Chiếc nhẫn Birka chứng thực mối liên hệ của người Viking với thế giới Hồi giáo
Chiếc nhẫn Birka 1000 năm tuổi được phát hiện trong ngôi mộ của một người phụ nữ ở thế kỷ 9, tại Thụy Điển. Viên đá được lồng vào chiếc nhẫn mang dòng chữ tiết lộ thêm thông tin về người Viking.
Chiếc nhẫn nằm trong mộ của một người phụ nữ ở thế kỷ thứ 9, tại Thụy Điển. Trên viên đá được gắn vào đó, có một dòng chữ Ả Rập cổ đại là ‘for Allah’ hoặc ‘to Allah’.
Cổ vật này được phát hiện trong cuộc khai quật một trung tâm thương mại Viking ở Birka, Thụy Điển, vào cuối năm 1800. Ban đầu, người ta cho rằng viên đá trên chiếc nhẫn là thạch anh tím, nhưng kết quả nghiên cứu của chuyên gia lại cho thấy chất liệu thật của nó là thủy tinh, loại vật liệu hiếm và kỳ lạ vào thời kỳ đó.
Được biết, khu vực Scandinavi đã trao đổi hàng hóa, nhập vật liệu thủy tinh từ Ai Cập và Lưỡng Hà từ 3400 năm trước. Trước đó, người Viking phải mua từ những vùng đất xa xôi khác. Chính vì thế đối với họ thủy tinh là một loại vật liệu quý hiếm, có thể được dùng để chế tác ra các sản phẩm đắt giá.
Các văn bản cổ đại cũng có đề cập đến các giao dịch giữa người Viking với các thành viên của các nền văn minh Hồi giáo, trải dài từ Địa Trung Hải đến Tây Á, nhưng các bằng chứng khảo cổ học lại rất hiếm. Thế nên, chiếc nhẫn Birka là phát hiện quan trọng chứng thực mối quan hệ của người Viking với thế giới Hồi giáo.
Khi chiếc nhẫn được phân tích kỹ hơn, các nhà khoa học nhận ra đây là món đồ cực hiếm vì phần trong của chiếc nhẫn có dấu hiệu của bạc do nghệ nhân chế tác.
Kết quả phân tích cho thấy, chiếc nhẫn được đúc trong một hợp kim bạc cao cấp (94,5 / 5,5 Ag / Cu), và có lẽ chính vì thế mà nó được chôn cùng người phụ nữ, chủ sở hữu của nó.
Theo xahoi.com.vn