Khảo sát 14 quốc gia: 73% người dân không thích ĐCSTQ, 78% không tin Tập Cận Bình

09/10/20, 14:14 Thế giới

Cuộc thăm dò mới nhất đối với 14 quốc gia phát triển trên thế giới do Trung tâm Nghiên cứu Pew công bố ngày 6/10 cho thấy, dịch viêm phổi Vũ Hán và chính sách ngoại giao chiến lang của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã khiến cộng đồng quốc tế tăng thêm cái nhìn tiêu cực đối với ĐCSTQ. Đồng thời, trung bình 78% số người được phỏng vấn nói rằng họ rất ít hoặc không tin tưởng vào Tập Cận Bình, tin rằng Tập Cận Bình không thể đưa ra quyết định đúng đắn về các vấn đề quốc tế.

Khảo sát 14 quốc gia: 73% người dân không thích ĐCSTQ, 78% không tin tưởng Tập Cận Bình (ảnh 1)
Cuộc thăm dò mới nhất từ Trung tâm Pew cho thấy, trung bình 78% số người được hỏi cho biết họ có ít hoặc không tin tưởng vào Tập Cận Bình. Bức hình chụp cảnh người dân Ấn Độ đốt hình ông Tập Cận Bình để phản đối ĐCSTQ. (Ảnh: AP)

Theo báo cáo từ Deutsche Welle (DW), Trung tâm Nghiên cứu Pew đã tiến hành nghiên cứu trên 14.276 người tại 14 quốc gia phát triển bao gồm Anh, Đức, Hà Lan, Thụy Điển, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Canada, Tây Ban Nha, Ý, Pháp, Úc, Đan Mạch, Nhật Bản và Hàn Quốc. Số người ở các nước phát triển này có cái nhìn tiêu cực đối với ĐCSTQ tiếp tục tăng lên.

Trong đó, 86% người Nhật, 85% người Thụy Điển, 81% người Úc, 75% người Đan Mạch và Hàn Quốc, 74% người Anh, 73% người Mỹ, Canada, Hà Lan, 71% người Đức, 71% người Bỉ, 70% người Pháp, 63% người Tây Ban Nha và 62% người Ý có cái nhìn tiêu cực về ĐCSTQ. Đây là chỉ số cao nhất ở các nước trong mười năm qua.

Nhìn chung, 73% công dân nước ngoài có quan điểm tiêu cực về Trung Quốc. Trong số đó, “sự không tin tưởng vào Trung Quốc” của công dân 9 quốc gia đã đạt mức cao mới trong thế kỷ này.

Bức ảnh thể hiện xu hướng quan điểm của mọi người đối với ĐCSTQ ở 14 quốc gia phát triển trong 10 năm qua. Đường cong màu xanh lam sáng là mức độ ủng hộ và đường cong màu xanh đậm là mức độ không thích. (Ảnh Trung tâm Pew).

Số người Úc có quan điểm tiêu cực đối với ĐCSTQ đã tăng 24% so với năm 2019, mức tăng lớn nhất trong số 14 quốc gia. Số người Mỹ có quan điểm tiêu cực đối với ĐCSTQ đã tăng gần 20% so với 4 năm trước và tăng 13% so với năm 2019, đây là mức cao nhất trong 15 năm qua. Số người ở Anh có cái nhìn tiêu cực về ĐCSTQ đã tăng 19% so với năm 2019 và tăng 60% so với 14% vào năm 2016. Số người ở Thụy Điển, Hà Lan và Đức có quan điểm tiêu cực đối với ĐCSTQ cũng đã tăng 15%.

Cuộc thăm dò cũng cho thấy, so với các nhà lãnh đạo lớn của các nước khác, thì hình ảnh quốc tế của Tập Cận Bình trong mắt người dân thế giới kém xa so với Thủ tướng Đức Merkel, Thủ tướng Anh Johnson và Tổng thống Pháp Macron.

Trung bình 78% những người được phỏng vấn cho biết họ không có hoặc rất ít tin tưởng vào Tập Cận Bình, họ tin rằng Tập Cận Bình không thể đưa ra những quyết định đúng đắn trong các vấn đề quốc tế, số người có cái nhìn xấu về Tập Cận Bình như vậy đã lập kỷ lục mới. Trong số đó, sự mất lòng tin đối với Tập Cận Bình ở 9 quốc gia bao gồm Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Anh, Đức, Úc, Thụy Điển, Tây Ban Nha, Đức và Hà Lan đã lên mức cao mới của thế kỷ này. Báo cáo viết: “Ở hầu hết các quốc gia, sự ngờ vực của công chúng đối với Tập Cận Bình đang tăng lên với tỷ lệ hơn 10%”.

Cuộc thăm dò này cũng cho thấy virus Vũ Hán đã làm trầm trọng thêm quan điểm tiêu cực của những người này đối với ĐCSTQ. Trung bình, 61% số người được hỏi tin rằng ĐCSTQ đã thất bại trong việc kiểm soát dịch bệnh. Người dân ở các quốc gia có liên quan ít hài lòng với ĐCSTQ hơn các tổ chức như WHO và Liên minh châu Âu.

Trong đại dịch virus Vũ Hán, chính sách ngoại giao của ĐCSTQ là không thừa nhận lỗi lầm của ĐCSTQ, đổ thừa cho các nước khác, uy hiếp và đe dọa các nước khác trả đũa kinh tế, cũng đã làm tổn hại nghiêm trọng đến hình ảnh quốc tế của ĐCSTQ.

Kể từ năm 2002, Trung tâm Nghiên cứu Pew đã thường xuyên tiến hành các cuộc thăm dò ý kiến ​​để biết được cái nhìn của người dân từ các quốc gia khác đối với ĐCSTQ như thế nào. Kết quả của cuộc thăm dò này cho thấy tại Hoa Kỳ, số lượng người Mỹ có quan điểm tiêu cực đối với ĐCSTQ đã gia tăng kể từ năm 2018; Ở Hàn Quốc, Anh, Hà Lan, Canada và Thụy Điển, cái nhìn tiêu cực của công chúng đối với ĐCSTQ cũng đã đạt mức cao mới trong hai năm liên tiếp.

Minh Huy

Theo soundofhope.org

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

Ad will display in 09 seconds

289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • 12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

    12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

  • Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

    Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

    Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

  • Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

    Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

  • 289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

    289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

x