Triển lãm Mạn Đà La tái hiện thế giới thần thánh

26/06/14, 18:56 Cuộc sống

Một cuộc triển lãm tại Bảo tàng Nghệ thuật Á Châu, trưng bày Amitabha, Phật Đà của Thế giới Ánh sáng Cực lạc, trong một bức vẽ từ Nhật Bản. Amitaba, Tây Phương Phật Đà, 1300-1400, Nhật Bản, mực, màu và vàng trên lụa, chi tiết. (Cornelia Ritter/Đại Kỷ Nguyên)

San Francisco– Bảo tàng Nghệ thuật Châu Á được mệnh danh là thế giới của lịch sử và các tác phẩm nhiều ý nghĩa đã cuốn hút người xem khi bước vào triển lãm mang đậm phong cách Mạn Đà La (Mandala).

Cuộc triển lãm có chủ đề Bước vào Mạn Đà La: Trung tâm Vũ trụ và Bản đồ Tâm linh của Phật Giáo Himalaya, diễn ra đến 26 tháng 10, đã trưng bày những tác phẩm điêu khắc và tranh vẽ tôn giáo từ nhiều vùng khác nhau của Châu Á. Để phục vụ cho cuộc triển lãm, một phòng trưng bày ở bảo tàng đã được thiết kế thành dạng không gian 3 chiều của Mạn Đà La.

Các bức Mạn Đà La đều rất giàu chi tiết và đậm ý nghĩa. Cùng với sự hài hoà của màu sắc, phương hướng, động vật và năm nguyên tố cấu tạo nên thế giới tưởng tượng của người tu luyện trường phái Kim Cương Thừa, những người nhắm đến làm thanh tẩy tâm hồn khỏi thế giới ngập tràn “chất độc”.

Phật Bảo Sinh (Buddha Ratnasambhava), được tô màu vàng, trị vì các vùng phía Nam, đã biến sự kiêu hãnh thành trí huệ của sự công bằng. Một bức vẽ vào thế kỷ 14 từ Tây Tạng miêu tả ngài được trưng bày trong buổi triển lãm.

Phật giáo Vajrayana (Kim Cương Thừa), được dịch ra trong buổi triển lãm là “Lightning Vehicle” (Phương tiện Ánh sáng), có liên quan đến Ngũ phương Phật Đà.

Các bức vẽ Phật Đà trị vì các phương được sắp xếp trong bốn lồng kính bao quanh một tác phẩm bằng đồng mạ vàng đến từ Nepal. Chúng đánh dấu ngũ phương và khiến người xem trải nghiệm tác phẩm mô phỏng của Mạn Đà La. Trong khi các bức vẽ là mô hình Mạn Đà La, cuộc triển lãm còn gia tăng ý tưởng cơ bản này bằng thiết kế trang trí sàn tương tự như Mạn Đà La với ánh sáng dịu nhẹ.

Bên cạnh bức vẽ của Nam phương Phật là hai bức tranh khác của Tây Tạng thuộc cùng một bộ, mỗi bức thể hiện một Phật Đà. Hai Phật Đà còn lại được thể hiện qua một mô phỏng từ một bức tranh ở Honolulu và một bức vẽ theo phong cách cận đại Nhật Bản.

Mỗi tác phẩm tranh trọng tâm của cuộc triển lãm thể hiện một trong các vị Phật Đà được bao quanh bởi những hình ảnh nhỏ hơn của tất cả năm vị Ngũ phương Phật Đà. “Mỗi phần trong Mạn Đà La đều được trưng bày bằng từng bức vẽ và toàn thể Mạn Đà La lại được thể hiện trong mỗi phần nhỏ của nó”- một thành viên trong ban thông tin của cuộc triển lãm phát biểu.

Thông thường, khi chiêm ngưỡng hình thái linh thiêng của Mạn Đà La, thường là dưới dạng đền thờ, người ta bắt đầu từ phía Đông. Phật A Súc- người đã biến thù hận thành trí tuệ, được thể hiện bằng mầu xanh lam đậm, và thú cưỡi của ngài là voi.

Sau cuộc hành trình thuận chiều kim đồng hồ qua Nam, Tây và Bắc, khách tham quan sẽ gặp Phật Đà ở trung tâm, Vairochana, “Người tỏa sáng”, còn được gọi là “Phật Đà Mặt Trời”, màu gắn liền với ngài là trắng.

Theo Đại Kỷ Nguyên 

Ad will display in 09 seconds

Mặt trăng có phải do con người tạo ra

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

Ad will display in 09 seconds

Irena Sendler và sự sống trong những chiếc lọ

Ad will display in 09 seconds

Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

Ad will display in 09 seconds

Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

  • Mặt trăng có phải do con người tạo ra

    Mặt trăng có phải do con người tạo ra

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

    Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

  • Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

    Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

    Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

  • Irena Sendler và sự sống  trong những chiếc lọ

    Irena Sendler và sự sống trong những chiếc lọ

  • Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

    Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

  • Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

    Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

  • Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

    Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

x