Thần Tích Ngày Tết: Vì sao Thần Tài và Ôn Thần lại là cùng một người?

10/02/22, 13:03 Đọc & Suy ngẫm

Tết cổ truyền là phong tục truyền thống đặc biệt quan trọng trong nền văn hóa Á Đông. Văn hóa Á Đông chính là văn hóa Thần truyền, do Thần truyền cấp cho con người, vì vậy chưa bao giờ tách khỏi những câu chuyện về Thần. Năm hết tết đến cũng là dịp gắn liền với rất nhiều Thần tích khác nhau. Trong loạt bài “Thần Tích Ngày Tết” này chúng tôi xin điểm lại một số truyền thuyết và Thần thoại mà cổ nhân đã lưu lại cho chúng ta, đồng thời cũng mạn phép đưa ra một vài góc nhìn khác mà có lẽ người hiện đại ít khi lưu tâm đến… 

Thần Tài được thờ phụng rất nhiều trong tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam và Trung Quốc, là một vị Thần chủ quản tài lộc của nhân loại. Nhiều người tin rằng Thần Tài có thể ban phát công danh và tài phú cho những người có lòng kính ngưỡng Ngài. Tại Việt Nam, nhiều nơi người ta thường thờ Thần Tài chung với Thần Thổ Công (ông Địa), với mong muốn mua may bán đắt, sự nghiệp hanh thông, công thành danh toại,…

Thần Tài
Thần Tài được thờ phụng rất nhiều trong tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam và Trung Quốc, là một vị Thần chủ quản tài lộc của nhân loại. (Ảnh qua Alamillo.org)

Võ Thần Tài vốn có tên là Triệu Công Minh, được nhân gian thờ cúng như một vị Phúc Thần, không chỉ mang đến tài lộc mà còn có thể giúp bách tính tiêu tai trừ nạn, khu trừ tà ma. Tuy nhiên cũng có nhiều người cho rằng Triệu Công Minh là Ôn Thần, có thể mang đến tai ương và bệnh dịch, vì vậy mà rất nể sợ ông. 

Ban đầu Triệu Công Minh vốn là một người tu Đạo ở núi thiêng, vì sao cuối cùng lại trở thành Thần Tài? Câu chuyện của ông được thuật lại trong tiểu thuyết “Phong Thần Diễn Nghĩa” của Hứa Trọng Lâm.

Câu chuyện về Triệu Công Minh trong Phong Thần Diễn Nghĩa

Triệu Công Minh là bằng hữu của Thái sư Văn Trọng, ông là đệ tử Triệt giáo, ẩn cư tu Đạo trên động La Phù, núi Nga Mi, vốn không màng vinh hoa phú quý thế gian, nhưng tính khí nóng nảy kiêu ngạo, ỷ vào pháp thuật cao cường nên rất đỗi tự phụ.

Thái sư Văn Trọng là cận thần của Thương Trụ Vương, tuy biết Trụ Vương độc ác ngu muội, nhưng do nhận lời ủy thác của tiên đế nên vẫn ra sức trung thành với nhà Thương, làm trái ý Trời cản trở quân Tây Kỳ của Khương Tử Nha diệt Trụ. Nhưng Tử Nha có rất nhiều Thần Tiên và tướng tài Xiển giáo giúp sức, nên Văn Trọng liên tiếp thua trận. Sực nhớ tới người bạn Triệu Công Minh có tài phép vượt bậc, Văn Trọng bèn đến núi Nga Mi mời ông ta về giúp mình đánh bại quân Tây Kỳ.

Triệu Công Minh vốn không màng chuyện đời, chỉ chuyên tâm tu Đạo, hơn nữa sư phụ của ông là Thông Thiên giáo chủ cũng đã dặn dò các đệ tử rằng việc nhà Thương bị diệt là ý Trời, nếu làm khác đi sẽ mang họa sát thân. Tuy nhiên do quá xem trọng tình bằng hữu với Văn Trọng, thêm nữa là bản tính vốn hiếu thắng, nên khi nghe Văn Trọng nói Triệt giáo đang bị Xiển giáo làm mất mặt, Triệu Công Minh đùng đùng nổi giận, lập tức rời núi theo Văn Trọng đi đánh Khương Tử Nha.

Triệu Công Minh lắm tài nhiều phép, toàn thân đều là pháp bảo, cưỡi cọp đen ra trận, quả nhiên bản lĩnh hơn người, liên tiếp đánh bại chư tướng bên phía Tây Kỳ, thậm chí cả Khương Tử Nha và các vị Tiên trưởng hàng đầu Xiển giáo như Hoàng Long chân nhân, Quảng Thành Tử, Xích Tinh Tử, Nhiên Đăng đạo nhân,… cũng đều không đấu lại ông ta. Nhưng khi Triệu Công Minh truy sát Nhiên Đăng thì gặp hai vị Tiên là Tiêu Thăng và Tào Bảo cản trở, tuy Triệu Công Minh đánh hạ được Tiêu Thăng nhưng pháp bảo hộ thân cũng bị Tào Bảo đoạt mất, nên đành bại trận quay về. Điều này vốn là nhắc nhở ông ta rằng đừng cậy tài phép mà chống lại mệnh Trời.

triệu công minh
Triệu Công Minh cưỡi hổ đen ra trận, toàn thân đều là pháp bảo. (Ảnh qua hosonhanvat.net)

Tuy nhiên Triệu Công Minh không tỉnh ngộ mà càng oán hận hơn nữa, tiếp tục đi tìm ba vị Tiên cô trên đảo Tam Tiên (vốn là em gái của ông) mượn bảo bối để quay về phục thù. Trong ba vị Tiên cô thì Thể Vân tiên tử cũng đã nhắc nhở ông ta nhiều lần rằng không nên làm trái ý Trời, nếu không sẽ chịu tai ương, nhưng ông vẫn không nghe theo. 

Triệu Công Minh có được bảo bối rồi càng hung hăng làm ác hơn trước, không còn giữ dáng vẻ điềm nhiên tự tại của một người tu Đạo nữa. Đúng lúc phía Tây Kỳ đang lo lắng vì khó đối địch, thì xuất hiện đạo sĩ Lục Yểm, vốn là khắc tinh của Triệu Công Minh. Lục Yểm sử dụng bùa phép khiến Triệu Công Minh mê man thần trí, sau cùng thì vong mạng. Trước lúc chết ông ta mới ân hận vì đã không nghe lời em gái mà làm trái ý Trời, nhưng mọi chuyện đều đã muộn màng rồi.

Sau khi qua đời, hồn Triệu Công Minh bay lên đài phong Thần, về sau được phong chức Kim Long Như Ý, Huyền Đăng Chân Quân, dưới trướng có bốn vị Chính Thần, chuyên lo việc cứu giúp người lương thiện, dân gian tôn ông làm Thần Tài.

Triệu Công Minh là người tu Đạo từ thời cổ, đạo hạnh rất cao thâm, vốn có thể đắc chính quả mà trở thành Thần bên ngoài Tam giới, nhưng rốt cuộc chỉ có thể làm Thần Tài nơi thế gian, còn chịu sự ước thúc của Thiên đình. Điều này là vì ông giữ mình không vững, nóng nảy hiếu thắng mà làm trái mệnh Trời, âu cũng là việc rất đáng tiếc.

Thần Tài và Thần Ôn dịch vì sao là cùng một người?

Triệu Công Minh tuy được tôn là Võ Thần Tài, là một Phúc Thần có thể ban phát tài lộc cho người lương thiện và bảo hộ họ không bị tà ma xâm hại, nhưng đồng thời nhiều người cũng tin rằng ông là một trong năm vị đại Ôn Thần, có thể điều khiển gió mưa sấm chớp, gieo rắc dịch bệnh để trừng phạt con người.

Trong “Tam giáo nguyên lưu sưu Thần đại toàn” có ghi chép lại lời nói của Thái sử công Trương Cư Nhân và vua Tùy Văn Đế về năm vị ngũ phương lực sĩ xuất hiện trên bầu Trời như sau: “Trên Trời họ là ngũ quỷ, dưới đất họ là năm vị Ôn Thần. Ôn Thần mùa xuân Trương Nguyên Bá, Ôn Thần mùa hạ Lưu Nguyên Đạt, Ôn Thần mùa thu Triệu Công Minh, Ôn Thần mùa đông Chung Nhân Quý và Tổng lĩnh Ôn Thần Sử Văn Nghiệp. Hiện nay [họ xuất hiện] tức là Trời đang giáng tai họa dịch bệnh, không thể tránh khỏi.” 

Như vậy, mặc dù là một vị Phúc Thần có thể giúp người đời chiêu tài tiến bảo, Triệu Công Minh cũng có thể hóa thành một vị Ôn Thần mang đến tai kiếp cho thế gian. Điều này cho thấy phúc và họa luôn đi cùng nhau, có được thì ắt có mất, giống như câu chuyện “Tái ông thất mã” dưới đây vậy.

“Ngày xưa có một ông lão sống ở biên giới phía Bắc Trung Quốc. Ngày nọ con ngựa mà ông nuôi bỗng bỏ chạy mất, hàng xóm biết chuyện liền đến chia buồn với ông, nhưng ông lại nói: “Biết đâu nhờ vậy tôi gặp chuyện tốt?”

Mấy ngày sau, con ngựa của ông trở về và còn dẫn thêm một con ngựa cao lớn mạnh mẽ khác nữa. Mọi người hay tin liền đến chúc mừng ông, thì ông lại nói: “Có lẽ nó sẽ mang tai họa đến cho tôi cũng nên.”

Không lâu sau đó con trai của ông lão vì cưỡi con ngựa mới cao khỏe mà ngã gãy chân. Hàng xóm lại đến chia buồn với ông, thì ông nói: “Con tôi gãy chân tuy là chuyện đáng buồn, nhưng không chừng nhờ vậy mà được phúc.”

Qua mấy hôm quân Hồ ở biên giới tràn sang xâm lược, phàm là trai tráng đều bị bắt đi đánh trận và tử thương nơi sa trường, chỉ riêng con ông lão vì ngã gãy chân nên được miễn đi lính, nhờ vậy mà thoát nạn.”

5 ôn Thần
Chân dung năm vị Ôn Thần thời nhà Minh. (Ảnh qua NTD)

Câu chuyện trên gợi nhắc thế nhân một triết lý sâu sắc rằng mọi việc trên đều là chính phản đồng xuất, có tốt ắt có xấu, vì họa mà được phúc, trong phúc cũng có họa ẩn tàng. Nên chớ vì thắng lợi mà kiêu căng, đừng vì thất bại mà thoái chí, bởi có được ắt sẽ có mất.

Thần Tài và Thần Ôn dịch là cùng một vị có thể cũng mang ý nghĩa như vậy: Tiền tài là điều nhà nhà truy cầu, bệnh tật là thứ người người xa lánh, nhưng chúng lại cùng do một vị Thần chủ quản, phúc và họa như hai mặt của một đồng xu. 

Theo văn hóa truyền thống thì phúc và họa được sinh ra từ những việc Thiện và ác mà con người đã tạo, làm việc tốt có thể tích đức thì sẽ được phúc báo, làm việc xấu ắt tạo nghiệp và mang đến tai nạn hay bệnh tật, mỗi một người đều mang theo bên mình cả đức và nghiệp của bản thân. 

Như vậy, nếu người ta muốn có được công danh tài phú, thì trước tiên phải chịu khổ để hoàn trả tội nghiệp và cố gắng làm nhiều việc Thiện để tích thêm công đức, chỉ như vậy mới kéo dài được phúc phận và giảm bớt tai ương. Đây cũng là một quy luật hiện hữu trong vũ trụ này “có mất ắt có được, muốn được thì phải mất”.

Mong muốn sự nghiệp hanh thông vốn là điều rất tự nhiên của con người. Nhưng nếu chỉ truy cầu mọi thứ về phần mình, chỉ mong được mà không muốn mất, chỉ muốn hưởng thụ mà không chịu bỏ công sức, thậm chí chiếm hữu tất cả lợi ích của người khác, thì đó chính là biểu hiện của lòng tham vô độ và cũng là đang tạo nghiệp sâu dày. Nên những người như vậy dẫu có cúng bái thờ phụng thế nào cũng không được Thần linh đáp ứng, mà trái lại còn chuốc thêm tai họa và bệnh tật cho bản thân.

Thế Di

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

x