ĐCSTQ giẫm trên xương máu của người dân hô to “bảo đảm quyền tự do tôn giáo”

Hiến pháp Trung Quốc nêu rõ rằng: Sẽ bảo đảm quyền tự do tôn giáo, nhưng nhiều nhóm người có tín ngưỡng, tôn giáo và các dân tộc thiểu số hiện vẫn đang phải đối mặt với sự đàn áp bất hợp pháp của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Trung tâm dịch vụ thoái Đảng toàn cầu diễu hành ôn hòa trên đường phố ở New York, kêu gọi chính quyền ĐCSTQ chấm dứt ngay lập tức sự bức hại vô lý đối với các học viên Pháp Luân Công ở TQ. (Ảnh: Minhhui)

Sau bao năm bị chèn ép về tinh thần trong môi trường chính trị khắc nghiệt, người dân Trung Quốc thực sự muốn tìm kiếm một con đường tâm linh để giải thoát những bế tắc trong tinh thần. Vì thế khi vừa được truyền ra công chúng năm 1992, Pháp Luân Công đã được toàn dân Trung Quốc tiếp nhận nồng nhiệt. 

Điểm đặc biệt của Pháp Luân Công chính là dung hòa được những bất đồng trong các tầng lớp nhân dân. Người dân chỉ cần chú trọng đề cao tâm tính, sống theo các giá trị phổ quát là Chân-Thiện-Nhẫn, không phải lo xuất hiện bất kỳ mâu thuẫn nào với phương thức sinh hoạt hiện tại, hay mâu thuẫn chính trị đối với nhà cầm quyền, dù họ ở bất kể giai tầng nào.

Một lượng lớn những người theo tập, dù là đảng viên hay thường dân, sẽ cải biến thành những người tốt và tốt hơn nữa. Có thể đứng ngay tại vị trí của bản thân trong xã hội mà tự thay đổi chính mình. Điều này đối với chính quyền Trung Quốc, thực sự là chỉ có lợi.

Pháp Luân Công hay Pháp Luân Đại Pháp, là một pháp môn tu luyện cả tâm lẫn thân dựa trên tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn, điều này đối với chính quyền Trung Quốc, chỉ có 100 phần lợi 0 phần hại. (Ảnh: Minhhui)

Người cầm quyền nhà nước Trung Quốc khi đó là Giang Trạch Dân cũng đã tận mắt chứng kiến lợi ích tốt đẹp này. Một câu chuyện có thật là vào năm 1998 xảy ra trận lũ lớn, Giang Trạch Dân khi đang thị sát ở một con đê thì chợt nhìn thấy một nhóm người đang tình nguyện làm việc hết sức chăm chỉ. 

Giang Trạch Dân rất đắc ý, nói với những người đi theo: “Những người này nhất định là đảng viên Đảng Cộng sản”, rồi cho người tới hỏi. Kết quả nhận được câu trả lời đây là những học viên tập Pháp Luân Công. Lửa đố kỵ bốc lên, Giang Trạch Dân sầm mặt lại rồi quay đầu bỏ đi. Chính sự đố kỵ của Giang đã dẫn Trung Quốc đi vào vòng xoáy cũ: Vu khống và đàn áp chính người dân của mình.

Khác với cuộc đàn áp người Hồi giáo ở Tân Cương, Phật tử Tây Tạng, cuộc đàn áp Pháp Luân Công diễn ra trên toàn Trung Quốc.

Lửa đố kỵ bốc lên, Giang Trạch Dân Vu khống và đàn áp chính người dân của mình. (Ảnh: TH)

Ngày 20/07/1999, lúc ĐCSTQ bắt đầu bức hại Pháp Luân Công, khắp nơi ở nước này đều diễn ra cảnh bắt người trắng trợn. Lúc đó về phương diện dư luận, các đài truyền hình trên toàn quốc đều phát sóng tiết mục bôi nhọ Pháp Luân Công suốt 24/24h. Người tạo ra tiết mục đó chính là Triệu Trí Chân – tổng biên tập kênh “Ánh sáng của Khoa học Kỹ thuật” của đài truyền hình Vũ Hán.

Giang Trạch Dân đã thành lập một lực lượng cảnh sát mật để tiến hành các cuộc đàn áp Pháp Luân Công có tên gọi Phòng 610. Đây là cơ quan an ninh có điểm tương đồng với cơ quan mật Gestapo của Đức Quốc Xã. 

Những người cương quyết không từ bỏ tín ngưỡng sẽ bị chuyển đến các trại giam giữ. Tại đây, họ bị tra tấn tàn nhẫn và đã có hàng nghìn người bỗng dưng “mất tích”. Bên cạnh đó, Chính quyền Trung Quốc cũng dốc toàn lực để đẩy mạnh tuyên truyền, kích động khiến người dân toàn quốc ghét bỏ Pháp Luân Công, “quay lưng” với các giá trị Chân-Thiện-Nhẫn, đánh mất dần đạo đức truyền thống.

Với quyền lực tối cao khi đó, Giang Trạch Dân cùng lực lượng an ninh quốc phòng Trung Quốc đã sử dụng các thủ đoạn tàn bạo để tra tấn, chà đạp tín ngưỡng của các học viên Pháp Luân Công với phương châm “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể”

Ngay sau đó, các quan chức đã khích lệ cấp dưới của mình bằng mọi cách như thưởng, thăng cấp,….vv để họ bắt giữ được càng nhiều học viên Pháp Luân Công càng tốt.

RA TAY TÀN ĐỘC VÀ HỆ LỤY

Chụp mũ

Chính quyền Trung Quốc thường khép tội người nhà của những học viên Pháp Luân Công là đồng lõa. Các thành viên trong gia đình của những học viên này sẽ bị theo dõi và quấy rối tại chỗ làm hoặc trường học. Toàn bộ thông tin về nơi ở và người thân của những đối tượng này cũng sẽ bị điều tra. Chính vì vậy, người nhà của những học viên Pháp Luân Công thường tìm cách khuyên ngăn họ từ bỏ tín ngưỡng, điều này khiến nhiều gia đình xảy ra mâu thuẫn, bạo lực và thậm chí cả ly dị. 

Con cháu của các học viên bị phân biệt đối xử

Nhiều con cháu của các học viên Pháp Luân Công trở thành đối tượng bị bắt nạt tại trường học. Việc học hành và sự nghiệp của những đứa trẻ này về sau sẽ gặp phải nhiều khó khăn do sự phân biệt đối xử. ĐCSTQ lợi dụng cảm giác tội lỗi của các học viên rằng: Vì họ mà con cái phải bị ảnh hưởng đến tương lai. Dựa vào đó để buộc các bậc phụ huynh phải từ bỏ Pháp Luân Công.

Nhiều trẻ em mồ côi cha mẹ

Sau khi hàng trăm nghìn học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ, tra tấn, bóc lột tại các trại lao động hay thậm chí bị giết hại, nhiều đứa trẻ đã phải chịu cảnh mồ côi, không chốn nương thân. Trang web có trụ sở tại Hoa Kỳ – Minghui.org báo cáo, có gần 900 trường hợp trẻ em phải chịu cảnh mồ côi vì cha mẹ mình bị bắt giam hoặc thiệt mạng do bị tra tấn, bạo hành.

Lang thang không nhà không cửa

Dưới sự đàn áp tàn ác, bị chính quyền niêm phong nơi ở và tịch thu tài sản, nhiều học viên Pháp Luân Công đã lâm vào tình cảnh có nhà nhưng không thể về. Họ phải lang thang không chốn chung thân từ nơi này sang nơi khác. Họ thường chỉ mang theo rất ít đồ đạc, cuộc sống rất nguy khốn.

Cuộc đàn áp Pháp Luân Công khiến nhiều trẻ em mồ côi cha mẹ,lang thang không nhà cửa. (Ảnh: aafoh.org)

Tiêu hủy toàn bộ những gì liên quan đến Pháp Luân Công

Theo chỉ đạo của ĐCSTQ, không ai được phép sở hữu sách, băng thu âm, video, băng rôn, tranh ảnh và tất cả những gì có liên quan đến Pháp Luân Công. Một tuần sau khi tiến hành chiến dịch đàn áp, chính quyền xác nhận đã thu giữ 2 triệu quyển sách về Pháp Luân Công. 

Vắt kiệt tài chính

Năm 1999, Giang Trạch Dân tuyên bố cần “vắt kiệt tài chính [của các học viên]”, bằng cách phạt tiền hoặc sa thải họ khỏi chỗ làm. Trang Minghui.org đã ghi nhận, hàng ngàn trường hợp các học viên bị tòa án địa phương phạt tiền chỉ vì họ là học viên Pháp Luân Công. Người nhà của họ cũng thường bị áp lực vì phải chi các khoản tiền lớn hối lộ cho cán bộ trong tù, hy vọng các cán bộ có thể “nhẹ tay” với học viên. 

TUYÊN TRUYỀN DỐI TRÁ NGỢP TRỜI

Truyền thông nhà nước

Sau 1 tháng đàn áp, các hãng truyền thông nhà nước đã cho xuất bản hàng trăm bài báo phỉ báng Pháp Luân Công nhằm định hướng dư luận, khiến họ ghét bỏ và ủng hộ động thái đàn áp của chính phủ. Truyền hình nhà nước liên tục đưa tin sai lệch về các học viên, cho rằng họ là những cá nhân không tỉnh táo.

Kiểm duyệt Internet

Sau năm 1999, chính quyền Trung Quốc đẩy mạnh công cuộc phát triển “Vạn Lý Tường Lửa” nhằm ngăn chặn dân Trung Quốc tiếp cận với những thông tin về Pháp Luân Công chưa qua kiểm duyệt. Cho đến nay, những nội dung tìm kiếm liên quan đến bộ môn này vẫn bị gắn mác là “nội dung nhạy cảm”, và người dùng mạng không được phép truy cập vào những nội dung này. 

Kịch bản tự thiêu tại Quảng trường Thiên An Môn

Ngày 23/1/2001, chính quyền Trung Quốc đã dàn xếp một “vụ tự thiêu” tại quảng trường Thiên An Môn nhằm một lần nữa định hướng lại dư luận, khiến họ ghét bỏ và phản bối Pháp Luân Công. 

Trong kịch bản, có 5 đối tượng được báo cáo đã tự thiêu mình tại quảng trường. Báo chí Trung Quốc xác nhận, cả 5 người đó đều là học viên Pháp Luân Công, và báo chí trên toàn thế giới đều đưa tin theo đúng kịch bản của chính quyền Trung Quốc dàn dựng. 

Vụ việc còn được đề cập đến trong sách giáo khoa giảng dạy tại Trung Quốc, để khiến thế hệ trẻ nghĩ rằng Pháp Luân Công là một thứ xấu xa và đáng phỉ báng. 

CẦM TÙ PHI PHÁP

Trại giam 

Nếu  các học viên vẫn cương quyết không từ bỏ tín ngưỡng và ý nguyện làm người tốt theo Chân-Thiện-Nhẫn, thì họ đều bị bắt giữ và đưa đến các trại giam. Họ phải diện kiến các phiên tòa truy tố, với những tội danh không rõ ràng và tất nhiên không được thuê đại diện pháp lý. Nhiều học viên đã phải nhận án tù trong nhiều năm. 

Trại cưỡng bức cải tạo lao động

Sau khi những học viên Pháp Luân Công bị kết án vô cớ mà không cần xét xử, họ bắt buộc phải làm việc tới 20 giờ mỗi ngày, để sản xuất ra các sản phẩm như đồ chơi, đũa, quần áo và các bộ phận điện tử. Rất nhiều hàng hóa trong số đó được xuất khẩu sang các nước trên thế giới. Những người không tuân thủ, không đáp ứng được chỉ tiêu sản xuất sẽ bị đánh đập, tra tấn hoặc không được phép ngủ.

Trại tẩy não

Dưới cái tên “các trại cải tạo” – những cơ sở này ra đời với mục đích ép buộc các học viên Pháp Luân Công phải từ bỏ đức tin của mình. Họ bị buộc phải xem và đọc những thứ chứa nội dung tiêu cực về Pháp Luân Công trong nhiều giờ liền. Họ bị giám sát liên tục, thường xuyên bị tra tấn cả thể chất lẫn tinh thần. 

Các bệnh viện tâm thần

Một số học viên thể trạng khỏe mạnh nhưng vẫn bị gán ép cho là bị tâm thần và được chuyển đến các bệnh viện tâm thần. Tại đây, họ được tiêm các loại thuốc không rõ nguồn gốc với liều lượng độc hại. Những loại thuốc này có thể gây ra ảo giác hoặc phá hủy hệ thần kinh. Theo thông tin được thu thập từ Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp, tính đến năm 2015, có ít nhất 1.000 học viên Pháp Luân Công đã bị giam giữ tại các bệnh viện tâm thần trên khắp Trung Quốc. 

HÀNH VI TRA TẤN

Bức thực

Các lính canh tù sẽ áp dụng hình thức bức thực với những học viên nào có thái độ chống đối bằng cách tuyệt thực. Những đường ống được nối vào mũi đi xuống vào thực quản, gây nghẹt thở và đau đớn. Các học viên thường bị ép ăn cháo suông, dung dịch muối, thuốc không rõ nguồn gốc, hạt tiêu nóng, rượu và thậm chí cả dịch cơ thể.

Tranh mô tả cảnh bức thực các học viên Pháp Luân Công. (Ảnh: Chanhkien.org)

Đánh đập, tra tấn thể xác

Các phương pháp tra tấn phổ biến bao gồm sốc điện, giam cầm hoặc khiến các học viên phải chịu đựng thời tiết khắc nghiệt. Nhiều người sống sót kể lại, họ bị gây sốc bằng dùi cui điện cao thế trong nhiều giờ đồng hồ, những cú sốc có thể gây bỏng và làm hỏng các cơ quan nội tạng. Các học viên cũng bị còng tay dưới những tư thế không thoải mái trong thời gian dài. 

Xúc phạm, nhục mạ

Những học viên bị giam giữ còn phải hứng chịu sự xúc phạm, nhục mạ. Họ không được phép sử dụng nhà vệ sinh. Một số người còn bị lột trần không mảnh vải, bị làm nhục tại nơi công cộng. Một số thì bị buộc phải thừa nhận “tội lỗi” của mình trước máy quay. 

Tra tấn tình dục

Trang Minghui.org đã ghi nhận hàng ngàn trường hợp bị tra tấn tình dục, bao gồm hãm hiếp tập thể, sốc điện vào bộ phận sinh dục của nạn nhân và buộc phải nạo phá thai. Tại trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia khét tiếng, lính canh đã giam 18 học viên nữ vào phòng giam của nam và “khuyến khích” các tù nhân hãm hiếp họ. Những người sống sót đều hứng chịu những sang chấn tâm lý nặng nề. 

Tranh mô tả lại cảnh các nữ học viên Pháp Luân Công bị tra tấn tàn bạo bởi các nhân viên phòng 610. (Ảnh: Chanhkien.org)

TẨY NÃO – CẢI TẠO TƯ TƯỞNG

Lớp chính trị và các kỳ kiểm tra

Hệ thống giáo dục tại Trung Quốc yêu cầu toàn bộ học sinh, sinh viên từ bậc tiểu học đến đại học đều phải tham dự các lớp học tư tưởng và chính trị. Tại đây, họ được giảng dạy chi tiết về đường lối của Đảng. Trong những câu hỏi bài thi, học sinh, sinh viên còn bị buộc phải chỉ trích và nêu quan điểm tiêu cực về Pháp Luân Công. 

Tại chốn công sở

Ngày nay, các nhân viên Trung Quốc vẫn phải trải qua “các buổi học giáo huấn” tại nơi làm việc, giống như giai đoạn Đại Cách mạng Văn hóa Vô sản. Theo ĐCSTQ, các buổi học này sẽ phân định ra “những tư tưởng đúng đắn” mà người Trung Quốc nên có, bao gồm hành vi tố cáo Pháp Luân Công, thông qua các bài xã luận từ truyền thông nhà nước và nhiều tài liệu khác của Đảng. 

GIÁM SÁT

Giám sát điện tử

Điện thoại của các học viên Pháp Luân Công sẽ bị điều tra, các hoạt động trên mạng của họ cũng bị theo dõi. Camera giám sát được lắp tại các khu vực công cộng và khu hàng xóm, để phát hiện những học viên có hành vi gửi phát thông tin liên quan đến Pháp Luân Công. Lịch sử duyệt web, lịch sử cuộc gọi, các bài đăng trên mạng xã hội và các đoạn video trở thành bằng chứng mà chính quyền sử dụng để xử phạt các học viên Pháp Luân Công vì đức tin của họ. 

Chính quyền TQ sử dụng camera giám sát và phần mềm nhận dạng khuôn mặt để theo dõi và quản lý chặt chẽ người dân TQ. (Ảnh: Twitter)

Giám sát cộng đồng và cảnh sát

Ủy ban khu vực, và các cơ quan an ninh địa phương được huy động giám sát các học viên Pháp Luân Công, đặc biệt là những người vừa mới ra tù. Trong các thời gian nhạy cảm, ví như các sự kiện chính trị lớn tại Bắc Kinh, lực lượng cảnh sát tiến hành thăm khám nhà của các học viên để cảnh báo, và đảm bảo họ không lan truyền các tài liệu về chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công của chính quyền Trung Quốc.

HÀNH VI GIẾT NGƯỜI – TỘI ÁC THIÊN CỔ

Cưỡng chế thu nội tạng sống

Ngay sau khi tiến hành đàn áp (năm 1999), số ca cấy ghép nội tạng được tiến hành tại Trung Quốc đã tăng vọt. Các cuộc điều tra độc lập từ giai đoạn đó đến nay đã phát hiện rằng, các bệnh viện trên khắp Trung Quốc đã cưỡng chế mổ cướp nội tạng của những học viên Pháp Luân Công, sau đó bán lấy lợi nhuận. Một tòa án độc lập tại Luân Đôn gần đây đã đưa ra phán quyết, khẳng định có “vô số bằng chứng” cho thấy nạn thu gom, cưỡng chế mổ cướp nội tạng vẫn đang diễn ra “trên quy mô lớn” tại Trung Quốc. 

Sử dụng hóa chất độc hại, không rõ nguồn gốc

Theo thông tin từ trang Minghui.org, các học viên bị giam giữ phải uống những hóa chất độc hại, hoặc các loại thuốc không rõ nguồn gốc. Các lính canh trộn những hóa chất này vào thức ăn hoặc nước uống của tù nhân. Sau khi được thả tự do, những học viên này rất có thể sẽ bị đầu độc và mất mạng ngay sau đó.

Việt Anh (Theo Epoch Times)

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

x