của việc hút shisha là việc pha chế thêm những chất gây nghiện khác hoặc hút shisha được làm từ các hương liệu hóa học có nguồn gốc không rõ ràng.

“Người ta đã chứng minh rằng những benzene vòng thơm có trong các hương liệu là một tác nhân gây ung thư đường hô hấp”, BS Bảo nói.

>> BS Phan Quốc Bảo

BS Trần Ngọc Lưu Phương cũng đưa ra khuyến cáo đối với các vị phụ huynh trong việc quản lý các hoạt động vui chơi của con mình, tránh việc bị lôi kéo sử dụng shisha như một trào lưu, một kiểu thể hiện sự sành điệu.

>> BS Trần Ngọc Lưu Phương

Nên đưa vào danh mục hạn chế kinh doanh

“Nên đưa vào danh mục hạn chế hoặc cấm kinh doanh”, đó là ý kiến của luật sư Nguyễn Văn Hậu, phó chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM, về vấn đề kinh doanh shisha.

Hút shisha ở quán bar – Ảnh: H.T.

Ông Hậu đưa ra dẫn chứng có những nước đã cấm hoàn toàn mặt hàng này vì gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và lối sống của một bộ phận giới trẻ.

>> Luật sư Nguyễn Văn Hậu

Trước đó, vào tháng 7-2013, UBND TP.HCM đã có văn bản gửi kiến nghị Bộ Y tế nghiên cứu trình Chính phủ xem xét đưa mặt hàng thuốc shisha bổ sung vào danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh nhằm bảo vệ sức khỏe cho người dân, đặc biệt là thanh thiếu niên.

Theo UBND TP, các cơ quan chức năng phát hiện thuốc và hóa chất bán tại nhiều điểm kinh doanh có nguồn gốc không rõ ràng và trong quá trình sử dụng, cá nhân hoặc cơ sở tổ chức có thể lợi dụng để pha trộn thêm vào bình hút các chất kích thích, hóa chất độc hại hoặc gây nghiện mà pháp luật đã cấm.

Tăng nguy cơ ung thư phổi lên 5 lần

Shisha (hay còn gọi là thuốc lào Ả Rập) mặc dù nhiều người sử dụng nghĩ rằng đó là ít độc hại hơn nhưng thực tế không phải vậy.

Hút shisha có tác hại không kém gì thuốc lá, cũng gây ung thư… Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nghiên cứu cho thấy tỉ lệ các bệnh răng miệng, ung thư phổi ở những người sử dụng shisha thường sẽ gấp 5 lần so với những người không sử dụng.

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cũng chỉ ra những điểm nguy hại khi hút shisha.

Theo tổ chức này, những người hút shisha có nguy cơ cao mắc các bệnh liên quan đến hút thuốc lá. Việc nhiễm trùng cũng có thể xảy ra khi dùng chung bình hay ống để hút shisha.

Người hút shisha có thể hấp thụ nhiều chất độc hại hơn cả người hút thuốc lá. Người hút shisha có nguy cơ mắc một số bệnh giống như người hút thuốc lá, bao gồm: ung thư miệng, ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư thực quản, giảm chức năng phổi, giảm chức năng sinh sản.

Với những người không hút nhưng ngồi gần, hít phải khói này thì cũng bị ảnh hưởng sức khỏe.

Singapore đã cấm shisha

Được biết, đầu tháng 11-2014, chính quyền Singapore ra tuyên bố hạn chế rồi cấm hoàn toàn việc hút shisha nơi công cộng, để bảo vệ sức khỏe của thanh niên.

Theo các quan chức y tế Singapore, nhiều người hiểu lầm rằng hút shisha ít có hại cho sức khỏe và không gây nghiện như thuốc lá. Tuy nhiên trên thực tế hút shisha cũng ảnh hưởng tới sức khỏe không kém gì thuốc lá.

VÕ HƯƠNG – TRÀ MY

Theo Tuổi Trẻ

Ad will display in 09 seconds

Hạt giống

Ad will display in 09 seconds

14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

Ad will display in 09 seconds

Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

Ad will display in 09 seconds

Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Irena Sendler và sự sống trong những chiếc lọ

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện

  • Hạt giống

    Hạt giống

  • 14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

    14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

  • Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

    Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

  • Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

    Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

  • Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

    Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Irena Sendler và sự sống  trong những chiếc lọ

    Irena Sendler và sự sống trong những chiếc lọ

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện

    Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện

x