Ám sát Nemtsov: ‘Hòn đá’ ném vào Putin

03/03/15, 03:00 Tin Tổng Hợp

(PL)- Cái chết của chính trị gia phe đối lập Boris Nemtsov đang dồn ông Putin đến trước “khúc ngoặt” thứ tư trên chính trường Nga.

Có rất nhiều giả thuyết được đưa ra xung quanh vụ sát hại chính trị gia đối lập nổi tiếng Boris Nemtsov tại Nga tối 27-2. Trong đó có ý kiến nghi ngờ Tổng thống Putin. Nhà bình luận quốc tế Nerozina Aleksandra Nerozina cho rằng nếu muốn loại bỏ Nemtsov thì ông Putin “chẳng dại gì” cho người ám sát Nemtsov ngay trước điện Kremlin.

Nemtsov thuộc một đảng phái không mấy ảnh hưởng tại Nga và ông Putin thực chất rất cần Nemtsov. Chính phe đối lập của Nemtsov, với những tư tưởng đi ngược lại với đại bộ phận người dân nước Nga, mới càng làm cho hình ảnh ông Putin thêm nổi bật.

Chỉ trích Putin ngay trước khi bị ám sát

Ủy ban Điều tra Nga hiện đang tiếp tục xem xét liệu vụ án này có liên quan gì đến các sự kiện ở Ukraine, cuộc tấn công khủng bố Charlie Hebdo ở Paris, hoạt động kinh doanh riêng của ông Nemtsov hay động cơ chính trị.

Phát ngôn viên Ủy ban Điều tra Nga Vladimir Markin cho rằng vụ giết người này có thể là một hành động khiêu khích nhằm gây mất ổn định chính trị Nga. Tuy nhiên, chính quyền Đức bác bỏ những đồn đoán đó. Đài truyền hình DRB dẫn lời Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier nhấn mạnh đến nay vẫn “chưa thể biết được thủ phạm là ai”.

Hãng tin Sputnik News (Nga) ngày 2-3 đưa tin hai nhân chứng quan trọng trong vụ ám sát chính trị gia thuộc phe đối lập người Nga Boris Nemtsov đã làm chứng và nhận diện thủ phạm là một người đàn ông có mái tóc ngắn, cao khoảng 1,7-1,75 m, mặc quần jeans và một chiếc áo khoác nâu.

Cơ quan điều tra đã lên kế hoạch tiến hành thẩm vấn người mẫu Anna Duritskaya, người đã đi cùng với Nemtsov trước khi ông này bị giết. Tuy nhiên, theo tin từ kênh truyền hình Ukraine Today ngày 1-3, một quan chức trong Đại sứ quán Ukraine ở Nga cho biết hiện vẫn không xác định được tung tích của cô Anna Duritskaya đang ở đâu.

Đáng chú ý, chỉ vài tiếng trước khi vụ ám sát xảy ra, nạn nhân đã tham dự một buổi phỏng vấn của đài phát thanh Ekho Moskvy và lớn tiếng kết tội ông Putin là một người “mắc chứng bệnh nói dối”, đồng thời lên tiếng đòi ông Putin nhận trách nhiệm về cái chết của những quân tình nguyện người Nga tại Ukraine.

Boris Nemtsov (thứ hai từ trái sang) thời còn trẻ là một “cánh tay đắc lực” của cựu Tổng thống Nga Boris Yeltsin (thứ ba từ trái sang). Ảnh: RIA NOVOSTI

Theo các nhà quan sát phương Tây, có khoảng 20.000 người tham gia tuần hành tại Moscow ngày 1-3 thương tiếc trước cái chết của Nemtsov. Ảnh: REUTERS

Chính trường Nga sẽ có biến động lớn?

Nhiều bài báo quốc tế đánh giá vụ ám sát lần này có thể xem là một sự mất mát lớn đối với đảng đối lập. Boris Nemtsov đã từng được xem là một chính trị gia xuất chúng khi nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng trong chính quyền Nga từ những năm 1900 và cuối cùng là chiếc ghế đồng chủ tịch đảng RPR-Parnas (đảng Dân chủ Nga) từ năm 2002. Sau khi ông Vladimir Putin trở thành Tổng thống Nga, ông Nemtsov nhiều lần bất mãn và đứng ra chỉ trích, phê phán các chính sách của chính quyền Putin. Truyền thông khắc họa Nemtsov là “trái tim của phong trào đối lập của Nga”.

Dù Boris Nemtsov luôn chỉ trích các chính sách của ông Putin nhưng thực tế cho thấy người dân nước Nga hầu hết đều rất tin tưởng vào chính quyền của vị tổng thống quyền lực này. Kết quả khảo sát bình chọn các nhà lãnh đạo yêu thích của nhân dân nước Nga năm 2010 cho thấy Tổng thống Putin đã nhận được sự ủng hộ của gần 80% cử tri Nga, trong khi Boris Nemtsov – với vị trí lãnh đạo của đảng RPR-Parnas – nắm chưa tới 10% số phiếu. Kể từ đó trở đi, Boris Nemtsov cũng không thể cầm giữ tỉ lệ số người bỏ phiếu cho mình quá 5%. Một cuộc bầu cử năm 2014 cho thấy chỉ có 45% người Nga thừa nhận danh tiếng của Nemtsov và chỉ có 1% là “tin tưởng” ông.

Chính sách mà ông Nemtsov đưa ra chính là “ủng hộ chính quyền Kiev mới”, mà điều này thì lại đi ngược với mong muốn của đại bộ phận dư luận và công chúng Nga. Do đó khi ông Nemtsov bị sát hại, đảng RPR thực chất không lung lay như nhiều người vẫn nghĩ. Trên trang tin Russia Today (Nga), chuyên gia phân tích chính trị Dmitry Babich khẳng định: “Trong một thời gian ngắn, có thể lực lượng đối lập sẽ cáo buộc rằng điện Kremlin sợ hãi và muốn thủ tiêu ông ta (Nemtsov). Nhưng về lâu dài, tôi nghĩ rằng cái chết của ông ta không gây ảnh hưởng quá lớn đến phía đối lập”.

Ông Putin lại lâm vào thế khó

Trong khi đó, tờ The National Interests (Mỹ) bình luận vụ ám sát Boris Nemtsov có thể trở thành một bước ngoặt mới trong hành trình Mỹ-Nga và quan hệ EU-Nga. Theo tờ báo này, Nga và liên minh Mỹ – phương Tây trong thời gian qua đã có những quan điểm bất đồng gay gắt xoay quanh lần lượt ba động thái nổi bật của ông Putin: Sáp nhập bán đảo Crimea trở lại Nga; ca ngợi việc sáp nhập Crimea tại Quốc hội Nga ngày 18-3-2014; và ngụ ý thiết lập một khu vực an toàn cho người gốc Nga ở “vùng ly khai” Đông và Nam Ukraine.

Phương Tây và Putin còn có rất nhiều bất đồng xoay quanh các cáo buộc Nga tham gia vào cuộc nội chiến Ukraine, hay ai sẽ phải chịu trách nhiệm cho vụ rơi máy bay MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines. Theo tờ National Interest đánh giá, nếu Tổng thống Putin không xử lý khéo léo hậu quả của vụ ám sát Boris Nemtsov sẽ xuất hiện thêm một “khúc cua” thứ tư đối với chính quyền Moscow trong vòng chưa đầy 18 tháng, khiến quan hệ Nga với Mỹ và phương Tây càng ảm đạm.

Ông Paul J. Saunders, Giám đốc điều hành của Trung tâm Nghiên cứu National Interest (Mỹ), dự đoán Mỹ và phương Tây sẽ tiếp tục “lấy cớ” cái chết bất thường của Boris Nemtsov để “bóp chặt” nước Nga. Chính trị gia đảng Cộng hòa của Mỹ John McCain, không cần đợi kết quả điều tra của Moscow, đã lớn tiếng cáo buộc: Chính môi trường còn tồn tại nhiều “biệt đãi chính trị” do ông Putin tạo ra tại nước Nga khiến Boris Nemtsov phải chết.

Đáp lại, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thành lập một ủy ban điều tra phối hợp với sự tham gia trực tiếp của Bộ Nội vụ Nga và Cục An ninh Liên bang Nga (FSB), đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc FSB Alexander Bastrykin – nhanh chóng làm sáng tỏ cái chết của Boris Nemtsov.

Nga cũng đã lường trước được những phản ứng mạnh mẽ cùng các cáo buộc hấp tấp từ phía chính quyền phương Tây. Lãnh đạo đảng Cộng sản Nga Gennady Zyuganov cảnh báo: “Tất cả kẻ thù của nước Nga sẽ cố gắng tận dụng tối đa vụ sát hại này”. Ngay cả cựu Tổng thống Nga, ông Mikhail Gorbachev, cũng khẳng định: “Một số quyền lực nhất định sẽ tìm cách sử dụng vụ sát hại này để làm lợi cho họ. Những nhóm này đang cố nghĩ thêm cách để loại bỏ Tổng thống Putin”.

Trả lời RT, nhà bình luận quốc tế Aleksandra Nerozina lại cho rằng tất cả cần phải chờ đợi kết quả cuối cùng của cơ quan điều tra chứ không thể lấy vụ việc này để đổ lỗi lên nước Nga và Tổng thống Putin.

Ai ném “hòn đá” về phía ông Putin?

Trong bài viết của Alexander Baunov trên trang nghiên cứu quốc tế Carnegie Endownment (Mỹ), nhiều chính trị gia các đảng đối lập Nga đã phát hoảng khi xuất hiện nguồn tin từ cơ quan điều tra Nga tuyên bố chính các phe đối lập đã ra tay sát hại ông Nemtsov để làm “ô danh” Tổng thống Putin. Điều đó cũng đồng nghĩa chính phủ Nga đang nghi ngờ cái chết của Boris Nemtsov là do các nhà lãnh đạo của các đảng đối lập ở Nga làm “đạo diễn” với mục tiêu: i) Hạ được một đối thủ chính trị khá tiếng tăm như Nemtsov; và ii) “Ném hòn đá” trách nhiệm về phía chính quyền Putin.

PHÚ QUỐC – NGỌC NHƯ

Theo Pháp luật TPHCM

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

Ad will display in 09 seconds

Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

Ad will display in 09 seconds

Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

Ad will display in 09 seconds

Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

Ad will display in 09 seconds

Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

    Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

  • Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

    Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

    Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

  • Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

    Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

  • Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

    Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

  • Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

    Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

x