Mạn đàm về “khoảng cách thế hệ”

08/10/20, 14:46 Đọc & Suy ngẫm

Trong văn hóa truyền thống năm nghìn năm của Trung Quốc, cụm từ “khoảng cách thế hệ” không hề xuất hiện, đây là thuật ngữ trong thời xã hội cận đại – ám chỉ một hiện tượng không mấy tốt đẹp.

“Khoảng cách thế hệ” đề cập đến những người lớn lên trong các thế hệ khác nhau, họ trưởng thành và sinh hoạt trong hoàn cảnh khác nhau, kinh nghiệm sống cũng không giống nhau, họ luôn bất đồng, mâu thuẫn trong thái độ và thói quen hàng ngày.

Trong văn hóa truyền thống năm nghìn năm của Trung Quốc không hề có khái niệm “khoảng cách thế hệ”
Trong văn hóa truyền thống năm nghìn năm của Trung Quốc không hề có khái niệm “khoảng cách thế hệ”. (Ảnh qua Facebook)

Văn hóa truyền thống giảng “Thiên nhân hợp nhất”. “Trời, đất và người” hợp với nhau làm một. Con người nếu tôn trọng Thiên mệnh thì trời đất soi sáng. Trái lại, nếu làm trái mệnh Trời thì thảm họa sẽ liên tiếp xảy ra. 

Thời xưa, Hoàng đế đăng cơ trước tiên phải bái Trời, vâng mệnh Thiên Thượng để trị vì quốc gia, được muôn dân ủng hộ thì nước thịnh, dân cường, ngũ cốc dồi dào. Không hề có khái niệm “khoảng cách thế hệ”.

Các văn nhân trong thiên hạ giảng tôn sư trọng đạo, trăm dân hiếu kính trưởng bối, nơi nào cũng tương trợ lẫn nhau. “Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử”, đó là câu giáo huấn từ xưa, không một ai dám vi phạm. Nếu một bậc trưởng lão khiển trách một người trẻ, thì người ấy lập tức quỳ xuống lắng nghe.

Người xưa thường giảng rằng: “Muốn làm việc gì đó thì trước tiên là phải học làm người, nếu làm người không tốt thì không nên làm việc ấy”, đó là nói về đạo lý làm người. 

“Mái hiên nhỏ giọt vào hố cũ” nghĩa là mỗi thế hệ đều nên học hỏi lẫn nhau. Nếu một người không hiếu thuận với cha mẹ, thì con cái của họ khi lớn lên nhất định sẽ trả lại như thế. Những lời dạy sâu sắc như thế đã lưu truyền trong nhiều thập kỷ, mang lại lợi ích cho nhiều tầng lớp xã hội.

Tại Trung Quốc, thuật ngữ “khoảng cách thế hệ” xuất hiện lần đầu tiên trên tập san “Thập Nguyệt” số 4 vào tháng 10/1981, và của “Hoa Thành” số thứ 6 năm 1981. Các tập san đề cập đến khoảng cách giữa hai thế hệ. Họ đưa ra phương pháp giải quyết rất đơn giản, đó là “chỉ cần đọc sách của giới trẻ, xem phim, xem TV của giới trẻ và tham gia vào các trò chơi và hoạt động của giới trẻ, thì khoảng cách thế hệ có thể được thu ngắn”.

Trên thực tế, “khoảng cách thế hệ” có nghĩa là đã mất đi sự kết nối.

ĐCSTQ thống trị 71 năm và đã phá hủy nền văn hóa Thần truyền nơi Trung Hoa. Người dân đã bị đầu độc ngay từ khi còn là một đứa trẻ, họ đã bị cắt đứt nguồn gốc, cùng mối liên hệ với Thần. Con người thế hệ càng về sau càng không còn lòng tôn kính với Thần. Càng học càng kém, thuật ngữ“khoảng cách thế hệ” cũng từ đó mà xuất hiện.

Người hiện đại sử dụng thuật ngữ này để che giấu bản thân, không thừa nhận rằng họ đã bị mất đi sự dung hòa với văn hóa truyền thống và đã bị ly khai khỏi Thần.

ĐCSTQ chủ trương: “Đấu với trời, đấu với đất và đấu với người”, “chúng ta phải thay trời đổi đất, cải tạo thiên nhiên”. Mục đích thực sự của nó là muốn hủy diệt dân tộc Trung Hoa.

"Đấu tố" - một hình thức mà ĐCSTQ khiến người dân Trung Quốc bức hại lẫn nhau
“Đấu tố” – một hình thức mà ĐCSTQ khiến người dân Trung Quốc bức hại lẫn nhau. (Ảnh qua Twitter)

So sánh quá khứ trước khi ĐCSTQ độc tài cai trị Đại lục và Trung Quốc ngày nay, mọi người đều có thể thấy được một sự thay đổi đến kinh ngạc. Không khí mịt mù, mây đen cuồn cuộn, các cánh rừng xanh tốt đã trở thành những ngọn đồi khô trọc, bởi hành vi khai thác vô lương tâm không từ thủ đoạn dưới chủ trương của ĐCSTQ.

Các dòng sông bị chắn ngang thành nhiều đoạn. Mùa khô thì ngừng chảy, mùa lũ đến thì nước ngập và ảnh hưởng người dân – điển hình là hồ Động Đình dài 800 dặm, được đánh giá cao bởi các văn nhân cổ đại, nhưng giờ đây cảnh sắc ấy đã không còn.

Từ thời cổ đại, các đồng bằng ở Đông Bắc, Hoa Bắc, trung và hạ lưu sông Dương Tử vốn là vựa lúa của Trung Quốc, vì đất đai màu mỡ và phì nhiêu. Ngày nay nếu không có phân bón hóa học thì sẽ  không có thu hoạch, tất cả các loại ngũ cốc đều biến dị. Nước sông chuyển sang màu đen và có mùi hôi, các bệnh hiểm nghèo như ung thư xuất hiện khắp nơi, người dân thống khổ không nói nên lời.

Con người ngày nay, đặc biệt người Trung Quốc hễ mở miệng thì là nói dối. Sữa bột nhiễm độc, vaccine giả, dầu ăn bẩn tràn ngập thị trường, giày da hỏng lại được sử dụng để làm thạch (thức ăn), và các thùng giấy cũ được dùng để chế biến thịt,…

Các sản phẩm giả và kém chất lượng nhiều lần bị cấm nhưng vẫn tràn lan. Người dân đều là nạn nhân, và mọi người đều đang đầu độc lẫn nhau. Cha con bất hòa, anh em tương tàn, thế nhân ngày càng đi xuống, thiện ác khó phân biệt rạch ròi.

Một cành hoa bị chiết ra, cắm vào trong bình để người đời chiêm ngưỡng, nghe có vẻ cao sang, thượng đẳng nhưng không phải vậy. Nó đã ly khai khỏi “cái gốc” của thân cây, ly khai khỏi “cái rễ” đã cung cấp nước và chất dinh dưỡng, rồi cành hoa ấy sẽ nhanh chóng tàn úa. Thực ra, ngay từ lúc bị cắt để cắm vào bình thì về cơ bản nó đã chết. Xuân qua Đông đến, cây lớn vẫn sẽ đâm chồi nở hoa nhưng cành kia đã vĩnh viễn không còn còn cơ hội được sống thêm một lần nào nữa.

Người Trung Quốc đã và vẫn đang bị ĐCSTQ tẩy não, lừa dối nhân dân Trung Quốc giống như nhành hoa kia vậy. Nếu người dân không mau tỉnh ra, thì tương lai thật đáng lo ngại.

ĐCSTQ đã cắt đứt sợi dây “người và Trời hợp nhất”, buộc dân Trung Quốc thoát ly khỏi sự bảo hộ của Thần Phật, tiếp nhận chủ nghĩa Mác-Lênin, chủ trương cổ xúy bạo lực đấu tranh, cổ xúy chủ nghĩa vô Thần luận. Tất cả đang đẩy người Trung Quốc vào một hố sâu không đáy. 

Để tự cứu bản thân, người Trung Quốc chỉ có một cách duy nhất là khôi phục nền văn hóa truyền thống của dân tộc, từ bỏ chủ nghĩa duy vật vô thần luận, từ đó mới có thể lại kết nối với Thiên Thượng và tìm về chân ngã của mỗi người.

Việt Anh

Theo secretchina.com

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

x