Bạn hiểu được bao nhiêu ‘thuật ngữ’ trong tranh truyền thống?

08/04/19, 08:49 Tri thức

Mọi người khi tới phòng triển lãm tranh thường gặp một vài tình huống này: muốn thưởng thức tranh mà tìm không ra điểm nhấn, muốn khen ngợi mà không biết cất lời từ đâu, xem chủ đề phòng tranh, thì lại gặp một lô những thuật ngữ lạ lẫm, không cách nào hiểu được.

Bạn hiểu được bao nhiêu 'thuật ngữ' trong tranh truyền thống?.1
Bức ảnh “Hổ Khê Tam Tiếu Đồ” thời Bắc Tống. (Ảnh: Wikipedia)

Thật ra trong những thuật ngữ đó có một số từ vựng có tần suất xuất hiện rất cao. Ví dụ như “quyên bản”, “thiết sắc”, “công bút và tả ý”,vv… Bạn chỉ cần nắm chắc các thuật ngữ này là có thể thưởng thức cũng như hiểu tác phẩm.

Dưới đây là một vài giải thích để lần tới xem triển lãm có thể dùng nhé!

“Quyên bản” (Bản lụa)

Chữ “quyên” (lụa) trong tranh truyền thống đọc là thanh âm thứ tư nhưng thường bị đọc nhầm thành thanh thứ nhất. Vẽ trên lụa, lụa mỏng, vải dệt gọi là “quyên bản”. Trên mặt bức họa có thể nhìn rõ ràng vết ngang dọc của sợi dệt.

Tác phẩm đại biểu là bức “Khê Sơn Hành Lữ Đồ” của Phạm Khoan thời Bắc Tống. Khác với “quyên bản” là “chỉ bản” (bản giấy), là vật liệu thường dùng nhất. Lấy giấy làm nền và vẽ lên đó gọi là “chỉ bản”.

“Thiết sắc” (Bố trí màu sắc)

Từ “thiết sắc” này cùng với “quyên bản” và “chỉ bản” thường được dùng với nhau và hay xuất hiện trong chủ đề triển lãm tranh truyền thống. Ý tứ của từ “thiết sắc” chính là bố cục màu sắc trong tranh truyền thống, thông thường trên mặt tranh chỉ cần có màu sắc là có thể nói là tác phẩm “thiết sắc”, tức tác phẩm đã có bố cục màu.

Tương phản với “thiết sắc” chính là “thủy mặc”, với đặc điểm không có màu sắc trên tranh hoặc rất ít. Chủ yếu là sắc đen để tạo nên tác phẩm.

“Tuyển nhiễm” (Tô vẽ đậm)

Đây là tên một kỹ thuật trong hội họa. Dùng mực nho hoặc màu sắc để làm nổi bật đối tượng, phân biệt trước sau trái phải, tăng thêm cảm xúc và cảm giác lập thể, từ đó tăng cường hiệu quả nghệ thuật.

Uẩn Thọ thời nhà Thanh nói: “Người ta luận về tranh, đều dùng ‘thiết sắc’ cho dễ, dùng ‘tuyển nhiễm’ rất khó. Vẽ rồi đến tô màu, giống như cho lưỡi câu vào lò luyện, luyện qua luyện lại, lửa chỉ cần hơi hơn kém một chút là những công đoạn trước đều bỏ đi hết”.

“Hồng thác” (Làm nổi bật)

‘Hồng thác’ là một kỹ thuật trong hội họa. Dùng mực nho hoặc màu xám tô bên ngoài đối tượng làm cho đối tượng nổi lên. Như vẽ trăng và mây thì làm trăng nổi từ các đám mây có độ đậm nhạt hay mức xám thay đổi.

Ngoài ra còn cảnh tuyết, mưa, sương mù, sáng chiều, nước chảy, các đồ vật màu trắng trong tranh hoa điểu và tranh thủy mặc (Hội họa hiện đại không vẽ tranh thủy mặc cũng có sử dụng cách này).v..vv.. Thông thường chọn phương pháp làm nổi bằng cách tô điểm bên ngoài.

“Tiểu phẩm” (Tác phẩm nhỏ)

Bạn hiểu được bao nhiêu 'thuật ngữ' trong tranh truyền thống?.2
Bức “Mai Thạch Khê Phù” của Mã Viễn, một trong tứ đại gia Nam Tống. (Ảnh: Wikipedia)

“Tiểu phẩm” là chỉ đến tác phẩm trữ tình khá tự do của họa sỹ trong tranh. Tư tưởng không có nhiều ràng buộc, làm tùy ý, thông thường trình độ nghệ thuật đã đạt tới cảnh giới tương đối cao. Tác phẩm loại này kích thước không lớn, nhưng mang lại cái nhìn sâu sắc.

Nói đến “Tiểu phẩm” điển hình phải kể đến các bức vẽ của người thời Tống như bức “Mai Thạch Khê Phù” của Mã Viễn, một trong tứ đại gia Nam Tống.

“Chiết chi” (Bẻ cành)

Chiết chi là một kiểu vẽ hoa cỏ. Vẽ hoa cỏ không vẽ toàn bộ cây hoa, chỉ vẽ từ thân lên và một bộ phận cành hoa, từ đó mà có tên như vậy.

Đời Tống – Nguyên trong tranh đã có kỹ thuật này nhưng thịnh hành phải đến giữa đời Thanh và Minh. Các tiểu phẩm hoa cỏ trên các sản phẩm như quạt giấy thường dùng cách gấp đơn giản với họa tiết đẹp.

Tróc lặc (Săn bắt)

Đây là thuật ngữ trong hội họa Trung Quốc, chuyên dùng trong tranh hoa cỏ chim muông với việc tả chim đi săn thức ăn làm đề tài.

“Phấn bản” (Bản bột)

Hội họa cổ đại đổ bột vẽ lên bản thảo hoặc nói cách khác chính là “bản nháp nhỏ”. Hình thức này cũng giống với việc vẽ bản thảo tranh dầu khổ lớn ở phương Tây.

Cách làm có hai dạng: Thứ nhất là dùng kim tạo các lỗ nhỏ trên các đường mực nho của bản thảo rồi dùng bột thấm vào giấy, lụa hoặc tường. Sau đó dựa theo các chấm bột để vẽ.

Thứ hai là từ mặt sau của bản thảo bôi lên đất sét trắng hay đá phấn, bột đất … rồi dùng mũi của trâm cài đầu theo nét mực nho vẽ lên giấy, lụa hoặc tường. Sau đó theo vết của bột mà vẽ. Do vậy mà sau này gọi là “phấn bản”.

“Hán cung xuân hiểu” của Cửu Anh. (Ảnh: Wikipedia)

“Khoản thức” (Chữ khắc)

Hình thức này trong các tranh, sách cổ nhất định phải dùng tới. Chữ khắc trong tranh, sách cổ cũng gọi là “đề khoản” hoặc “khoản đề”, chính là sử dụng chữ, con ấn hoặc hoa áp (chữ ký) đóng trên các tác phẩm văn chương hoặc tranh vẽ. Ví dụ như hoa áp “Thiên hạ nhất nhân” của Tống Huy Tông. Nội dung văn tự thông thường là họ tên, thời gian, địa điểm.

“Đề bạt” (Đề tựa)

Trong sách vở, tranh họa, bia thì chữ ở mặt trước gọi là “đề”, ở cuối, sau gọi là “bạt”. Trong sách hay tranh thì người tạo ra thì gọi là “bản nhân đề bạt”, người khác tạo thì gọi là “tha nhân đề bạt”. Đồng thời còn phân ra là tác giả hoặc người đại diện hoặc người sau này đề bạt. Người sau này đề bạt thường có một số nội dung khảo chứng và thưởng thức tác phẩm.

Lời đề bạt còn phân thành 3 dạng. Một là dạng trải chiều ngang, căn cứ theo tập quán từ phải sang trái, số chữ có thể nhiều hay ít nhưng không nên quá nhiều, nên giữ hình thức trải theo chiều ngang như vậy.

Hai là chiều dọc, số dòng không nhiều nên giữ hình thức chiều dọc. Ba là dạng tự nhiên với trên dưới trái phải không đều. Ở trên là nói hai kiểu ngang dọc với phía đầu dòng ngay ngắn chỉnh tề cuối thì có thể không cân không chỉnh. Dạng tự nhiên thì rất thoải mái đề bạt.

“Tam viễn” (Ba cái xa)

Tam viễn là từ chỉ lúc thưởng thức tranh sơn thủy thì gần như không ra khỏi phạm vi của từ này. Quách Tư Toản thời Bắc Tống trong quyển “Lâm Tuyền Cao Chi” viết cha ông Quách Hy nói về Tam Viễn: “Cao viễn, Bình viễn, Thâm viễn”.

Từ chân núi nhìn lên đỉnh gọi là cao viễn; từ trước mặt mà nhìn phía sau núi gọi là thâm viễn; từ gần núi mà nhìn cả núi gọi là bình viễn. Cao viễn hiện tại gọi là nhìn lên; bình viễn gọi là nhìn toàn cảnh; thâm viễn thì nói là nhìn sâu và thêm nhìn ra xa.

“Vị trí”

Là thuật ngữ trong hội họa, còn gọi là “tổ chức vị trí” cũng là chỉ trong bố cục bức tranh cần phối trí thích hợp, khéo léo và độc đáo.

Vương Dục đời Thanh trong “Đông Trang Luận Họa” nói: “Vẽ tranh cần định vị trí trước. Vị trí là sao? Âm Dương, hướng, ngang dọc, lên xuống, đóng mở, khóa kết, bao quanh, gần xa, phản xạ,… nên sử dụng một cách tự do thoải mái”.

“Lưu bạch” (Lưu khoảng trắng)

Là một thủ pháp thường dùng trong sáng tác nghệ thuật. Nó chính là có dụng ý lưu lại khoảng trắng hoặc khoảng không tương ứng trên bề mặt nhằm điều hòa tinh tế cả tác phẩm tranh hay sách.

Có thể thể hiện bằng băng tuyết, ánh trăng hoặc các đối tượng tương tự. Có thể là để lại không gian tưởng tượng cho người xem.

“Công bút họa” (Tranh có nét bút tinh tế tỉ mỉ)

Trong việc thưởng thức tranh thì yếu tố này có tần suất xuất hiện rất cao. Nó là một kiểu vẽ chi tiết tỉ mỉ. Bạn có thể tìm xem các bức tranh thời Tống, như Bắc Tống Tống Huy Tông “Thụy Hạc”, cũng có thể tìm một chút tranh vẽ nhân vật của Cừu Anh thời Minh, tranh hoa cỏ chim muông của Trầm Thuyên đời Thanh.

“Tả ý họa” (Tranh tả ý)

Tả ý tức là thông qua nét mực mà ngắn gọn khái quát, chú trọng miêu tả ý tứ, trạng thái và cái thần của đối tượng. Như Lương Khải, Pháp Thường thời Nam Tống. Trần Thuần, Từ Vị thời Minh. Châu Đáp thời Thanh sơ,… rất giỏi về tả ý.

Để hiểu về tranh tả ý có thể tìm tác phẩm của Tề Bạch Thạch, trong tác phẩm của ông có tả ý và cả công bút. Ví dụ trong trang sách về cỏ cây côn trùng. Cỏ cây côn trùng là công bút và hoa cỏ xung quanh là cơ bản là tả ý.

“Một cốt họa” (Tranh không xương)

Không xương cũng là phân loại tên một dạng kỹ thuật vẽ. Phong cách tinh tế và màu sắc đa dạng. Khác với công bút ở chỗ không xương không dùng nét mực làm xương mà trực tiếp dùng màu sắc để tạo nên đối tượng và từ đó mà có tên như vậy.

“Bạch miêu Cát Vũ Hầu” của Cừu Anh. (Ảnh: Bảo tàng cố cung quốc gia)

“Bạch miêu” (Tranh thủy mặc)

Tên một kỹ thuật vẽ của Trung Quốc. “Bạch họa” xuất phát từ cổ đại, dùng nét mực vẽ nên đối tượng, không dùng màu sắc lên đối tượng.

“Câu lặc”

Tên kỹ thuật vẽ tranh Trung Quốc. Dùng bút thuận theo thế gọi là “Câu”, ngược thế gọi là “lặc”; cũng có lấy một bút gọi là “câu”, nhiều bút gọi là “lặc” (sử dụng với tranh sơn thủy gọi là “phức”); rồi cũng gọi bên trái là “câu”, bên phải là “lặc”.

Hải Triều (Theo Secretchina)

Ad will display in 09 seconds

Huyền bí xá lợi Phật

Ad will display in 09 seconds

Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

Ad will display in 09 seconds

Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

Ad will display in 09 seconds

Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

Ad will display in 09 seconds

Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

Ad will display in 09 seconds

Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

Ad will display in 09 seconds

Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

  • Huyền bí xá lợi Phật

    Huyền bí xá lợi Phật

  • Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

    Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

  • Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

    Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

    Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

  • Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

    Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

  • Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

    Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

  • Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

    Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

  • Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

    Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

x