Âm mưu hơn 40 năm xâm chiếm Biển Đông của Trung Quốc sẽ thất bại

09/05/15, 06:45 Tin Tổng Hợp

Dù có dùng sức mạnh quân sự và tăng cường xâm chiếm trái phép nhiều khu vực thuộc chủ quyền của các nước láng giềng, âm mưu độc chiếm Biển Đông trong hơn 40 năm của Trung Quốc sẽ gặp thất bại.

Những hành động gây hấn và xâm chiếm gần đây của Trung Quốc trên Biển Đông đã khiến giới quan sát cảm thấy bị sốc và kinh ngạc nhưng thực tế, việc làm này đã diễn ra dai dẳng trong nhiều thập niên qua.

Lần đầu tiên, Trung Quốc sử dụng vũ lực trên Biển Đông là vào tháng 1/1974 khi quân đội nước này tổ chức tấn công đảo Lưỡi Liềm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Tới tháng 3/1988, hải quân Trung Quốc đã xâm chiếm trái phép 7 hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Hình ảnh tàu Trung Quốc tới bảo vệ cho hoạt động trái phép của giàn khoan Hải Dương -981 trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam hồi tháng 5/2014.

Vào năm 1995, Trung Quốc còn chiếm tiếp bãi Đá Vành Khăn, nằm trong cụm Bình Nguyên thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nhưng đã bị Philippines kiểm soát trái phép trước đây. Kể từ đó, Bắc Kinh bắt đầu quá trình xây dựng và sửa chữa các công trình nằm trên những hòn đảo đã xâm chiếm trái phép. Tới tháng 4/2012, Trung Quốc đã chủ động tấn công lực lượng bảo vệ biển Philippines tại khu vực bãi cạn Scarborough.

Mưu đồ của Trung Quốc là sau khi tấn công bãi cạn Scarborough, quân đội nước này sẽ tiến tới bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà Philippines đã chiếm đóng trái phép trước đó. Tới tháng 3/2014, các tàu bảo vệ bờ biển của Trung Quốc còn ngăn không cho các tàu tiếp viện của Philippines tiếp cận và cung cấp hàng hóa, nhu yếu phẩm cho các lính thủy đánh bộ của Philippines đóng quân trên xác tàu BRP Sierra Madre mắc cạn tại bãi Cỏ Mây.

Tới tháng 5/2014, Trung Quốc còn ngang nhiên lai dắt và hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Thậm chí, Trung Quốc còn điều động một lực lượng tàu thuyền hùng hậu bảo vệ giàn khoa Hải Dương-981và không ngại va chạm, tấn công nhằm ngăn các tàu chấp pháp của Việt Nam làm nhiệm vụ. Hành động phi lý của Trung Quốc đã vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ từ cộng đồng thế giới. Sau 2 tháng, Trung Quốc đã cho kéo Hải Dương-981 về đảo Hải Nam.

Và kể từ cuối năm 2014, Trung Quốc đã tăng tốc triển khai bồi đắp và xây dựng tại 8 khu vực thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trong đó, hoạt động nạo vét bùn của Trung Quốc tại bãi Đá Chữ Thập, khu vực từng nằm dưới mặt nước biển, thực sự đáng lo ngại. Điển hình, Bắc Kinh đã cho đổ cát lên trên nhằm biến đảo chìm thành đảo nổi và cho xây dựng một đường băng dài 3.000 m. Mục đích của Trung Quốc là biến bãi Đá Chữ Thập trở thành một sân bay phục vụ hoạt động quân sự tại quần đảo Trường Sa. Trong tương lai, với sự phối hợp hành động của cả lực lượng không quân và bảo vệ bờ biển, Trung Quốc có thể đe dọa lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia trên Biển Đông của Việt Nam và Philippines.

Trung Quốc từng ngăn không cho Philippine cung cấp nhu yếu phẩm cho các binh sĩ đóng quân trên chiếc tàu đổ bộ BRP Sierra Madre bị mắc cạn tại bãi Cỏ Mây.

Tạp chí National Interest nhấn mạnh, nguy hiểm hơn, bằng sự hiện diện tăng cường tại quần đảo Trường Sa, Bắc Kinh hy vọng sẽ giành thế áp đặt các biện pháp giải quyết tranh chấp hàng hải với các nước trong khối ASEAN có cùng tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông. Và dần dần buộc các nước này công nhận Trung Quốc có chủ quyền tại vùng biển chiến lược này. Thậm chí, Bắc Kinh còn nắm trí là quốc gia thiết lập các mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp và mang lại lợi nhuận đầu tư thương mại trong các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng thông qua sự ra đời của Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) mới đây.

Tuy nhiên, dù Trung Quốc có gây sức ép lớn tới các nước ASEAN, Bắc Kinh cũng không thể đạt được mục đích cuối cùng. Bởi hành động phi lý của Trung Quốc đã khiến nhiều quốc gia trên thế giới, muốn hỗ trợ các nước trong khu vực kiềm chế Bắc Kinh. Điển hình, hiện nay, cả Việt Nam và Philippines đều đang nhận được sự ủng hộ từ Mỹ.

Philippines và Mỹ đã xây dựng mối quan hệ hợp tác quân sự lâu dài. Vào năm 1999, “Hiệp định cho các lực lượng ghé thăm” đã được ra đời và tới tháng 4/2014, thời điểm Tổng thống Barack Obama tới thăm Manila, “Hiệp ước hợp tác quốc phòng tăng cường” cũng đã được Mỹ và Philippines thông qua. Theo hiệp ước mới, Hải quân Mỹ có thể thường xuyên cập cảng của Philippines và các binh sĩ Mỹ cũng thường xuyên được luân chuyển tới các căn cứ và sân bay của hai nước.

Mặc dù trước đây, Malaysia và Indonesia thường đứng ngoài các cuộc tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, nhưng những hành động hung hăng gần đây của Trung Quốc đã khiến giới lãnh đạo 2 quốc gia này không khỏi lo lắng. Malaysia từng giật mình khi phát hiện các tàu tuần tra hải quân Trung Quốc tiến vào bãi cạn James nằm trong vùng lãnh hải Malaysia tuyên bố chủ quyền. Ngoài ra, Malaysia hiện có ý định xây dựng một căn cứ hải quân ở thủ phủ Bintulu của quận Sarawak, nằm gần bãi cạn James. Ngoài ra, Bộ Quốc phòng Malaysia cũng đang tìm kiếm sự hỗ trợ từ Washington và đào tạo lực lượng lính thủy đánh bộ nước này theo mô hình của quân đội Mỹ.

Trước đây, Indonesia từng nhận mình là người hòa giải vì không đưa ra tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông. Song, gần đây, Indonesia cũng đang phải quan ngại trước khả năng kiểm soát chủ quyền đối với quần đảo Natuna. Chứng kiến tình hình bất ổn trên Biển Đông, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia, Tướng Moeldoko nhấn mạnh các đơn vị không quân của Indonesia sẽ được triển khai tới làm nhiệm vụ tại đảo Natuna.

Liệu Australia có đứng ngoài các tranh chấp trên Biển Đông? Không ít ý kiến cho rằng Australia nên tránh xa những rắc rối ở khu vực Đông Á khi mà hoàn toàn có thể xảy ra xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên, giờ là lúc Australia nhận ra rằng những lợi ích chiến lược của quốc gia này đang ngày dần bị co hẹp và tình hình bất ổn trên Biển Đông sẽ dẫn tới lnhững hậu quả bất lợi cho môi trường an ninh của Australia.

Trung Quốc tăng cường hoạt động bồi đắp và xây dựng tại các khu vực chiếm đóng trái phép trên Biển Đông.

Ngoài ra, việc Trung Quốc gây áp lực với các nước ASEAN hiện không chỉ thu hút sự quan tâm của Mỹ mà còn Nhật Bản, quốc gia cũng đang tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.

Song, ngay cả khi có sự trợ giúp của các nước trên thế giới, ASEAN vẫn có thể phải đối mặt với sự chia rẽ khi mà Campuchia và Thái Lan vẫn ưu tiên các mối quan hệ với Trung Quốc. Cũng không loại trừ khả năng khu vực châu Á sẽ bị “phân cực” giữa một bên là Trung Quốc với các đồng minh của nước này và một bên là mối quan hệ hợp tác Mỹ – Nhật.

Theo National Interest, tình hình có thể thay đổi nếu các nước nằm ngoài châu Á lên tiếng quan ngại về các tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông và gây áp lực buộc Trung Quốc từ bỏ hành động khiêu khích để ngồi xuống bàn đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) với các nước ASEAN.

Trong quá khứ, Bắc Kinh cũng đã có động thái phản ứng trước áp lực từ cộng đồng quốc tế. Điển hình, Trung Quốc đã kéo giàn khoan Hải Dương-981 rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hồi tháng 7/2014.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo Tạp chí National Interest. National Interest được thành lập vào năm 1985. Tạp chí thường tập trung vào vấn đề chính sách đối ngoại và những lợi ích quốc gia của Mỹ.

MINH THU (lược dịch)

Theo Infonet

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

x