Bài học từ quá khứ: Thành tâm cầu Thần Phật giúp đỡ và điều kỳ diệu đã xảy ra
Nhìn lại những trận đại dịch lớn trong lịch sử loài người, dường như đều có điểm chung là xuất hiện đột ngột và biến mất cũng đột ngột. Có vẻ như, những bệnh dịch đó đã “tha mạng” con người, chứ không phải con người đánh bại bệnh dịch.
Chỉ trong vài tháng ngắn ngủi, virus Vũ Hán từ Trung Quốc đã lây lan ra toàn thế giới. Mọi người hy vọng rằng với công nghệ tiên tiến và hệ thống y tế phát triển tốt có thể ngăn chặn sự hoành hành của virus và cứu chữa bệnh nhân. Tuy nhiên, đến nay vắc-xin vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm, một số lượng lớn người nhiễm bệnh đã tử vong vì không có thuốc chữa.
Cách đây không lâu, các quan chức Hoa Kỳ đã khởi xướng việc cầu nguyện Chúa để tìm kiếm sự che chở, thoát khỏi đại nạn dịch bệnh. Nhìn lại lịch sử, con người nhiều lần đã được các vị Thần bảo vệ và vượt qua kiếp nạn dịch bệnh nhờ cầu nguyện và sám hối.
Tăng nhân đức độ được Thần linh bảo vệ
Trong thời nhà Tấn, cha mẹ của Ngô Hưng Dịch Quân qua đời khi ông còn nhỏ, và ông được người mẹ kế nuôi dưỡng. Dù không phải là mẹ ruột, nhưng Dịch Quân vô cùng hiếu thuận với bà.
Vì nhà nghèo và không có tiền tiết kiệm, ông cần mẫn làm ruộng để nuôi mẹ kế. Sau khi mẹ kế mất, Dịch Quân đã xuất gia làm tăng sau khi chịu tang mẹ, ông bái Trúc Đàm Ấn làm thầy, pháp hiệu Trúc Pháp Khoáng.
Trúc Đàm Ấn khổ luyện tu hành, rất có đạo hạnh, vậy nên Trúc Pháp Khoáng một lòng thờ phụng sư phụ. Năm nọ, Trúc Đàm Ấn mắc trọng bệnh, leo lắt như ngọn đèn trước gió.
Trúc Pháp Khoáng thành kính cầu nguyện trước các vị Thần và sám hối những tội lỗi mà mình đã làm trong quá khứ, thành tâm cầu nguyện trong 7 ngày 7 đêm.
Vào ngày thứ 7, ông đột nhiên nhìn thấy một vầng hào quang ngũ sắc chiếu vào phòng của Trúc Đàm Ấn. Cùng lúc đó, Trúc Đàm Ấn cũng cảm thấy có ai đó đang dùng tay ấn vào mình, sau đó, cơn đau biến mất, ông liền nhanh chóng bình phục.
Sau đó, vào những năm Hưng Ninh, dịch bệnh nhiều lần bùng phát. Trúc Pháp Khoáng là người có tâm thuần khiết, đức hạnh cao quý, giỏi niệm chú cầu Thần trong những tình huống nguy kịch, giúp những người bị nhiễm bệnh có thể qua khỏi cơn nguy kịch.
Vào thời điểm đó, có người nhìn thấy cảnh tượng ở một không gian khác, bèn nói với mọi người rằng, bất kể Trúc Pháp Khoáng ăn ở hay đi lại, xung quanh đều có hàng chục vị Thần bảo hộ.
Trúc Pháp Khoáng ở nhà là một người con hiếu thảo; sau khi xuất gia là một hiền đồ; vân du thiên hạ dùng cái thiện để đối đãi với mọi người. Ông tu hành có đạo, có tài đức, mỗi khi ông chân thành xưng tội và cầu xin Thần thì được Thần hồi đáp, giúp đỡ thầy của ông và những người mắc bệnh dịch vượt qua đại nạn.
Một lòng vì người khác, Thần linh ban thuốc cứu vạn dân
Trong những năm Vĩnh Gia thời nhà Tấn, một trận đại dịch ập đến. Tăng nhân An Huệ không đành lòng chứng kiến cảnh người dân khổ sở, ngày đêm cầu khấn Thần linh, mong Thần linh ban cho thần dược để chữa bệnh cho dân.
Một hôm, ông vừa đi khỏi môn tự, thì bỗng nhiên thấy hai hòn đá, hình dáng kỳ dị trông giống như một cái chum to. Ông cảm thấy kỳ lạ bèn nhấc lên xem, thì thấy bên trong có nước thần. Ông phân phát nước thần cho người nhiễm bệnh, mọi người đều được chữa khỏi.
Thế nhân thường nói: “Người đang làm, trời đang nhìn”, có lẽ ông trời cảm động trước thiện niệm của An Huệ, nên đã ban cho nước thần.
Chân thành sám hối, Thần Ôn dịch mở cho một lối thoát
Đế chế La Mã cổ đại từng bị Trời cao trừng phạt vì đã bắt bớ những người theo đạo Cơ đốc. Ông trời đã giáng xuống 4 trận đại dịch lớn, đế chế khổng lồ vì đó mà suy tàn, sụp đổ và diệt vong.
Để ngăn chặn sự lây lan của bệnh dịch, người La Mã lúc bấy giờ đã “vắt kiệt” trí tuệ của mình mà vẫn không ngăn được bệnh dịch hoành hành. Người La Mã bất lực chờ đợi cái chết trong sự tuyệt vọng tột cùng.
Vào thời điểm đó, những người theo đạo Cơ Đốc không hề lo sợ bệnh dịch, vẫn xuống đường để giúp chăm sóc và điều trị người bệnh, thu gom xác chết rồi chôn cất, và truyền bá phúc âm chân lý cho mọi người. Sự chân thành và thiện lương của họ dần dần đánh thức người dân La Mã.
Sau khi phải chịu đựng sự giày vò của bệnh dịch và nếm trải cảm giác đau buồn vì mất người thân, người dân La Mã bắt đầu thức tỉnh và suy nghĩ lại, công khai lên án việc hoàng đế La Mã bắt bớ các tín đồ Cơ đốc giáo.
Nhiều người La Mã đã dũng cảm bước ra khỏi nhà, kính cẩn mang thánh cốt của Thánh Sebastian diễu hành quanh thành phố. Họ ngoan đạo sám hối với các vị Thần. Cuối cùng thì phép màu đã xuất hiện, đại dịch biến mất khỏi thành Rome.
Bệnh dịch của người La Mã đột nhiên biến mất, để lại một sự khai sáng quan trọng cho thế hệ tương lai: Khi con người từ bỏ việc đi theo (hoặc ủng hộ) những kẻ bức hại và xây dựng lại niềm tin vào Thần linh với một thái độ đúng đắn, họ có thể nhận được sự khoan dung từ các vị Thần. Đức Chúa trời hủy bỏ sự trừng phạt, đại dịch ở La Mã đột ngột chấm dứt.
Các vị Thần hồi đáp lời cầu nguyện, thế nhân hoàn thành lời hứa
Năm 1633, Cái chết Đen tràn qua châu Âu và xâm nhập vào ngôi làng Opal Amegau của Đức, khiến cứ hai hộ gia đình thì ít nhất có một người chết. Dân làng kinh hãi cầu nguyện Thượng đế và thề rằng nếu Thượng đế có thể cứu họ khỏi thảm họa diệt vong, họ sẽ biểu diễn vở kịch “Passionsspiel” mười năm một lần để tạ ơn Thượng đế đã che chở, cho đến lúc tận thế.
Kể từ thời điểm họ phát lời thề, Cái chết Đen không bao giờ lấy đi bất kỳ sinh mạng nào trong làng Opal Amegau nữa. Để thực hiện lời thề, dân làng Ober Amegau đã dàn dựng vở “Passionsspiel” lần đầu tiên vào năm sau. Kể từ đó, họ đã duy trì truyền thống này trong gần 400 năm.
Tuệ Tâm (Theo Epoch Times)