Ngư dân Philippines khốn khổ trước sự hung hăng của Trung Quốc

09/06/15, 09:19 Thế giới

Khi tranh chấp nổ ra giữa các nước có tuyên bố chủ quyền chồng chéo trên Biển Đông, nhất là sau những hành động hung hăng của Trung Quốc trong những năm gần đây, kế sinh nhai của nhiều ngư dân Philippines bị ảnh hưởng nặng nề.

Tàu cá Marvin-1 của ông Efrim Forones nằm chỏng chơ ở Masinloc, Philippines, sau khi bị Trung Quốc cấm đánh bắt ở Scarborough/Hoàng Nham. (Ảnh Washington Post)

Những phát súng từ một tàu cao tốc Trung Quốc đã khiến Macario Forones phải từ bỏ ngư trường quen thuộc ở bãi cạn Scarborough. Tàu cá nằm chỏng chơ trên cỏ, còn ông hiện bán cá thuê ở chợ địa phương.

Efrim Forones, một ngư dân khác, chuyển sang mò nghêu ở vịnh và thu nhập chỉ bằng một phần mười so với thời đi đánh bắt xa bờ.

Viany Mula thì cho hay ông từng đối đầu với vòi rồng của Trung Quốc khi mạo hiểm dong thuyền ra bãi cạn mà Bắc Kinh gọi là Hoàng Nham. Nhưng bây giờ, ông làm nghề chở hàng quanh thị trấn bằng xe máy và hiếm khi kiếm đủ tiền đong gạo mỗi ngày.

Tôi thực sự muốn đánh cá ở bãi cạn đó“, Mula nói. “Đó là một ngư trường rất dồi dào, nhưng bây giờ thì không thể nữa rồi”.

Với nhiều thế hệ ngư dân, Biển Đông là một tuyến giao thương quen thuộc. Các tàu cá từ tất cả những nước xung quanh qua lại, trao đổi thuốc lá, khoai tây hay những câu chuyện phiếm với nhau.

Tuy nhiên, khi tranh chấp nổ ra giữa các nước có tuyên bố chủ quyền chồng chéo, nhất là sau những hành động hung hăng của Trung Quốc những năm gần đây, kế sinh nhai của các ngư dân bị ảnh hưởng nặng nề.

Bắc Kinh đang ra sức bồi đắp các bãi đá mà nước này chiếm đóng trái phép ở Biển Đông và tuyên bố đặc quyền với các ngư trường xung quanh.

Khi người Mỹ tăng cường hiện diện ở Biển Đông với các chuyến tuần tra hàng hải và hàng không, tranh chấp Biển Đông không chỉ là một cuộc tranh chấp ngư trường nữa mà giống như một cuộc đối đầu chính trị giữa hai cường quốc.

Nhiều người Philippines cảm thấy được trấn an khi Mỹ gần đây chú ý đến tranh chấp trong khu vực. Tuy nhiên, họ cũng băn khoăn rằng liệu người Mỹ có quan tâm nhiều đến những người đang phải trả giá khi cuộc tranh chấp ngày càng lún sâu.

Bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham, cách bờ nửa ngày đi thuyền, là nơi họ tránh bão, nơi tụ họp của ngư dân từ khắp nơi và là nơi sinh sống của loài cá mú và trai khổng lồ.

Kể từ khi Trung Quốc cấm các tàu nước ngoài đi vào khu vực này, tình cảnh của các ngư dân không khác gì bị đuổi khỏi nhà của họ.

Hermogenes E. Ebdane Jr. là thống đốc tỉnh Zambales cho hay, các ngư dân của ông sẽ phải kiếm nghề khác để làm nhưng nếu cuộc đối đầu trên Biển Đông lan rộng ra, không rõ Philippines sẽ đóng vai trò gì. Có một thỏa thuận quốc phòng mới giữa Mỹ và Philippines nhưng dường như không bên nào nghĩ đến tương lai mông lung phía trước.

Theo thỏa thuận được ký kết năm 2014, quân đội Mỹ được phép hiện diện thường xuyên và điều chuyển luân phiên lực lượng đến các căn cứ ở Philippines. Washington cũng tăng cường các chuyến thăm và tuần tra, tổ chức tập trận chung và hỗ trợ các thiết bị quân sự đã qua sử dụng.

Chúng ta vẫn khá phụ thuộc vào sự giúp đỡ của đồng minh và điều đó là không tốt“, Rafael Alunan III, cựu Bộ trưởng Nội vụ, nhận định. “Chính phủ Philippines chỉ tập trung vào chính trị, chính trị, chính trị thay vì an ninh quốc gia. Trung Quốc đang lợi dụng sự trì trệ và thiếu quyết đoán của chúng ta. Chúng ta đang cho thấy mình không xứng tầm trước bạn bè và đối thủ“.

Theo hiệp ước phòng thủ song phương, Mỹ và Philippines cam kết hỗ trợ cho nhau nếu bên kia bị tấn công. Tuy nhiên, Washington không công nhận bất cứ tuyên bố chủ quyền của bên nào trên Biển Đông, trong đó có cả Philippines. Các nhà phân tích ở Washington cho rằng phản ứng của Mỹ trước xung đột phụ thuộc vào từng hoàn cảnh.

Chúng ta có thể đánh giá quá cao cách nước Mỹ đến giải cứu và đánh giá quá thấp quyết tâm của Trung Quốc“, Chito Santa Romana, một chuyên gia về Trung Quốc, nhận định.

Số lượng cá có thể là một yếu tố khác chịu tổn hại lớn trong cuộc tranh chấp giữa các nước trên Biển Đông.

Hội đồng Quản lý Biển, có văn phòng tại Singapore, cho hay, các loài cá biển và cá ngừ vây xanh sắp cạn kiệt.

Edgardo Gomez, một nhà sinh học biển tại Manila, cáo buộc Trung Quốc đã xóa sổ các loài trai khổng lồ ở Scarborough và công trình xây dựng của nước này đang phá hủy các rạn san hô nâng đỡ tầng đáy của chuỗi thức ăn biển. “Hàng tấn, hàng tấn sinh vật biển và cũng chừng đó san hô đang ra đi“.

Ông Viany Mula sẽ bán chiếc xe máy của mình trong chớp mắt nếu có cơ hội quay lại biển, nhưng dường như điều đó khó có thể xảy ra.

Theo VNE

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

x