Nợ công của Trung Quốc nói lên điều gì?
Theo ước tính mới đây của Ngân hàng Quốc tế Standard Chartered, các khoản nợ công của Trung Quốc đã lên tới 251% GDP. Điều này cho thấy những thách thức to lớn mà nền kinh tế Trung Quốc đang phải đối mặt.
Tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế nước này tiếp tục sụt giảm trong khi các khoản nợ vẫn không ngừng tăng.
Giới chuyên gia cho rằng không thể dựa vào việc in tiền để giải quyết vấn đề khủng hoảng tài chính.
Khi khủng hoảng lên tới bề mặt thì ở các nước phương Tây, chính phủ sẽ gánh nhận trách nhiệm; còn ở Trung Quốc thì chịu thiệt nhiều nhất vẫn là người dân.
Ngày 21/7, ông Stephen Green, người đứng đầu nhóm nghiên cứu Đại lục của Ngân hàng Quốc tế Standard Chartered, đã công bố một bài viết có nội dung: Tổng tỷ lệ nợ trên GDP của Trung Quốc là 251% vào cuối tháng 6, cao hơn rất nhiều so với con số 147% vào cuối 2008 và 215% trong năm 2013 mà chính phủ công bố.
[Nhà bình luận kinh tế Mã Kiệt Sâm]: “Các con số trên chỉ là ước tính. Chỉ có ĐCSTQ mới biết con số thực sự.
Có rất nhiều khoản nợ ngầm. Ví dụ, một chính quyền địa phương có thể mở công ty để lấy danh nghĩa vay nợ.
Những công ty này được điều hành dưới các hình thức khác nhau, một vài công ty là do chính quyền địa phương trực tiếp quản lý, còn số khác thì theo hình thức liên doanh.”
Nhà nghiên cứu, cố vấn tài chính Trung Quốc Củng Thắng Lợi tiết lộ rằng những khoản tiền mà ĐCSTQ chi cho công trình, nhân sự, quan hệ công chúng, mặt trận thống nhất, viết bài và đảng ủy ở tất cả các cấp đều là bí mật.
[Ông Củng Thắng Lợi]: “Hố đen tài sản của Trung Quốc lớn đến đâu thì chỉ có thể ước tính chứ không thể phán đoán.
Không kể tới còn có một số dữ liệu đằng sau hậu trường.
Những con số được công bố thường không bao gồm chi phí của Đảng, vốn là loại chi phí rất lớn.” Tăng trưởng chung của nền kinh tế Trung Quốc không ngừng sụt giảm trong khi nợ vẫn tiếp tục gia tăng.
Những tòa cao ốc vắng vẻ và sản lượng thép, xi măng, tấm pin mặt trời dư thừa cho thấy vi phạm nghiêm trong phân bổ nguồn vốn.
Tuy nhiên, bài viết trên Thời báo Kinh tế Anh đăng ngày 22/7 cho biết chính phủ Trung Quốc không kiềm chế cho vay tín dụng mà còn để nó tăng tốc, vì lo sợ khả năng “chạm đất đột ngột” gây ra bởi châm tăng trưởng và sự sụp đổ của thị trường bất động sản.
Bài viết cho biết trong tháng 6, cho vay tín dụng mới của Trung Quốc đạt 1.96 nghìn tỷ tệ, cao nhất từ tháng Ba và gần như tăng gấp đôi sau mỗi năm.
Nguy cơ đầu tiên của tổng nợ Trung Quốc là quá tập trung vào bất động sản.
Các khoản cho vay bất động sản thường dài hạn và có tính thanh khoản kém. Một khi bong bóng vỡ, nó sẽ nhanh chống dẫn khởi nguy cơ tài chính.
Nguy cơ thứ hai là các khoản nợ công của chính quyền địa phương.
Năm 2013, Phó Chủ tịch Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc Lí Dương công bố một bài viết, nói rằng: Nợ công chủ yếu là kết quả của việc theo đuổi GDP quá mức trong thập niên vừa qua,
tập trung chủ yếu vào xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, đặc biệt là các thành phố lớn, hoặc thậm chí là “thị trấn ma”, quảng trường lớn và các sân bay lớn.
Theo NTD Tiếng Việt