7 quy tắc của Luật An ninh Quốc gia cho phép cảnh sát HK có quyền hạn cực lớn

10/07/20, 09:05 Trung Quốc

Ủy ban An ninh Quốc gia Hồng Kông đã tổ chức cuộc họp đầu tiên vào ngày 6/7, ban hành các quy định chi tiết thực thi Điều 43 của Luật An ninh Quốc gia Hồng Kông, trao cho cảnh sát Hồng Kông 7 quyền hạn cực lớn. Các nghị viên của Hội đồng Lập pháp thuộc đảng Dân chủ Hồng Kông đã công khai chỉ trích các quy tắc này đã biến Hồng Kông thành “một Hồng Kông độc tài chuyên chế toàn diện”.

Luật An ninh Quốc gia Hồng Kông, trao cho cảnh sát Hồng Kông 7 quyền hạn cực lớn. Các quy tắc này đã biến Hồng Kông thành “một Hồng Kông độc tài chuyên chế toàn diện”. (Ảnh qua VNE)

Ủy ban An ninh Quốc gia Bảo vệ Hồng Kông (gọi tắt là Ủy ban An ninh Quốc gia Hồng Kông) mới được thành lập dựa theo “Luật An ninh Quốc gia Đặc khu Hồng Kông” do ĐCSTQ cưỡng ép thực thi, đã tổ chức cuộc họp đầu tiên vào ngày 6/7. Tối hôm đó, Chính phủ Hồng Kông đã công bố các quy tắc thực thi Điều 43 của “luật an ninh quốc gia Đặc khu Hồng Kông” và thông báo “Quy tắc” này sẽ có hiệu lực từ ngày 7/7.

Ngoại giới phát hiện ra rằng, các “quy tắc” đã trao cho cảnh sát Hồng Kông phụ trách các vụ án an ninh quốc gia 7 quyền hạn cực lớn sau đây:

1. Cảnh sát có thể “tìm kiếm bằng chứng” mà không cần lệnh khám xét

“Quy tắc” quy định rằng, vì để điều tra các hành vi phạm tội gây nguy hại cho an ninh quốc gia, các nhân viên cảnh sát có thể xin chỉ lệnh từ thẩm phán để đến các nơi liên quan tiến hành tìm kiếm bằng chứng. Mà trong “trường hợp đặc biệt”, các nhân viên cảnh sát cấp trợ lý trưởng phòng trở lên có thể ủy quyền cho các sĩ quan của họ đến những nơi có liên quan để tìm kiếm bằng chứng mà không cần giấy tờ cho phép.

2. Hạn chế người bị điều tra rời khỏi Hồng Kông

“Quy tắc” ủy quyền cho cảnh sát có thể xin chỉ lệnh từ thẩm phán, yêu cầu người bị điều tra phải giao giấy tờ chứng nhận du lịch để hạn chế họ rời khỏi Hồng Kông.

Cảnh sát chống bạo động bắt giữ những người biểu tình ủng hộ dân chủ tại quận Causeway vào ngày 27 tháng 5 năm 2020 tại Hồng Kông. (Ảnh qua Getty Images)

3. Đóng băng, hạn chế, tịch biên và tịch thu tài sản

Nếu cục trưởng cục An ninh nghi ngờ một tài sản nào đó là “tài sản liên quan đến việc gây nguy hại cho an ninh quốc gia” thì có thể gửi thông báo văn bản, chỉ thị bất kỳ người nào xử lý tài sản đó, tòa án sơ thẩm có thể xin lệnh từ Bộ trưởng Tư pháp để ra lệnh tịch thu tài sản có liên quan đến hành vi phạm tội.

4. Cưỡng chế nền tảng điện tử xóa thông tin dữ liệu

Nếu Ủy viên Cảnh sát nghi ngờ thông tin được đăng trên nền tảng điện tử có thể cấu thành hoặc gây ra “tội ác chống lại an ninh quốc gia”, dưới sự phê chuẩn của Cục trưởng Cục An ninh, có thể trao quyền cho nhân viên cảnh sát yêu cầu những người có liên quan, nền tảng dịch vụ, dịch vụ máy chủ hoặc dịch vụ mạng thay đổi thông tin gây nguy hại cho an ninh quốc gia, hạn chế hoặc ngăn chặn bất kỳ ai truy cập thông tin, hạn chế hoặc ngăn chặn bất kỳ ai truy cập nền tảng hoặc các bộ phận liên quan. 

Nếu nhà phát hành thông tin liên quan không hợp tác ngay lập tức thì cảnh sát có thể xin chỉ lệnh từ thẩm phán để có thể kiểm tra các thiết bị điện tử cũng như xóa các thông tin có liên quan.

Dựa theo quy định này, nếu nhà xuất bản tin tức không tuân thủ các yêu cầu nêu trên của cảnh sát và không giải thích lý do hợp lý, một khi bị định tội thì có thể bị phạt 100.000 đô la và ngồi tù một năm, nếu nhà cung cấp dịch vụ không tuân thủ các yêu cầu nêu trên của cảnh sát thì có thể bị phạt 100.000 đô la và bị giam giữ 6 tháng sau khi kết án.

5. Các tổ chức chính trị hoặc người đại diện nước ngoài và Đài Loan bắt buộc phải cung cấp tài liệu liên quan

Ủy viên cảnh sát có thể được cục trưởng Cục An ninh phê chuẩn dưới hình thức thông báo bằng văn bản, yêu cầu các tổ chức chính trị nước ngoài hoặc tổ chức chính trị Đài Loan, hoặc người đại diện ở nước ngoài gửi thông tin cụ thể (bao gồm các hoạt động và tài liệu cá nhân ở Hồng Kông, tài sản, thu nhập, nguồn thu nhập và chi tiêu) cho Ủy viên cảnh sát trong một khoảng kỳ hạn và theo một phương thức xác định.

Nếu các tổ chức chính trị hoặc người đại diện nước ngoài và Đài Loan từ chối cung cấp thông tin thì có thể bị phạt 100.000 đô la và ngồi tù 6 tháng sau khi bị kết án, nếu cung cấp thông tin giả tạo, không chính xác hoặc không đầy đủ sẽ bị phạt 100.000 đô la và phạt tù hai năm.

Nếu các tổ chức chính trị hoặc người đại diện nước ngoài và Đài Loan từ chối cung cấp thông tin thì có thể bị phạt 100.000 đô la và ngồi tù 6 tháng sau khi bị kết án. (Ảnh qua Reuters)

6. Xin trao quyền dỡ bỏ thông tin và giám sát bí mật

Trưởng Đặc khu có thể trao quyền lấy thông tin và đưa ra các hành động giám sát bí mật; tiến hành cái gọi là hành động giám sát bí mật “mức độ thấp”, các nhân viên cảnh sát cấp thủ trưởng có thể xin chỉ định từ Trưởng Đặc khu.

7. Cung cấp tài liệu và đưa ra vật liệu theo kỳ hạn

Bộ trưởng Tư pháp hoặc cảnh sát có thể xin tòa án phê chuẩn, yêu cầu người có liên quan trong vụ án an ninh quốc gia trả lời các câu hỏi trong một thời hạn chỉ định, cung cấp hoặc giao ra tài liệu hay vật liệu liên quan.

Theo tin tức của chính phủ Hồng Kông đưa ra vào tối ngày 6/7, một lần nữa liệt kê Điều 14 của “Luật An ninh Quốc gia Đặc khu Hồng Kông”. Công việc của Ủy ban An ninh Quốc gia không chịu sự can thiệp của bất kỳ cơ quan, tổ chức và cá nhân nào khác và thông tin công việc không được công khai, quyết định đưa ra không chịu quy định thẩm tra xem xét của tư pháp.

“Các quy tắc” do Ủy ban An ninh Quốc gia Hồng Kông đưa ra đã bị chỉ trích khắp nơi

Sau khi công bố “Quy tắc” nêu trên, Đồ Cẩn Thân (James To Kun-sun), nghị viên Hội đồng Lập pháp đảng Dân chủ, trong một cuộc phỏng vấn với Đài phát thanh thương mại Hồng Kông vào ngày 7/7 đã chỉ ra rằng, luật pháp hiện hành của Hồng Kông yêu cầu tất cả các hành động nghe lén của cảnh sát phải được thẩm phán phê duyệt, cũng có một thẩm phán của Phòng kháng cáo đảm nhiệm giám sát chuyên viên. 

Nhưng trong “Quy tắc” cho phép một số việc nghe lén bí mật được chính cảnh sát tự phê chuẩn, hơn nữa nghe với phạm vi không giới hạn trong vấn đề chính trị. Có thể giám sát hoạt động của các doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ, v.v. càng không có người thứ ba độc lập nào giám sát, điều đó có nghĩa là quyền đảm bảo riêng tư của người Hồng Kông trước đây sẽ bị phá hủy hoàn toàn.

Đồ Cẩn Thân (James To Kun-sun), nghị viên Hội đồng Lập pháp đảng Dân chủ mô tả động thái này sẽ biến Hồng Kông trở thành “một Hồng Kông độc tài chuyên chế toàn diện”. (Ảnh qua RFA)

Ông cũng chỉ trích Ủy ban An ninh Quốc gia Hồng Kông lập ra các quy tắc này đã bỏ qua Hội đồng Lập pháp Hồng Kông, câu hỏi đặt ra là hiện nay ở Hồng Kông “pháp trị” có còn tồn tại hay không? Ông mô tả động thái này của Ủy ban An ninh Quốc gia cho thấy Hồng Kông hiện tại đã trở thành “một Hồng Kông độc tài chuyên chế toàn diện”.

Đài Á Châu Tự Do (RFA) đưa tin, liên quan đến các điều khoản trong “Quy tắc”, Sở cảnh sát có thể tịch thu các giấy tờ du lịch của những người bị điều tra và hạn chế họ rời khỏi Hồng Kông, cùng với quy định là cảnh sát có thể đóng băng, hạn chế, tịch thu và sung công tài sản có liên quan của đương sự. 

Khổng Cáo Phong (Ho-Fung Hung) – giáo sư kinh tế chính trị tại Khoa Xã hội học tại Đại học Johns Hopkins và Viện Nghiên cứu Quốc tế cao cấp đã chỉ ra rằng, về lâu dài các biện pháp trên sẽ làm tăng nhanh sự xói mòn của cải ở Hồng Kông.

Khổng Cáo Phong nói: “Không chỉ những người giàu có ở nước ngoài và Hồng Kông, mà rất nhiều người giàu ở Trung Quốc hiện tại cũng đang lo sợ. Sở dĩ họ chuyển tài sản sang Hồng Kông là vì không có gì bảo đảm ở Trung Quốc cả. Bây giờ Hồng Kông trở thành Trung Quốc, rất nhiều thân nhân lãnh đạo Trung Quốc có tài sản ở Hồng Kông khẳng định là muốn chuyển tài sản của họ đến nơi an toàn hơn”.

Ngoài ra, để đáp lại các quy định trong “Quy tắc” yêu cầu các tổ chức chính trị hoặc người đại diện ở nước ngoài và Đài Loan cung cấp thông tin về các hoạt động liên quan đến Hồng Kông của họ, tổng thống Đài Loan Thái  Anh Văn đã trả lời công khai vào ngày 7/7 rằng, nếu “luật An ninh Quốc gia Đặc khu Hồng Kông” làm tổn hại đến Trung Hoa dân quốc thì chính phủ Đài Loan “sẽ cân nhắc các biện pháp đối phó”.

Bà Thái Anh Văn nói rằng, chính phủ Đài Loan đang theo dõi chặt chẽ việc thực thi “Luật an ninh quốc gia Đặc khu Hồng Kông” và sẽ đưa ra các thông tin cảnh báo hoặc chỉ dẫn cho quốc gia, người dân trong nước hoặc các tổ chức có liên quan khi cần thiết, nhằm tránh bị tổn hại bởi việc thực thi “Luật an ninh quốc gia Đặc khu Hồng Kông”.

Tổng thống Đài Loan Thái  Anh Văn tuyên bố nếu “luật An ninh Quốc gia Đặc khu Hồng Kông” làm tổn hại đến Trung Hoa dân quốc thì chính phủ Đài Loan “sẽ cân nhắc các biện pháp đối phó”. (Ảnh qua Reuters)

Ủy ban các vấn đề Đại lục của Đài Loan (Mainland Affairs Council) cũng đã  tuyên bố cứng rắn vào ngày 7/7, chỉ trích các quy tắc thực thi điều 43 do Ủy ban An ninh Quốc gia Hồng Kông đưa ra là “mơ hồ, bừa bãi”, đối với các đảng chính trị Đài Loan, đoàn thể, cá nhân, cơ quan của Đài Loan tại Hồng Kông từ lâu đã tham gia vào các dịch vụ trao đổi với người dân Hồng Kông là cực kỳ thiếu tôn trọng và không thân thiện, ngoài việc gây hoang mang cho người Đài Loan ở Hồng Kông nó còn bóp chết sự trao đổi hỗ trợ thông thường giữa Đài Loan và Hồng Kông.

Khưu Thùy Chính (Chiu Chui-cheng), phát ngôn viên của Ủy ban các vấn đề Đại lục cho biết: “Phía chúng tôi đã tuyên bố nhiều lần rằng chúng tôi quan tâm về tình hình ở Hồng Kông, nhưng chúng tôi chưa bao giờ can thiệp, cơ quan của chúng tôi ở Hồng Kông thông qua trao đổi bằng văn bản giữa hai bên, là cơ quan cung cấp các hoạt động trao đổi giao lưu.

Năm này qua năm khác cũng chưa bao giờ vượt quá chừng mực. Theo thỏa thuận song phương, phía Hồng Kông phải đảm bảo cho cơ quan của chúng tôi ở Hồng Kông không bị bất kỳ sự quấy nhiễu chính trị nào; các bên liên quan không nên đi quá giới hạn hay có hành động thiếu cân nhắc gây tổn hại mối quan hệ của hai bên Đài Loan và Hồng Kông”.

Minh Huy (Theo NTDTV)

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

x