Chiến dịch chim sẻ – Tinh thần chính nghĩa của người Hong Kong những năm 90

08/07/20, 14:08 Góc nhìn Lịch sử

Để tưởng niệm ngày xảy ra sự kiện Lục Tứ 1989, vụ thảm sát sinh viên trên quảng trường Thiên An Môn, chương trình “Thời khắc Giang Phong“ vào ngày 4/6/2019 đã kể lại một câu chuyện chưa từng kể, một truyền kỳ của thời đại khi chính nghĩa lên ngôi. Có lẽ câu chuyện là một gợi mở cho tình thế bi đát của HK hôm nay.

Hàng ngàn người Hồng Kông tập trung tưởng niệm cuộc thảm sát Thiên An Môn vào năm 2019. (Ảnh qua Nytimes)

Cuối những năm 80 đến đầu những năm 90, nhu cầu xe hơi ở Trung Quốc tăng cao. Những chiếc xe buôn lậu từ Hồng Kông là món hàng được quan chức TQ mua dùng. Khi ấy, tập đoàn buôn lậu xe hơi gây tiếng vang lớn đến mức chúng dám công khai cướp trên đường phố, thậm chí còn phóng nhanh, lạng lách vô cùng nguy hại.

Cảnh sát Hồng Kông bất lực trước tình cảnh ấy, khi bị chất vấn chỉ có thể trả lời: “Anh ơi, bọn chúng có “đại phi”!

Đại Phi chính là tàu cao tốc, gắn 4 đến 6 máy đẩy cánh quạt của hãng Yamaha danh tiếng. Trong khi tàu thủy cảnh của Hồng Kông có tốc độ chỉ 20 hải lý, thì chiếc đại phi đạt vận tốc 60 hải lý. Mỗi đêm buôn lậu thu được hơn trăm vạn đô la Hồng Kông. Những chiếc đại phi thường lượn qua lượn lại trêu ngươi: “Chào các anh, sớm vậy mà đã đi làm rồi sao!”, đội thủy cảnh rất bực nhưng không làm gì được.

Sau này cảnh sát Hồng Kông đã dùng chính những chiếc đại phi tịch thu được và bắt đầu “đua tốc độ” với tàu buôn lậu. Về sau, 1 đội đặc nhiệm chống buôn lậu được thành lập và hai bên bắt đầu đấu trí đấu dũng. 

Nhưng đối với thủy cảnh, chủ yếu nhất vẫn là làm thế nào thương lượng với cảnh sát Trung Quốc để nội ngoại cùng hiệp lực. Tuy nhiên, khi nhìn thấy quan chức Đại lục sử dụng những chiếc xe buôn lậu, thì cảnh sát HK đã không còn hy vọng gì nữa, bởi những chiếc xe từ quan chức Đại lục cũng là có tay lái ở phía bên phải giống như của bọn buôn lậu.

Vậy mà trong thời gian này, một sự kiện rất đặc biệt khiến cho tập đoàn buôn lậu của Hồng Kông chấp nhận vận chuyển một “món hàng đặc biệt”. Lúc đó, xã hội đen Hồng Kông và cảnh sát Hồng Kông cũng đồng tâm hiệp lực “dỡ hàng”, người dân Hong Kong và chính phủ nước ngoài cũng ra tay chi viện. Thậm chí cả phía Trung Quốc cũng ‘võng khai nhất diện’.

“Món hàng” đó là gì mà có thể thức tỉnh nhiệt huyết và lương tri của cả trăm vạn con người, tạo nên giai thoại truyền kỳ như vậy?

Giai thoại truyền kỳ này liên quan đến nhiều tầng lớp trong xã hội Hong Kong và cả quan chức TQ lúc bấy giờ, vì vậy rất nhiều tình tiết nhạy cảm cho đến nay vẫn chưa được tiết lộ.

Hôm nay chúng ta chỉ có thể kể lại một phần, đó là “Chiến dịch chim sẻ”.

Những năm đầu 80 của thế kỷ 19, Trung Quốc vừa kết thúc phong trào Đại Cách Mạng văn hoá, bắt đầu mở cửa giao ban. Tổng bí thư ĐCSTQ lúc bấy giờ là Hồ Diệu Bang có tư tưởng cởi mở giúp người Trung Quốc bắt đầu mở mắt nhìn ra thế giới. Năm 1986, trường đại học các nơi ở Trung Quốc bắt đầu xuất hiện học sinh diễu hành yêu cầu Trung Quốc thực hiện dân chủ. Sau đó ĐCSTQ phát động vận động phản đối tự do hoá giai cấp tư sản, Đặng Tiểu Bình buộc Hồ Diệu Bang từ chức, và thay vào đó là Triệu Tử Dương. 

Sinh viên tặng vòng hoa cho cố Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Hồ Diệu Bang, tại Đài tưởng niệm Anh hùng Nhân dân Quảng trường Thiên An Môn. (Ảnh qua AFP)

Ngày 15/4/1989, Hồ Diệu Bang qua đời, các hoạt động kỷ niệm Hồ Diệu Bang dần diễn biến thành diễu hành yêu cầu dân chủ, phản đối hủ bại. Đầu tháng 5, sinh viên Bắc Kinh tập trung tại Thiên An Môn và dựng lều ở quảng trường. Vì chính phủ từ chối đối thoại, một bộ phận học sinh sinh viên bắt đầu tuyệt thực.

Hành động yêu nước của sinh viên học sinh nhận được sự đồng tình và ủng hộ của dân chúng cả nước, bao gồm cả phái cải cách trong nội bộ thể chế. Khi học sinh ở quảng trường bắt đầu tuyệt thực, Hong Kong đã bắt đầu quyên góp một cách tự phát, thậm chí còn thành lập Hội liên hiệp dân chúng Hong Kong chi viện vận động dân chủ yêu nước, và tổ chức Đại hội biểu diễn “Tiếng hát dân chủ hiến dâng Trung Hoa” với một danh sách dài các nghệ sĩ nổi tiếng, như Mai Diễm Phương, Đặng Lệ Quân, Châu Nhuận Phát, Lưu Đức Hoa, Trương Mạn Ngọc,… Họ hát suốt 12 tiếng đồng hô, quyên góp được 1.300 vạn đô la Hong Kong.

Người Hong Kong khi ấy xem trên tivi thấy hình ảnh xe tăng tiến vào Bắc Kinh và những hình ảnh học sinh, người dân bị đánh chết, nhưng ĐCSTQ đã chối bỏ. 

Ngày 13/6 truyền hình trung ương TQ CCTV phát sóng lệnh bộ Công An truy nã 21 học sinh. Những học sinh sinh viên bị truy nã đã vội vàng bỏ trốn.

Khi sự việc lục tứ vừa nổ súng, sự phẫn nộ của người Hong Kong tăng vọt. Lúc bấy giờ ở Trung Quốc, nhiều nhân sĩ từ phía Bắc và các nơi đều chạy đến Quảng Đông, nhưng lại không có đường xuất cảnh. Áp lực từ Bắc Kinh dồn xuống càng ngày càng lớn, và số người bắt được ngày càng nhiều.

Danh nhân đoàn nghệ thuật Hong Kong Sầm Kiến Huân là thường ủy của hội Chi Liên lúc bấy giờ rất lo lắng. Ngay thời điểm đó, nghệ nhân Hong Kong là Đặng Quang Vinh giới thiệu cho ông Sầm 1 người, ông Đặng nói: “Trên giang hồ có người gọi là Lục Ca, tính khí phương cương, rất nói nghĩa khí, người này có mạng lưới sâu rộng ở Quảng Đông và Hong Kong, quen biết không ít nhân vật giang hồ và bọn buôn lậu. Hắn dùng con đường của chính hắn đã cứu được một số học sinh ra ngoài rồi”.

Danh nhân đoàn nghệ thuật Hong Kong Sầm Kiến Huân. (Ảnh qua Youtube)

Người đó chính là Trần Đạt Chinh. Sau gặp Sầm Kiến Huân, Lục ca Trần Đạt Chinh đã đồng ý ra tay tương trợ.

Hội Chi Liên tham gia vận động cứu học sinh có mục sư Chu Diệu Minh và lãnh đạo công đoàn Lưu Thiên Thạch. Chủ tịch hội là Tư Đồ Hoa lúc đó đọc một bài thơ mới viết, ý thơ nói rằng: Người bắt chim thấy chim thì vui, thiếu niên thấy chim thì buồn; rút kiếm lướt qua lưới, chim sẻ được bay lên; bay bay chạm bầu trời, trở về tạ thiếu niên. Ngụ ý rằng những người nắm quyền sinh sát kia lấy việc bắt giết chim sẻ làm trò vui, cậu thiếu niên thấy vậy nên thương tâm, ra tay cứu giúp để chim sẻ có thể bay lên bầu trời xanh.

Từ đó, hoạt động giải cứu trên quy mô lớn bắt đầu với tên gọi Chiến dịch chim sẻ.

Tại Bắc Kinh, xe tăng nghiền nát trong tiếng súng dồn dập. Từ rất sớm, một nhóm quân từ Đại hội đường Nhân dân chạy ùa ra. Quân dã chiến mặc áo trắng, quần lục quân, rồi lại thêm nhóm đặc vụ, bộ đội đặc chủng tiến đến.

Sinh viên và người dân la hét kêu gọi mọi người mau di tản.

Lữ Kinh Hoa, phát thanh viên của hội Liên hiệp tự trị công nhân Bắc Kinh, cũng có trong số đó. Cô bắt tàu lửa đến Quảng Đông và liên lạc với 1 ký giả Hong Kong. Sau đó, Lữ Kinh Hoa được đưa đến Hổ Môn ở Quảng Đông, rồi lên thuyền của một tập đoàn buôn lậu. Giữa lúc lắc động vì sóng biển, mơ hồ vì say tàu, cô lại được một nhóm người TQ bình thường khác cứu. Đến được Hong Kong, thấy được cảng biển hưng thịnh, thấy những người Hồng Kông tự do tự tại, thế giới mà bản thân từng hô hào để mỗi người TQ bình thường vốn dĩ đáng được có. Tên của thế giới này gọi là tự do.

Lữ Kinh Hoa, phát thanh viên của hội Liên hiệp tự trị công nhân Bắc Kinh. (Ảnh qua Youtube)

Hạng Tiểu Cát, Nghiên cứu sinh đại học chấp pháp TQ, đã trốn đến được Quảng Châu để gặp liên lạc viên của chiến dịch chim sẻ. Sau đó, Hạng Tiểu Cát được đưa lên một chiếc thuyền nhỏ, khi ra đến biển đột nhiên bị một chiếc tàu tuần dương biên phòng của TQ cản lại. Tưởng như đã là tuyệt vọng cho đến khi một bàn tay từ trên tàu đưa ra của một người chiến sĩ tràn đầy thiện ý. Sau khi lên tàu, một người lính khác đến gặp anh và nói “Chúng tôi đồng tình với anh, ủng hộ anh”. Hạng Tiểu Cát sau đó đã đến tổng bộ của chiến dịch chim sẻ. 

Tháng 8/1989, quá trình cứu nghiên cứu sinh tiến sĩ đại học Vũ Hán là Thái Sùng Quốc và Trần Tuyên Lương gặp phải tình huống nguy hiểm nhất trong toàn bộ chiến dịch chim sẻ. Khi Tư Đồ Hoa nhận được tin tức hai người này đến Thẩm Quyến đã lập tức thông báo Lục Ca Trần Đạt Chinh. Trần Đạt Chinh lệnh cho em trai là “Thất Ca” Trần Đạt Cam ứng tiếp. Nào ngờ đêm đó, nhân viên của cục Quốc phòng Vũ Hán đã đuổi theo đến tận Thẩm Quyến. Hai người may mắn thoát được. 

Hôm sau, Thất Ca đón họ tại Xà Khẩu (Thẩm Quyến), nhưng vừa ra khơi chưa đầy nửa tiếng thì trưởng thuyền buộc phải đem hai người quay trở lại bờ vì cục quốc phòng Vũ Hán đã đem văn kiện đóng dấu đỏ tới. Khi đó, cả mặt biển bị phong tỏa không cho thuyền ra khơi. 

Đêm hôm đó, tất cả quán trọ ở Xà Khẩu (Thẩm Quyến) được quân đội canh phòng cẩn mật để bắt người.

10 ngày sau, địa phương được phê chuẩn ra khơi bắt hàu, thế là những chiếc thuyền nhỏ bắt hàu được ra khơi. Lục Ca, Thất Ca đã bố trí được một chiếc thuyền bắt hàu. Nhưng thuyền ra khơi chưa bao lâu thì bị hơn 10 chiếc tàu công an bao vây và yêu cầu trở về kiểm tra.

Ông Trời rủ lòng thương, ngay lúc này thủy triều hạ xuống, thuyền công an lại là thuyền nước sâu, chúng không thể trụ được nữa thì đành rút lui. Sau đó, hai sinh viên đành nhảy xuống biển để trốn vì chủ thuyền không dám chở nữa.

Lục Ca nghe được nổi giận đùng đùng gọi cho Thất Ca. Thất Ca vội vàng đến cảng Thẩm Quyến và đã tìm được 2 người và đưa họ trở về.  

Cuối cùng, Lục Ca phải ra tay, dùng mối quan hệ với cảnh sát phòng biên TC. Phía cảnh sát phòng biên trả lời “Lục Ca, vấn đề này không phải là tiền, công việc này phải giúp thôi!” Thế là họ “mở lưới cho một đường thoát”. Chiếc đại phi buôn lậu vượt qua hỏa tuyến đưa hai sinh viên đại học đến Hong Kong an toàn.

Khi giải thích hành động đã xoay trở tình thế hiểm nghèo của thuộc hạ rơi vào tay chính quyền ĐCSTQ. Lục Ca khí khái nói:

“Dưới trướng khủng bố, sinh mệnh của nhân sĩ yêu nước đang gặp nguy hại thì người có lương tri đều hi vọng bản thân có thể ra tay giúp đỡ. Nhìn thấy người khác gặp nạn, người nghèo bị ức hiếp, người ác hung hăng, bản thân đương nhiên phải giúp đỡ, làm việc nghĩa mà không nghĩ đến bản thân, không một chút tư lợi mà chỉ biết dũng cảm tiến tới, đây chính là hiệp khí của người TQ”.

Sau khi các nhân sĩ đến được Hong Kong, nhóm Tiger sẽ liên lạc để đưa các nhân sĩ đến Pháp, Mỹ, châu Âu định cư. (Ảnh qua NTDTV)

Toàn bộ chiến dịch chim sẻ từ mùa hè năm 89 đến năm 1997 một tháng trước khi Hong Kong trao trả về đại lục. Chiến dịch đã cứu được 133 sinh viên lãnh đạo phong trào, nhân sĩ vận động dân chủ và các tác gia học giả.

Trần Đạt Chinh cũng có một cuốn nhật ký, bản sao cuốn nhật ký ghi chép lại sự kiện ly kỳ năm đó cho biết, có hơn 300 người được cứu. Điểm đặc biệt nhất của cuốn nhật ký này là nó có rất nhiều chữ Chính (正), mỗi chữ có 5 nét chính là thể hiện có 5 người đã được giải cứu.

Thiên An Môn không phải là nơi duy nhất tội ác Lục Tứ diễn ra, mà các tỉnh đều có người bị bắt. 

Những người này đấu tranh vì tự do, dân chủ của dân tộc Trung Hoa. Sự thật lịch sử trái ngược hoàn toàn với tuyên truyền của ĐCSTQ. 

Chiến dịch chim sẻ có sự tham gia của xã hội đen, đến cảnh sát đại lục như chi đội 7 Quảng Đông, chi đội Châu Hải, chi đội 6 Thẩm Quyến, cùng quan viên chính phủ các nơi. Thủy cảnh Hong Kong bình thường rất cẩn trọng bắt buôn lậu nhưng khi có ám hiệu, sẽ để tàu buôn lậu, xe buôn lậu đi qua.

Sau khi các nhân sĩ đến được Hong Kong, chủ yếu được nhóm Tiger của mục sư Chu Diệu Minh giúp đỡ. Lý Trụ Minh là chủ tịch đảng dân chủ, năm đó phụ trách liên lạc chính phủ ngoại quốc, chủ động liên lạc đưa các nhân sĩ đến Pháp, Mỹ, châu Âu định cư.

Đây là một chiến dịch toàn dân ứng cứu, không phân biệt hắc đạo, hồng đạo, bạch đạo, chỉ cần có lương tâm, vì nghĩa không màng đến bản thân.

Điều này giúp chúng ta hiểu được, vì sao có người sợ hãi đến như vậy, hắn chiếm được mấy trăm vạn quân đội, giết sạch người vẫn còn sợ, bởi vì toàn bộ mảnh đất Trung Hoa đều là ngọn lửa của lương tâm.

Chu Phong Tỏa, người sáng lập tổ chức phi lợi nhuận “Nhân đạo TQ”, từng là sinh viên đại học Thanh Hoa, một trong 21 sinh viên bị truy nã năm đó đã bị bắt bỏ tù, và sau đó đã đến được nước Mỹ.

Năm 2014, Chu Phong Tỏa trở lại trường Thanh Hoa, nơi có bia tưởng niệm Vương Quốc Duy thời kỳ dân chủ, với dòng chữ: “Tư tưởng tự do, tinh thần độc lập”. Nhìn thấy trước bia có những bông hoa cúc trắng, Chu Phong Tỏa biết rằng mọi người vẫn chưa quên ngày này (4/6).

Tại đây, ông Chu gặp được người sửa xe đạp 30 năm trước. Ông liền chạy qua gặp cụ và hỏi: “ông còn nhớ sự việc ở đây năm đó” “năm 1989”. Cụ trả lời: “Sự việc đó, chết cũng không quên được, cả đời cũng không thể nào quên”.

Đêm đó, ông Chu bị cảnh sát đưa đến sân bay trở về Mỹ. Khi đó ông nói “Tôi tin có một ngày, tôi sẽ cùng các bạn chiến hữu lần nữa quay trở lại quảng trường Thiên An Môn, nơi không có bức ảnh của Mao Trạch Đông và cùng nhau chụp một tấm ảnh đoàn tụ”.

Kết lại câu chuyện truyền kỳ này, Giang Phong nói rằng: Ý nghĩa chân chính của chiến dịch giải cứu chim sẻ năm xưa tuyệt đối không phải là cứu được bao nhiêu người, mà là để thức tỉnh tận sâu lương tâm mỗi con người. Bất luận là buôn lậu hay phường thảo khấu lỗ mãng, bất luận là ông chủ chốn thương trường hay quan viên từng thề nguyện trung thành, đều lựa chọn chính nghĩa, mà khi chính nghĩa tụ hội thì tình thế chuyển biến rất nhanh.

Chiến dịch chim sẻ, ngày này năm xưa.

Chiến dịch chim sẻ – Chuyện chưa kể về thảm sát Thiên An Môn

Lương Phong(t/h)

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

x