Bài học từ thầy họa sĩ: Những đánh giá dễ dãi không thể thay đổi sự thật

20/01/15, 12:46 Đọc & Suy ngẫm

Ai cũng thích đánh giá người khác hay một sự vật, chính vì ham thích này mà họ nhận xét mọi thứ một cách dễ dãi và vô trách nhiệm. Thế nên, sự thật và những điều tốt đẹp, tuyệt vời sẽ không thể bị mất đi bởi những đánh giá hời hợt này.

Giá trị của một tuyệt phẩm không thể bị mai một vì những lời nhận xét hời hợt.

Ngày xưa, có một họa sĩ nổi tiếng tên là Ranga, tác phẩm của ông là những tuyệt tác trong lĩnh vực hội họa, nhận được không ít lời tán dương.

Ông mở một lớp học mỹ thuật để dạy nghề, đồng thời tìm người nối nghiệp. Người thầy hội họa này không mấy khi khen ngợi ai, cũng không bao giờ đề cập đến thời gian của khóa học. Ông nói, một học trò chỉ có thể thành công khi ông hài lòng với kỹ năng và hiểu biết của người đó.

Ông dạy học trò những phương pháp đánh giá, ước định. Điều ông giảng dạy cũng độc đáo như những tác phẩm của ông. Ông Ranga không bao giờ thổi phồng tầm quan trọng của những bức tranh hay sự nổi tiếng, thay vào đó ông luôn nhấn mạnh đến cách hành xử, thái độ với cuộc sống của học trò.

Trong số học trò của ông, Rajeev là người tài năng nhất. Do chăm chỉ và sáng tạo nên anh ta tiếp thu nhanh hơn nhiều so với các bạn đồng môn. Ông Ranga rất hài lòng về Rajeev.

Một ngày kia, sau bao nhiêu cố gắng, Rajeev được ông Ranga gọi đến và bảo:

– “Ta rất tự hào về những tiến bộ mà con đã đạt được. Bây giờ là thời điểm con làm bài thi cuối cùng trước khi ta công nhận con thực sự là một họa sĩ tài năng. Ta muốn con vẽ một bức tranh mà ai cũng phải thấy đẹp, và khen ngợi“.

Rajeev làm việc miệt mài cả ngày lẫn đêm. Rất nhiều ngày sau đó, cậu đem đến trình thầy Ranga một bức tranh tuyệt mỹ. Thầy Ranga xem qua rồi bảo:

– “Con hãy đem bức tranh này ra đặt ở quảng trường chính để tất cả mọi người đều có thể chiêm ngưỡng. Hãy viết bên dưới bức tranh là ‘tác giả sẽ rất biết ơn nếu bất kỳ ai có thể chỉ ra sơ suất trên bức tranh và đánh một dấu X vào chỗ lỗi đó’ “.

Rajeev làm theo lời thầy, cậu đặt bức tranh ở quảng trường lớn với một thông điệp đề nghị mọi người chỉ ra những sơ suất.

Sau hai ngày, Ranga đề nghị Rajeev lấy bức tranh về. Rajeev rất thất vọng khi bức tranh của mình đầy dấu X. Trong khi đó, Ranga lại rất bình tĩnh, ông khuyên Rajeev đừng thất vọng, và cố gắng lần nữa. Rajeev lại vẽ một kiệt tác khác, và đưa đến cho thầy. Lần này, thầy Ranga bảo cậu thay đổi thông điệp dưới bức tranh, cũng như đặt thêm màu và bút vẽ bên cạnh. Thông điệp lần này là đề nghị mọi người tìm những chỗ sai trong bức tranh, đồng thời sửa chúng lại bằng những dụng cụ được để sẵn ấy.

Hai ngày sau, Rajeev lấy tranh về. Cậu rất vui mừng khi thấy bức tranh không bị sửa gì, nên tự tin đem đến chỗ Ranga. Lúc này thầy Ranga nói:

– “Con đã thành công vào ngày hôm nay, bởi vì nếu chỉ thành thạo về mỹ thuật thôi thì chưa đủ, mà con còn phải biết rằng con người bao giờ cũng đánh giá bừa bãi ngay khi có cơ hội, cho dù họ chẳng biết gì về điều đó. Nếu con luôn để cả thế giới đánh giá mình, con sẽ luôn thất vọng”.

Con người thích đánh giá người khác mà không nghĩ đến trách nhiệm hay sự nghiêm túc. Khi người ta đánh những dấu X lên bức tranh, họ không hề nghĩ đến việc có trách nhiệm với bức tranh mà lại cho đó là việc không cần động não. Nhưng khi con đề nghị họ chỉnh sửa những sơ suất thì không ai làm nữa, vì họ sợ bộc lộ sự thiếu hiểu biết. Nên họ quyết định tránh đi là hơn. Cho nên, những thứ mà con phải vất vả để làm ra được, đừng dễ dàng bị ảnh hưởng bởi đánh giá của người khác. Hãy tự đánh giá mình. Và tất nhiên, cũng đừng bao giờ đánh giá người khác quá dễ dàng.

Sưu tầm

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

Ad will display in 09 seconds

12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

Ad will display in 09 seconds

Cây Thần kỳ của người thợ mộc

Ad will display in 09 seconds

5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

Ad will display in 09 seconds

Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

    Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

  • Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

    Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

    Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

  • 12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

    12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

  • Cây Thần kỳ của người thợ mộc

    Cây Thần kỳ của người thợ mộc

  • 5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

    5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

  • Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

    Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

x