Nhà văn Phương Phương chỉ trích Đoàn TNCS Trung Quốc tung tin bịa đặt

24/09/20, 16:17 Trung Quốc

Phương Phương, một nhà văn ở Vũ Hán, người đã viết “Nhật ký phong thành” và nhận được rất nhiều sự mến mộ, vào ngày 21/9, cô đã chỉ trích gay gắt việc Đoàn thanh niên Cộng sản (TNCS) Trung ương tung tin đồn nhảm. Cô nói rằng, bức ảnh do Đoàn TNCS Trung ương công bố, chụp cảnh nhà tang lễ ở Vũ Hán đầy điện thoại di động không có chủ là giả tạo.

Nhà văn Phương Phương chỉ trích Đoàn TNCS Trung Quốc tung tin bịa đặt

Vào ngày 20/9, Weibo chính thức của Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung ương đã đăng tải cái gọi là 10 trường hợp “phản bác tin đồn trên mạng”, trong đó điều thứ 8 xuất hiện một bức ảnh chụp cảnh trên mặt đất đầy điện thoại di động.

Phần lồng tiếng nói rằng: “Trên mạng lan truyền bức ảnh đầy điện thoại di động trên mặt đất, kèm theo dòng chữ ‘điện thoại di động vô chủ ném khắp mọi nơi trong nhà tang lễ, còn chủ nhân của chúng đều đã thành tro’. Trên thực tế, đây là một bức ảnh cũ chụp những chiếc điện thoại di động đã qua tái chế”.

Mặc dù đoàn TNCS Trung ương không nêu tên người đăng tin này. Nhưng cư dân mạng phát hiện ra rằng, đoạn mô tả này là đến từ Weibo của nhà văn Phương Phương.

Tung tin đồn mờ ám, Đoàn TNCS TW ‘hạ thủ’ với tài khoản Weibo của nhà văn Phương Phương. (Ảnh: Twitter)

Nhà văn Phương Phương đã đăng trên Weibo của cô vào ngày 21 nói rằng, “Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung ương cũng công khai tung tin đồn à? Tôi chưa bao giờ đưa hình ảnh vào ghi chép của mình. Bức ảnh về chợ điện thoại cũ vốn của người khác cũng ngang ngược vu khống là của tôi? Tôi đã từng nói về vấn đề này rất nhiều lần. Weibo của người đăng bức ảnh này cũng đã xin lỗi”.

Nhà văn Phương Phương tiếp tục hỏi: “Biên tập viên của mấy người đã tiến hành điều tra chưa? Sao mấy người có thể đưa ra kết luận một cách ngạo mạn như vậy? Những lời bình luận và hành động của mấy người sẽ ảnh hưởng đến bao nhiêu bạn trẻ? Trung Quốc là một quốc gia pháp quyền, căn cứ pháp lý của mấy người là ở đâu? Cái điều thứ 8 là tung tin đồn nhảm trong khi bác bỏ tin đồn”.

Sự việc liên quan đến bức ảnh “điện thoại di động không chủ ở khắp nơi” trong nhà tang lễ xảy ra vào ngày 13/2.

Nhà văn Phương Phương khi đó đã nói trong nhật ký của mình: “Càng khiến trái tim tôi tan nát hơn là, một người bạn là bác sĩ của tôi cũng gửi cho tôi bức ảnh đó. Điều này khiến cảm giác buồn bã cách đây vài ngày lại ập đến. Trên bức ảnh là dòng chữ những chiếc điện thoại di động vô chủ vứt khắp nơi trong nhà tang lễ, còn chủ nhân của chúng đều đã hóa thành tro”. Nhưng Phương Phương trước giờ không hề công khai bức ảnh này.

Sau khi tin tức về “điện thoại di động vô chủ” được tung ra, Phương Phương trở thành tâm điểm bị tấn công trên mạng. Một số cư dân mạng đã tìm thấy bức ảnh khu chợ điện thoại cũ và chỉ trích Phương Phương vì “tung tin vịt”. Sau khi Phương Phương lên tiếng phản bác, cư dân mạng này đã xin lỗi, nhưng tin đồn thì đã lan truyền.

Phương Phương nói rằng bức ảnh chưa được sự cho phép của những người có liên quan nên cô không có quyền công khai bức ảnh, nhưng “với giai đoạn đầu của dịch bệnh ở Vũ Hán và những gì chúng ta biết được sau đó, mọi người không tin rằng có một bức ảnh như vậy sao?”

Đối với những lời chỉ trích của Phương Phương, Đoàn TNCS Trung ương vẫn chưa có phản hồi.

Bức ảnh “điện thoại di động không chủ ở khắp nơi” trong nhà tang lễ xảy ra vào ngày 13/2. (Ảnh: NTDTV)

Cho đến hiện tại, dịch virus Vũ Hán bắt nguồn từ Vũ Hán đã kéo dài được gần 10 tháng. Vũ Hán thông báo phong tỏa thành phố vào ngày 23 tháng 1. Cuối tháng 1, một người biết rõ nhà tang lễ ở Vũ Hán tiết lộ với Epoch Times rằng, họ đã xử lý hơn 700 thi thể trong một đêm và hơn 100.000 người có thể đã bị nhiễm bệnh.

Cùng lúc đó, trên mạng không ngừng lan truyền các video về người đang đi bộ thì ngã xuống đất và tử vong, ngoài ra còn có video về rất nhiều xác chết ở trong một số bệnh viện của Vũ Hán, chất đống trong các phòng cấp cứu và hành lang. Cư dân mạng Vũ Hán nói rằng khu vực này từ lâu đã trở thành “thành phố tử vong”.

Vào thời điểm đó, cư dân mạng Vũ Hán nói rằng khu vực này từ lâu đã trở thành “thành phố tử vong”. (Ảnh: Getty)

Vào giữa tháng 2, lại có thông tin nói rằng, một số nhà máy dệt ở Đại lục nhận được lệnh phải gấp rút may 1 triệu túi đựng thi thể, hơn nữa người chết trong vùng dịch nhiều đến nỗi phải tìm công nhân tạm thời, do đó cư dân mạng nghi ngờ ĐCSTQ đã làm giả số liệu.

Vào ngày 21/3, học giả kinh tế “Tài Kinh Lãnh Nhãn” (@caijinglengyan) đã phát video nói rằng, số liệu tử vong của chính phủ có thể lừa người, nhưng số những người dùng điện thoại di động đã biến mất sẽ không nói dối. Ba hãng viễn thông lớn của Trung Quốc đã mất tổng cộng 14,47 triệu thuê bao trong tháng Giêng và tháng Hai. Ngoại trừ những người chết một cách tự nhiên, những người khác đã đi đâu? Họ đều không sử dụng điện thoại di động nữa sao? Quy ẩn rồi sao?

 

Mãi đến ngày 23/3, nhà tang lễ Vũ Hán mới thông báo cho người nhà đến lấy tro cốt, thời gian phát từ ngày 23/3 đến ngày 5/4. Tổng cộng có 7 nhà tang lễ, mỗi nhà tang lễ phát 500 hũ tro cốt mỗi ngày. Tổng cộng một ngày phát 3.500 hũ tro cốt. 12 ngày là 42.000 hũ tro cốt đã được giao lại cho người thân.

Vào thời điểm đó, có người dân ở Vũ Hán tiết lộ rằng, có một số gia đình nhận được cuộc gọi từ nhà tang lễ, nói rằng họ phải chờ nửa năm để lấy tro cốt của người thân, có một số gia đình chờ mãi cho đến cuối tháng Ba vẫn chưa nhận được tin tức gì.

Còn có người dân Vũ Hán cho biết, người có thể lấy được tro cốt của người nhà, đều là người trong chính phủ hoặc hệ thống, họ có nhiều mối quan hệ và có thể đề xuất chôn cất mai táng cho người nhà.

Người dân này cảm thán: Đây là một quốc gia thật đáng sợ!!! Lãnh tro cốt cũng cần phải có quan hệ.

Vì ĐCSTQ đã che giấu số liệu về dịch bệnh và số người chết, nên không thể biết được được số liệu chân thực, nhưng từ các dấu hiệu khác nhau, có thể thấy rằng số người chết vì dịch bệnh ở Trung Quốc hoàn toàn nằm ngoài sức tưởng tượng của mọi người.

Minh Huy (Theo NTDTV)

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

x