Ấn Độ: 20 người phụ nữ chết mỗi ngày, bao gia đình tan nát chỉ vì một tập tục đã bị cấm nửa thế kỷ

30/12/21, 15:08 Cuộc sống

Dù luật cấm đã được ban hành từ hơn nửa thế kỷ, những câu chuyện đau lòng liên quan đến hủ tục này vẫn diễn ra hàng ngày ở Ấn Độ và không cách nào xóa bỏ được. 

Ở Ấn Độ, những đám cưới có nguy cơ kết thúc trong bi kịch

Với mỗi một người phụ nữ việc kết hôn là chuyện trọng đại, là niềm vui và hạnh phúc khi tìm được một bến đỗ của đời mình. Tuy nhiên, với nhiều cô gái ở Ấn Độ, đôi khi việc kết hôn lại chính là khởi nguồn cho bi kịch đẫm nước mắt, chỉ bởi vì hủ tục vốn đã bị bãi bỏ từ lâu mang tên: Của mồi hôn!

Hủ tục khiến 20 người phụ nữ chết mỗi ngày

Cục Tội phạm Quốc gia Ấn Độ cho biết, tính đến năm 2017, đất nước này đã ghi nhận 7000 trường hợp tử vong mỗi năm liên quan đến của hồi môn. Ước tính mỗi ngày có 20 người phụ nữ đã tử vong do bị sát hại hoặc tự tử chỉ vì của hồi môn.

Từ hàng ngàn năm trước, Ấn Độ đã thực hành văn hóa cưới gả đi kèm của hồi môn, một cô gái kết hôn đồng nghĩa với việc bên nhà gái phải chuẩn bị của hồi môn, có thể là vàng, tiền mặt, xe hơi, nhà cửa… để đưa cho nhà trai với mục đích gửi gắm, hãy chăm sóc tốt con gái họ sau khi cưới. 

Tại quốc gia này vẫn tồn tại quan niệm trọng nam khinh nữ, trẻ em gái và phụ nữ là gánh nặng cho xã hội. Người vợ chỉ có giá trị trong gia đình chồng nếu cô ấy có của hồi môn càng nhiều càng tốt. Với cô dâu Ấn Độ, của hồi môn là tài sản đảm bảo tương lai an ổn. Nhờ nó, họ không phải dựa dẫm vào chồng cũng như gia đình chồng.

Ở Ấn Độ, người phụ nữ khi về nhà chồng chỉ có giá trị khi hồi môn càng nhiều càng tốt.

Tiếc rằng, của hồi môn lại phát sinh mặt trái đáng sợ: lòng tham và thói bạo ngược. Nhiều chú rể Ấn Độ nghiễm nhiên coi của hồi môn là tài vật của bản thân, tùy ý sử dụng. Nó gây ra tranh chấp, dẫn đến bạo lực gia đình và phụ nữ trở thành nạn nhân.

Vào hôm 21/6/2021, một người phụ nữ tên Vismaya Nair đã tử vong trong phòng tắm của gia đình chồng ở bang Kerala, miền Nam Ấn Độ, khi cô chỉ vừa mới kết hôn được hơn 1 năm. Anh trai cô – Vijith Nair đã đệ đơn khiếu nại và cho biết cô tử vong vì “áp lực của hồi môn”. 

Cô Vismaya Nair lúc còn sinh thời.

Được biết, khi gả Vismaya, gia đình Nair đã tặng chồng Vismaya một chiếc xe hơi tốt, nhưng anh ta không hài lòng, đòi chiếc lớn và đắt tiền hơn. 

“Vì lo lắng cho Vismaya, chúng tôi đã dành tặng tất cả cho em gái, những gì tôi kiếm được, những gì cha tôi tiết kiệm trong suốt 20 năm làm lụng, chúng tôi đều dành hết cho con bé. Vậy mà chỉ một năm sau khi kết hôn, nó đã không còn trên đời này nữa“, anh Vijith đau đớn nói.

Vijith Nair và em gái trong đám cưới của cô.

Cùng ngày Vismaya qua đời và cũng tại Kerala, Archana (22 tuổi) cũng chết vì tự thiêu. Hôm sau, ngày 22/6, Suchitra Tial (19 tuổi) chết trong ngôi nhà đang chung sống với chồng. 

Vào tháng 1/2020, tại Bengaluru cũng xảy ra sự việc tương tự khi gã chồng thiêu sống vợ chỉ vì từ chối đưa thêm của hồi môn dù trước đó anh ta đã nhận rất nhiều vàng từ nhà gái.

Có một thực tại đáng buồn là không chỉ ở vùng nông thôn mà ngay cả những gia đình có học thức tại các thành phố lớn như Delhi và Bangalore vẫn xảy ra tình trạng lạm dụng hoặc sát hại phụ nữ chỉ vì của hồi môn.

Của hồi môn là lễ vật thiết yếu “tặng kèm” theo cô dâu Ấn Độ trong lễ cưới.

Tập tục bị cấm nửa thế kỷ sao vẫn còn tồn tại?

Tập tục của hồi môn ở Ấn Độ đã bị bãi bỏ từ năm 1961, quy định việc đòi hỏi hồi môn là trái pháp luật và người nào vi phạm có thể bị phạt tiền hoặc ngồi tù đến 5 năm. 

Tuy nhiên cho đến nay nó vẫn còn tồn tại trong xã hội và trở thành gánh nặng, áp lực của nhà gái. Truyền thống hồi môn của Ấn Độ bắt nguồn từ cách đây hàng thiên niên kỷ. Theo quy định của đạo Hindu, phụ nữ không có quyền thừa kế vì vậy họ chỉ được nhận của hồi môn đứng tên mình khi tiến tới hôn nhân.

Xã hội Ấn Độ vẫn đặt nặng của hồi môn, xem nó như thể diện gia đình, dòng tộc.

Trải qua thời gian, tập tục này tạo ra cơ hội để nhà trai chèn ép nhà gái, yêu cầu của hồi môn với giá trị lớn cũng như góp phần vào tình trạng bạo lực gia tăng với phụ nữ. Nếu nhà trai không hài lòng với giá trị về khoản hồi môn, cô dâu có thể phải chịu đựng sự hành hạ về tinh thần lẫn thể xác và thậm chí có những cái chết liên quan đến việc này.

Dù biết rằng của hồi môn đã gây ra bao nhiêu tội ác nhưng các gia đình ở Ấn Độ cho rằng cần phải giữ gìn phong tục lâu đời, không được làm mất đi giá trị truyền thống của đất nước. Nhà trai đã dựa vào đó để ra sức đòi hỏi nhà gái. Trong vài năm trở lại đây, yêu cầu về của hồi môn càng trở nên bắt buộc và đắt đỏ hơn.

Thậm chí, nhiều gia đình sẵn sàng giết chết con gái mình chỉ vì không muốn mất đi quá nhiều tiền bạc cho của hồi môn. Có thể thấy rằng, tập tục này đã tạo ra sự phân biệt đối xử nặng nề cho phụ nữ và là sợi dây mãi mãi trói buộc, khiến họ không thể nào thoát ra được.

Phụ nữ bang Kashmir biểu tình phản đối tục lệ hồi môn.

Vào năm 1980, các nhà lập pháp phải siết chặt hơn khi cho phép nhà gái kiện chồng hoặc các thành viên gia đình nhà trai nếu cái chết của người vợ có liên quan đến của hồi môn. Nếu bị kết tội, bị cáo sẽ nhận án tù từ 7 năm đến chung thân.

Luật cấm không có tác dụng

Bất chấp quy định pháp luật và những hình phạt cứng rắn hơn được đưa ra, phong tục hồi môn vẫn ăn sâu trong xã hội Ấn Độ, và trở thành một phần không thể thiếu của hôn nhân. Theo một nghiên cứu của World Bank, 95% trong số 40.000 đám cưới diễn ra ở vùng nông thôn Ấn Độ trong giai đoạn 1960 – 2008 đều có sự xuất hiện của phong tục này.

“Về mặt pháp lý, của hồi môn bị cấm nhưng trên mặt xã hội, nó vẫn được công nhận và ngấm ngầm thực hiện. Không ai cảm thấy cho hay nhận của hồi môn là sai trái, phạm pháp,” Sandhya Pillai, thành viên Trung tâm Tài nguyên Phụ nữ Kerala (Sakhi Women’s Resource Centre in Kerala) khẳng định.

. Nhiều người bị ngược đãi triền miên nhưng không dám hé răng, sợ phụ công cha mẹ và khiến họ đau lòng. 

Các số liệu về phạm pháp cũng cho thấy việc trao đổi của hồi môn vẫn tiếp diễn, chỉ tính riêng năm 2019 đã có 13.000 đơn khiếu nại và 7.100 cái chết liên quan đến hồi môn. Trong số này, chỉ có 3.516 vụ án được đem xét xử và chỉ hơn 1/3 trong số đó dẫn đến các hình phạt. 

Các chuyên gia cho biết, rất khó để gia đình nhà gái chứng minh việc bạo hành của nhà trai dẫn đến cái chết của con gái họ. Một nguyên nhân trong đó là các cô dâu Ấn Độ luôn về nhà chồng với cảm giác có lỗi với cha mẹ ruột

Theo các nhà hoạt động xã hội, số lượng lớn các vụ án liên quan đến cái chết do hồi môn cho thấy quy định pháp luật rất kém hiệu quả và tình trạng này đã tồn tại trong một thời gian dài.

Thiện Thành (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

Ad will display in 09 seconds

Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

Ad will display in 09 seconds

Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

    Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

    Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

    Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

  • Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

    Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

  • Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

    Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

  • Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

    Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

x