Hồng Kông bác bỏ để xuất giải quyết bế tắc của người biểu tình
Chính phủ và những nhân vật chính trị chóp bu đã bác bỏ đề nghị giải thể cơ quan lập pháp hoặc tiến hành một cuộc trưng cầu dân ý thực sự cùng các cuộc bầu cử phụ nhằm giải tỏa bế tắc chính trị.
“Những ý tưởng này dường như không thực tế”, Trưởng Thư ký Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) nhận định hôm Chủ Nhật (2/11), đồng thời cảnh báo cuộc trưng cầu dân ý không có hiệu lực ràng buộc pháp lý và sẽ tốn chi phí hơn 100 triệu đô la Hồng Kông.
Bà Lâm đã đề cập đến 2 đề xuất của người biểu tình nhằm chấm dứt tình trạng bế tắc cũng như phong trào bất tuân dân sự đang bước sang tháng thứ hai mà không có dấu hiệu kết thúc.
Trong khi các lãnh đạo sinh viên tin tưởng, những cuộc bầu cử phụ được tiến hành bởi một số nhà lập pháp tự nguyện từ chức có thể được sử dụng như một cuộc trưng cầu dân ý nhằm thu hút dư luận về vấn đề cải cách, thì một thành viên tổ chức phong trào Chiếm trung tâm là Đới Diệu Đình đã đề nghị giải thể toàn bộ cơ quan lập pháp nếu mọi cải cách bị bỏ phiếu chống.
Kiến nghị của Đới Diệu Đình dựa trên Điều 50 Luật Cơ sở, theo đó, Đặc khu trưởng có thể giải tán cơ quan lập pháp nếu ngân sách hay bất kỳ dự luật quan trọng khác của chính phủ bị phủ quyết và không thể đạt đến một sự đồng thuận sau đàm phán.
Đàm Huệ Châu, thành viên Ủy ban Luật Cơ sở đồng thời là một luật sư cho biết, Điều 50 không thể áp dụng cho các đề xuất cải cách bầu cử vì điều luật này chỉ có hiệu lực đối với những dự luật địa phương.
Bà cho biết thêm, cải cách bầu cử yêu cầu Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nhân dân sửa đổi Phụ lục I của Luật Cơ sở.
Tuy nhiên, là một giáo sư luật của trường ĐH Hồng Kông, ông Đới Diệu Đình khẳng định ý tưởng của mình hoàn toàn khả thi.
“Tôi không nghĩ ra điều luật này. Nó đã được tuyên bố trong Luật Cơ sở. (Chính phủ) không thể chỉ nói điều luật không đúng thì nó không khả thi”, ông Đới phản bác.
TS.Trần Kiện Dân, người đồng sáng lập phong trào Chiếm Trung tâm thừa nhận phong trào đang bị kẹt trong tình thế khó xử giữa việc có buộc phải trưng cầu dân ý thực sự hay không.
Các cuộc bầu cử phụ có thể mở rộng phong trào ủng hộ dân chủ vượt ra ngoài phạm vi các địa điểm biểu tình, nhưng cũng sẽ là một động thái mạo hiểm nếu cứ cắm trại biểu tình.
Nếu những nhà lập pháp ủng hộ dân chủ mà từ chức thì quá nguy hiểm. Người cắm trại biểu tình sẽ mất quyền phủ quyết và chính phủ có thể làm được nhiều thứ theo ý họ”, TS.Trần Kiện Dân nhận định.
Trong khi đó, ông Chu Dung, đại diện của Liên minh vì Hòa Bình và Dân chủ cho biết, tổ chức đã thu thập được 1,5 triệu chữ ký phản đối các cuộc biểu tình.
Thiên Hà, Hồ Duyên – Theo South China Morning Post