Áp dụng phương pháp “Hỏa trị liệu”: Lợi hay hại?

13/11/18, 10:35 Sức khỏe

Gần đây, cư dân mạng bắt đầu nổi lên phương pháp trị liệu bằng lửa gọi là “Hỏa trị liệu” được cho là có thể chữa bách bệnh. Tuy nhiên, đã có một khách hàng bỏng nghiêm trọng vùng mặt tại một Spa ở Phan Rang, Ninh Thuận lại một lần nữa cho thấy việc áp dụng phương pháp trị liệu không có chuyên môn rất nguy hại cho sức khỏe.

Áp dụng phương pháp ' Hỏa trị liệu ': Lợi hay hại?
Áp dụng phương pháp ‘Hỏa trị liệu’: Lợi hay hại?

Vậy hoả trị liệu là gì?

Hoả trị liệu là vẩy cồn, châm lửa, tăng nhiệt độ cho khăn ẩm; mục đích tương tự như phương thức giác hơi truyền thống là mở lỗ chân lông, loại bỏ tà khí, lưu thông khí huyết trong kinh lạc. Đây là phương pháp xuất phát từ Trung Quốc, một số người cho rằng phương pháp này chữa bách bệnh. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị của nó vẫn chưa được nền y học chính thống nào công nhận.

Hoả trị liệu được áp dụng như thế nào?

Một khách hàng đang sử dụng phương pháp hảo trị liệu. (Ảnh từ dealtoday)

Hỏa trị liệu dùng tốt cho các chứng bệnh cảm ngoại thương hàn mới, mục đích là cho xuất mồ hôi giải biểu thì bệnh lui. Khi không nắm rõ bệnh tình lại thấy: đau lưng, đau vai gáy, ớn lạnh trong người, thậm chí là sử dụng làm đẹp da… mà áp dụng “hỏa trị liệu”, lại còn làm nhiều lần, thì quả thật ‘cái được chẳng bõ cho cái mất’, di chứng về sau là khôn lường.

Muốn áp dụng được “hỏa trị liệu” trước hết phải có chuyên môn về y khoa, và tìm hiểu rõ những gì danh y Trương Trọng Cảnh đã đề cập trong Thương hàn luận – một trong tứ đại kinh điển y học. Phương pháp này liên quan nhiều đến bệnh của Thái dương. Thái dương thống quản binh vệ, chủ phần biểu của thân thể để bảo hộ bên ngoài, là hàng rào của các kinh. Hễ phong hàn xâm nhập thân thể thì Thái dương chịu đựng trước tiên. Phần ngoài cơ thể cảm thụ tà khí, do đó mà xuất hiện các chứng mạch phù, đầu gáy cứng đau, sợ lạnh… tức là bệnh Thái dương.

Điều 15: “Thương hàn mạch phù thầy thuốc dùng nhầm phép chườm nóng để cưỡng bách cho ra mồ hôi, vong dương, nên phát cuồng, nằm ngồi không yên, cho dùng Quế chi (thang) khử (bỏ) Thược dược gia Thục Tất, Long cốt, Mẫu lệ cứu nghịch thang làm chủ.”

Điều 113: “Bệnh Thái dương mới hai ngày mà có chứng vật vã, khi chườm nóng vào lưng mà ra nhiều mồ hôi, hỏa nhiệt vào dạ dày, thủy dịch trong dạ dày kiệt hết vật vã, sinh ra nói sảng quá mười mấy ngày rét run cầm cập, tự ỉa lỏng…”

Điều 114: “Bệnh Thái dương trúng phong, thầy thuốc dùng phép chườm nóng để cưỡng phát hãn, tà phong bị hỏa nhiệt huyết khí chảy tràn mất chừng mực, hai thứ dương cùng xông đốt khiến cho mình mảy phát vàng, dương thịnh thời muốn đổ máu cam, âm hư thời đi đái khó, âm dương đều hư kiệt thời mình mẩy khô ráo chỉ đổ mồ hôi đầu, bụng đầy, hơi suyễn miệng khô họng loét, hoặc không đi đồng. Lâu thì nói sảng, nặng lắm thì sinh ra chứng ọe, chân tay vật vã rối loạn, măn áo sờ giường nếu tiểu tiện lợi thì có thể chữa được.”

Điều 116: “Hình thái là thương hàn nhưng mạch không huyền khẩn mà lại nhược, mạch nhược có khát nước bị dùng nhầm cách dùng nóng nên sinh ra nói sảng, mạch nhược mà phát sốt là mạch phù, giải biểu ra được mồ hôi thì khỏi”.

Điều 117: “Bệnh Thái dương lấy lửa hun (hơ lửa) mà không ra mồ hôi được sinh ra chứng vật vã đến thời kì truyền kinh vẫn không giải được tất đi đồng ra máu như thế gọi là Hỏa tà”.

Điều 118: “Mạch phù nóng phát nhiều mà dùng phép cứu, đấy là thực chứng, thực chứng mà theo phép chữa hư chứng, vì hỏa mà đông huyết thì sinh ra chứng họng khô và thổ huyết”.

Điều 119: “Bệnh nhân mạch vi sác phải thận trọng không thể cứu vì hỏa độc tác hại thì hay làm cho phiền nghịch theo cái hư dưới cái thực mà huyết trong kinh mạch hao tán? Khi lửa tuy bé mà giàu sức nội công, đốt xương hại gan, huyết khó hồi phục được”.

Điều 120: “Mạch phù nên phát hãn để giải, dùng lửa để cứu, tà không có lối ra, nhân gặp lửa mà thịnh lên thì ngang lưng trở xuống tất nặng mà sinh tê dại gọi là hỏa nghịch…”

Hậu quả của dùng hoả trị liệu mà không có chuyên môn

Do dùng nhiệt là công cụ trị bệnh hay làm đẹp do đó biến chứng bỏng từ nhẹ đến nặng là rất cao. Điều này có thể để lại hậu quả về nhan sắc, ảnh hưởng tâm lý lâu dài, có thể là suốt đời.

Theo y học cổ truyền, bệnh nhiệt đáng ra phải dùng thuốc lương mát để trị liệu. Người không có chuyên môn là dùng hoả trị liệu, nhiệt gặp nhiệt mà phát cuồng, gây nguy hiểm cho người bệnh.

Với hàng loạt những bất cập có thể xảy ra ảnh hưởng tới thẩm mỹ và sức khoẻ, bạn nên gặp chuyên gia có chuyên môn về y khoa để được tư vấn sử dụng và có thể xử trí nhanh nếu có biến chứng xảy ra.

>>> Hàm nghĩa của Trung Y (P1): Bệnh nhân hoàn toàn có thể tự phục hồi bằng lối sống thuận theo tạo hóa

>>> Nắm được đặc trưng ngũ hành của bản thân có thể đạt được hiệu quả giảm béo

Theo ĐKN

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

Ad will display in 09 seconds

Nếu muốn ly hôn, đừng vội, bạn hãy xem video này

Ad will display in 09 seconds

Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Ông Bụt, Ông Phật và Ông Tiên?

Ad will display in 09 seconds

5 bằng chứng chấn động về du hành thời gian thời cổ đại

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

    Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

  • Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

    Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

  • Nếu muốn ly hôn, đừng vội, bạn hãy xem video này

    Nếu muốn ly hôn, đừng vội, bạn hãy xem video này

  • Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

    Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

    Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

  • Thế nào là Ông Bụt, Ông Phật và Ông Tiên?

    Thế nào là Ông Bụt, Ông Phật và Ông Tiên?

  • 5 bằng chứng chấn động về du hành thời gian thời cổ đại

    5 bằng chứng chấn động về du hành thời gian thời cổ đại

x