‘Tên dài quá 25 chữ cái không ảnh hưởng an ninh quốc gia, an toàn xã hội’
(PLO)- Việc đặt tên bằng số, bằng một ký tự hay quá dài cũng không ảnh hưởng tới quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng.
Chủ nhiệm Phan Trung Lý “bác”quy định têncủa một người không được vượt quá hai mươi lăm chữ cái. Sáng 9-6, Báo cáo thẩm tra về dự án Bộ luật dân sự (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của QH Phan Trung Lý cho hay, Ủy ban tán thành việc sửa đổi BLDS cần phải tiếp tục tăng cường các cơ chế, biện pháp để bảo đảm quyền con người. Theo ông Lý, để bảo đảm tính khả thi của các quy định này, đặc biệt là quy định tại khoản 2 Điều 14 dự thảo Bộ luật về “Tòa án không được từ chối giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng”,đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu để quy định trong dự thảo quy định là khi xét xử Thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Đồng thời, đề nghị Ban soạn thảo làm rõ thêm một số điểm cụ thể như: Cần làm rõ việc áp dụng án lệ để giải quyết các vụ việc dân sự trong mối quan hệ với quy định của Hiến pháp. Cũng theo ông Lý, Ủy ban pháp luật của QH tán thành với quy định hạn chế việc đặt tên tại đoạn thứ nhất khoản 3 Điều 26: “Việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự”vìquy định như vậy là phù hợp với Hiến pháp. “Tuy nhiên, Ủy ban pháp luật của QH không tán thành quy định tại đoạn thứ 2 khoản 3 Điều 26 “Tên của công dân Việt Nam và người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ. Họ, tên của một người không được vượt quá hai mươi lăm chữ cái””, Chủ nhiệm Phan Trung Lý nói. Để diễn giải cho vấn đề này, ông Lý giải trình rằng, quy định hạn chế về cách đặt tên, độ dài của tên là không cần thiết. Hơn nữa, việc đặt tên bằng số, bằng một ký tự hay quá dài cũng không ảnh hưởng tới quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng. “Vì vậy, đề nghị Ban soạn thảo làm rõ những nội dung này để bảo đảm thể chế hóa quy định của Hiến pháp về tôn trọng quyền con người, quyền công dân”, ông Lý nói. Về điểm a khoản 1 Điều 28 quy định “cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên và chữ đệm trong các trường hợp sau đây: đối với người dưới mười bốn tuổi thì mọi trường hợp không bị hạn chế”, ôngPhan Trung Lý cho hay: theo quy định của BLDS hiện hành thì mọi trường hợp đề nghị thay đổi họ, tên đều phải có lý do nhất định để tránh sự tùy tiện. “Trẻ em dưới 14 tuổi là độ tuổi đang phát triển, chưa định hình về mặt tính cách, tâm lý; việc cho phép các em quyền được thay đổi tên và chữ đệm trong bất kỳ trường hợp nào cần cân nhắc thận trọng. Hơn nữa, quy định này cũng không phù hợp với Luật hộ tịch. Do đó, đề nghị bỏ quy định này”, ông Lý yêu cầu. Ông Lý cũng đề nghị cần làm rõ hơn nữa về nội hàm của từng loại quyền trong quy định quyền của cá nhân đối với hình ảnh, quyền bảo vệ đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình tại Điều 32 và Điều 37. “Trên cơ sở đó mới có thể phân định mức độ xâm phạm đến các quyền nhân thân này như thế nào thì phải áp dụng các chế tài dân sự, hành chính hoặc hình sự để bảo vệ quyền của cá nhân và gia đình”, ông Lý nói.
LÊ PHI Theo Pháp luật TPHCM Ad will display in 09 seconds
Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư MạcAd will display in 09 seconds
Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!Ad will display in 09 seconds
Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớmAd will display in 09 seconds
Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ TrungAd will display in 09 seconds
Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng nàyAd will display in 09 seconds
Tu thânAd will display in 09 seconds
Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đápAd will display in 09 seconds
Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà BáAd will display in 09 seconds
Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung QuốcAd will display in 09 seconds
Tiểu đệ tử Đại Pháp |