Ảo thuật “dây thừng thông thiên” – Bí ẩn khó giải, thách thức mọi định luật khoa học
Tại Ấn Độ có một loại ảo thuật gọi là “dây thừng thông thiên” được lưu truyền trong dân gian. Rất nhiều người suy nghĩ mãi vẫn không giải thích được sự bí ẩn này, khoa học hiện đại lại càng không biết giải thích từ đâu, đây thực sự là một thách thức đối với nhân loại.
Màn ảo thuật “dây thừng thông thiên”
“Dây thừng thông thiên” (sợi dây thừng nối với trời) ở Ấn Độ còn gọi là dây Thần Tiên, nguồn gốc từ một loại ảo thuật cổ xưa của Ấn Độ. Tiết mục này thường do một nhà ảo thuật và một bé trai biểu diễn, đồng thời sử dụng một sợi dây thừng dài. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu một số ghi chép liên quan đến loại ảo thuật này tại Ấn Độ.
Loại ảo thuật này có rất nhiều kịch bản, trong đó có một kịch bản là vị tăng nhân Ấn Độ đưa một đầu của sợi dây thừng dài chậm rãi lên không trung, cuối cùng biến mất trong mây mù, dây thừng lúc nào cũng thẳng tắp, và một bé trai men theo dây thừng mà bò lên trên, cuối cùng cũng biến mất trong mây mù.
Màn diễn tiếp theo còn làm người xem chấn động hơn. Vị tu sĩ sau đó cũng trèo lên trên sợi dây thừng và tay cầm một con dao. Đột nhiên, một cánh tay và một cái chân của bé trai từ trên không trung rơi xuống. Cuối cùng cả cơ thể của bé trai bị đưa vào trong một cái sọt, dây thừng cũng theo sau đó mà rơi xuống mặt đất. Cuối cùng, bé trai từ trong cái sọt đứng dậy, bình yên vô sự.
Trong một số kịch bản khác, bé trai có khi bị vị tăng nhân đuổi theo liền vội vàng bò lên sợi dây thừng, có khi là bé trai bò lên đỉnh dây thừng rồi hoàn toàn biến mất.
Yêu cầu cơ bản nhất của một nhà ảo thuật chính là phải tuyệt đối giữ bí mật. Bởi vậy, màn ảo thuật “dây thừng thông thiên” trong cả ngàn năm nay chỉ lưu hành ở Ấn Độ, cũng không được tùy ý truyền ra bên ngoài, cũng bởi vì giữ bí mật ở trong nước, nên loại ảo thuật này vào giữa thế kỷ 20 đã bị thất truyền.
Hiện nay ảo thuật dây thừng thông thiên ở Ấn Độ là do nhà ảo thuật hiện đại đã cải biến khác đi, so với nguyên lý của ảo thuật dây thông thiên vốn có trước đây đã không còn giống nhau nữa.
Điểm đặc sắc của dây thông thiên hiện nay chính là ảo thuật gia sử dụng cái sọt đựng sợi dây thừng, sau đó dùng nhạc cụ phát ra âm thanh, để cho dây thừng theo tiếng nhạc mà từ từ đi lên. Còn điểm đặc sắc của phiên bản xưa chính là không cần dùng sọt để đựng dây thừng, chỉ dùng lực cánh tay ném dây thừng lên bầu trời, dây thừng lập tức cố định hình dạng thẳng tắp.
Những ghi chép liên quan đến “dây thừng thông thiên”
Trong lịch sử văn minh Trung Mỹ, dây thừng là vật biểu tượng của Thần linh. Trong các tác phẩm nghệ thuật của người Maya và người Mexico, dây thừng rủ xuống từ bầu trời tượng trưng cho hạt giống của Thần từ trên trời rơi xuống, khiến mặt đất sinh sôi nảy nở. Trong tờ lịch xưa của người Mexico, chúng ta có thể nhìn thấy sự xuất hiện của dây thừng. Người Mexico gọi tiết khởi đầu của mùa mưa là Toth Katel, nó có nghĩa là sợi dây thừng.
Trong các lời tiên tri cũng nói rằng, những sợi dây thừng luôn kết nối rất chắc chắn với thiên thượng và dù con người có nói như thế nào đi nữa nó cũng không lay động. Nói cách khác, để lên được thiên thượng chỉ có thể dựa vào đặc ân của Thần mà thôi.
Chương đầu tiên của quyển thứ nhất trong cuốn sách “Phạn Kinh” (còn được gọi là “Phệ Đàn Đa Kinh”) vào thế kỷ thứ 5 TCN có nhắc đến “nhà ảo thuật trèo lên không trung”. Trong cuốn sách “Ảo thuật Ấn Độ”, có nói rằng tiết mục ảo thuật này đã được những nghệ sĩ đường phố biểu diễn từ rất xa xưa.
Xưa nay, cho dù rất nhiều người tận mắt nhìn thấy màn ảo thuật “dây thừng thông thiên” của Ấn Độ, cũng rất khó mà phá giải được bí ẩn bên trong nó. Người biểu diễn không để người ngoài hiểu được phương pháp bên trong ngoại trừ con trai của họ. Điều này càng khiến màn ảo thuật dây thừng thông thiên phủ lên một tấm màn đen huyền bí.
Thời Trung Quốc cổ đại cũng có những ghi chép về biểu diễn “Kỹ pháp dây thừng thông thiên”. Học giả Vương Trắc Sở vào thời Bắc Tống có soạn cuốn “Mặc Ký” (Lưu vào trí nhớ) ghi lại lúc nhà thơ Yến Thù thôi chức ở Dĩnh Châu, từng gặp qua kỹ pháp tương tự.
Vào thế kỷ 14, nhà du hành Ả Rập Ibn Battura vào năm 1346 khi du lịch đến Hàng Châu (Trung Quốc) cũng thưởng thức thuật dây thừng thông thiên. Tác giả Tiền Hi Ngôn của triều Minh trong quyển 2 “Quái Viên” có ghi chép về “tiểu nhi trộm đào” trong đó cũng nói là biểu diễn “kỹ thuật dây thừng thông thiên”. Năm 1670, nhà du hành người Hà Lan Edward Melton trông thấy người Trung Quốc biểu diễn kỹ thuật này ở Java Batavia, sau đó bèn vẽ lại.
Có nhà nghiên cứu nói rằng loại ảo thuật này còn có ngọn nguồn cổ xưa hơn nữa. Hoàng Phủ Thị đời Đường ghi chép trong “Gia Hưng thừng kỹ”, nói loại kỹ thuật dây thừng là vào triều Đường thông qua con đường tơ lụa trên biển mà truyền tới Ấn Độ.
Loại kỹ thuật dây thừng vào thế kỷ 17 đã du nhập vào Nhật Bản, được gọi là “Trung Quốc dây thừng kỹ”. Ngoài ra tại Đức, Irelands và trong truyền thuyết dân gian của các nước Châu Âu, đều có những miêu tả liên quan đến kỹ thuật dây thừng. Văn hóa truyền thống của Trung Quốc xưa nay có nhiều tiểu pháp tiểu đạo, có thể nói là tiểu năng tiểu thuật, rất nhiều thứ không thể giải thích được bằng khoa học hiện đại ngày nay.
>>> Szelim và những bằng chứng về huyền thoại “Hơi thở của rồng”
>>> Bí ẩn Mặt Trăng: Dường như có người đã đặt nó ở đó
Natalie, theo Secret China