Phát hiện khoa học mới: Vũ điệu sáo đá có được nhờ vào khác biệt độ sáng tối
Vũ điệu sáo đá, một cảnh tượng đầy cảm hứng – hàng ngàn chú chim sáo đá phối hợp với nhau trong một màn biểu diễn trên không hoàn hảo hệt như những vũ công chuyên nghiệp trong một chương trình múa ba lê.
Hiện các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra cách thức mà những chú chim áp dụng để làm được điều đó.
Theo các nhà khoa học này thì khoảng ánh sáng giữa chúng là yếu tố quan trọng
Những chú chim đã làm điều đó như thế nào?
Mục đích tập hợp thành bầy của chúng là duy trì mật độ tối ưu để thu thập dữ liệu về những gì xung quanh.
Điều này có được là nhờ vào khả năng nhìn được ánh sáng xuyên qua bầy tại nhiều góc độ, còn được biết đến là độ chắn sáng ngoại biên.
Mô hình sáng tối luân phiên, được hình thành khi bố trí chim trong đàn đã đạt được vị trí sắp xếp cần thiết, đó sẽ là yếu tố cung cấp thông tin quan trọng đến cho từng thành viên trong đàn.
Nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Warwick, được công bố trên tạp chí PNAS, phát hiện ra rằng mục đích tập hợp thành bầy của chúng là duy trì mật độ tối ưu để thu thập dữ liệu về những gì xung quanh.
Mô hình sáng tối linh động này được tạo ra khi những chú chim trong đàn thay đổi vị trí và góc bay, sự thay đổi này sẽ thay đổi lượng ánh sáng chiếu rọi vào bầy.
Các nhà nghiên cứu quan sát thấy rằng khả năng nhìn được các vùng sáng xuyên qua đàn, sẽ cung cấp các dấu hiệu đầu tiên có được từ mô hình thay đổi sáng tối được tạo ra nhờ các chuyển động của bầy. Các mô hình chuyển động của các thành viên trong bầy góp phần tạo nên những vũ điệu sáo đá đẹp mắt.
Ấn tượng bởi những điều quan sát được, các nhà khoa học đã phát triển mô hình máy tính, là những chú chim với trí thông minh mô phỏng được đưa vào các vị trí trong đàn chim, qua đó cung cấp thông tin về các con chim khác trong đàn.
Khi những chú chim mô phỏng này sau đó được đưa vào một mô hình đàn chim giả định, khi đó chúng có thể cung cấp hầu hết thông tin kết quả là một đàn chim gắn kết với nhau.
Theo Daniel Pearce thuộc bộ môn vật lý trường Đại học: “Một chú chim sáo đá trong đàn có thể nhìn thấy được vùng ánh sáng phía trước chúng vốn được tạo nên bởi các thành viên khác trong đàn, qua đó tạo ra những cái bóng thay đổi linh động”.
“Nghiên cứu của chúng tôi xác nhận rằng những cái bóng quan sát được từ các đối tượng bên trong đàn là một kết quả từ khả năng tự tổ chức của một bầy đàn lớn nhằm đạt được trạng thái che phủ phần biên giúp các chú chim vẫn nhìn được ánh sáng bầu trời thông qua các khoảng trống được tạo ra trong đàn và thu thập thông tin từ những chú chim khác.
Trước đây, các nhà khoa học cho rằng sự phối hợp trong một đàn sáo đạt được nhờ vào tương tác chỉ riêng của những chú chim lân cận.
Theo giáo sư danh dự và là đồng tác giả của bài báo George Rowlands, nghiên cứu mới đánh dấu sự thay đổi trong hiểu biết của chúng ta về cách thức tổ chức bên trong một đàn chim, nó cho thấy rằng chỉ mỗi tương tác cục bộ trong đàn sẽ không giải thích được cấu trúc tổ chức đàn lớn hơn.
Châu Phạm, Hàn [email protected]