Tập Cận Bình bối rối khi Tổng thống Đức đàm thoại về nhân quyền
Ngày 28/3, Tập Cận Bình với bà Merkel đã cùng tổ chức hội nghị tiếp đãi các phóng viên. (John MacDougall / AFP)
[ Đại Kỷ Nguyên ngày 31 Tháng 3 năm 2014 phỏng vấn] ( Đại Kỷ Nguyên phóng viên Dư Bình Đức báo cáo ) Gần đây, Tập Cận Bình cùng phu nhân Bành Lệ Viện và một phái đoàn đại biểu kinh tế lớn đã đến thăm Pháp, Đức, Bỉ. Ông đã lưu lại ba ngày ở Đức, cùng với Tổng thống và Thủ tướng Đức tiến hành gặp mặt và ký kết một loạt các thỏa thuận kinh tế. Mặt khác, vấn đề nhân quyền vẫn đi theo như một cái bóng, nhiều tổ chức ở một số quốc gia châu Âu đã phản đối Trung Quốc về vấn đề nhân quyền, thu hút được sự chú ý từ công chúng, Tổng thống Đức thậm chí đã trực tiếp thảo luận vấn đề nhân quyền với Tập. Tuy nhiên, Chủ tịch Trung Cộng chỉ bối rối không phản ứng gì .
Nói về nhân quyền Tập Cận Bình im lặng khó xử
Tờ báo Gương sáng Online báo cáo rằng chuyến thăm châu Âu của Tập Cận Bình, các nước phương Tây muốn ông đứng về vấn đề của Ukraine, cô lập ông Putin , nhưng Tập Cận Bình dường như không muốn xúc phạm đến “Lão đại ca,” một câu “không có lợi ích cá nhân”, “tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ” đã cho thấy lựa chọn của ông ta. Gương sáng Online phân tích rằng, có lẽ Tập Cận Bình đã có những cân nhắc riêng, dù sao Trung Quốc cũng có Duy Ngô Nhĩ, vấn đề Tân Cương, và do đó không thể giống như Putin hỗ trợ các dân tộc thiểu số bỏ phiếu cho mình.
Tại hội nghị phóng viên được phối hợp tổ chức với bà Merkel, Thủ tướng Đức nói về tự do ngôn luận, Chủ tịch Trung Cộng chỉ biết nghe và tỏ vẻ lúng túng. Báo cáo cho biết, khi trả lời câu hỏi của phóng viên, mặc dù ông không nói nhiều, nhưng những lời nói ra đều là “những lời nói suông.”
Vào buổi tối cùng ngày, Tổng thống Đức Joachim Gauck đã có buổi gặp gỡ với Tập Cận Bình, ông này đã yêu cầu Trung Quốc tăng tốc độ bước tiến gia nhập vào các quốc gia cai trị bằng pháp luật, hơn nữa cũng trực tiếp nói đến các vấn đề nhân quyền, và còn trích dẫn ví dụ cụ thể. Tập Cận Bình một lần nữa chơi bài Thái Cực Quyền: trầm lặng không nói. Ông mời Tổng thống Đức đến thăm Trung Quốc để cá nhân trải nghiệm một chút, Joachim Gauck tỏ ý sẽ đi Trung Quốc, với điều kiện là có thể gặp gỡ các nhân sỹ chống chính phủ.
Đoàn đại biểu đi cùng Tập Cận Bình đến thăm Đức lên đến 200 người, chủ yếu là các nhân sĩ trong giới kinh tế. Hai bên đã ký một loạt các thỏa thuận giữa Trung Quốc và Đức tại Berlin, ví dụ, tại Frankfurt sẽ thiết lập một trung tâm kinh doanh thương mại nhân dân tệ, dùng nhân dân tệ làm đơn vị tiền mặt để tiến hành giao dịch; Siemens, Volkswagen, BMW, Daimler, hãng hàng không Air Berlin, Bayer và các nhóm khác đã ký kết với Trung Quốc thỏa thuận hợp tác kinh tế.
Tập Cận Bình và đoàn của ông dừng chân ở Berlin rồi lại tiếp tục bay đến vùng Tây Đức, cũng như người tiền nhiệm, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào vào năm 2005, lưu lại ở Duesseldorf .
North Rhine – Westphalia có khoảng 800 doanh nghiệp Trung Quốc, như Huawei, là doanh nghiệp Trung Quốc tương đối tập trung tại các liên bang của Đức, người Trung Quốc sống ở đây cũng khá đông đúc. Trung Quốc dự định thiết lập một lãnh sự quán thứ tư ở Dusseldorf, hiệp ước kinh tế tương quan đã được ký kết. Trong chuyến thăm Đức lần này của Tập Cận Bình, ông đã đặc biệt đến ở Duisburg – Đức, mấy tháng qua, chuyến tàu chở hàng chuyên dụng của Duisburg và Trùng Khánh đã khai thông, mỗi một tuần có đến 3 lượt xe chạy qua chạy lại giữa Trung Quốc và Đức. Lượt tàu vận tải lần này chở tới 50 container, thời gian hành trình tới tận 16 ngày, rẻ hơn so với máy bay, nhưng nhanh hơn so với vận chuyển đường biển. Tuyến đường này được gọi là một kỷ nguyên mới của “con đường tơ lụa”.
Đối với North Rhine – Westphalia mà nói, những chuyến viếng thăm cấp nhà nước như thế này là rất hiếm, và do đó mức độ bí mật an ninh cực cao, nhiều nhân viên cảnh sát không biết hành trình Tập Cận Bình, và khi đoàn xe của Tập Cận Bình tiến vào thủ phủ North Rhine – Westphalia, không chỉ có 15 xe máy cảnh sát, mà còn có máy bay trực thăng hộ tống.
Ngày 28/3, các học viên Pháp Luân Công ở ngoài đã giăng các biểu ngữ “cung hậu” trước đội xe của Tập Cận Bình. (Cát Sâm / Đại Kỷ Nguyên)
Những hoạt động phản đối các cuộc đàn áp của Trung Cộng theo sát Tập như hình với bóng
Đông đảo các học viên Pháp Luân Công từ Cologne đã tập trung tại Dusseldorf, họ đến nhằm biểu đạt tiếng nói từ đáy lòng, kêu gọi chấm dứt cuộc đàn áp. Trong thực tế, không chỉ là Dusseldorf, Berlin và Paris, mà tại tất cả các thành phố mà nhóm Tập Cận Bình lưu lại đều có các đoàn thể tiến hành các hoạt động phản đối.
Buổi sáng ngày 27 tháng 03, các học viên Pháp Luân Công đã tổ chức một số hoạt động ở trước Lãnh sự quán Trung Quốc tại Paris, Pháp nhằm yêu cầu Tập Cận Bình trong chuyến thăm nước Pháp lần này phải có biện pháp xử lý theo pháp luật những thủ phạm đầu sỏ trong tội ác đẫm máu đàn áp Pháp Luân Công bao gồm Giang Trạch Dân, La Cán, Chu Vĩnh Khang, Lưu Kinh, Tăng Khánh Hồng, Lý Lam Thanh và nhiều tên khác nữa. Trước đó một ngày, tòa án Paris đã ra phán quyết cuộc biểu tình của Pháp Luân Công là hợp pháp, cảnh sát không được phép can thiệp, nếu không sẽ vi phạm nghiêm trọng quyền tự do ngôn luận và tự do hội họp .
Ngày 28 tháng 03, Tập Cận Bình đã đến Berlin, trước Phủ tổng thống và phủ Thủ tướng là sự hiện diện của một loạt các đoàn thể kháng nghị bao gồm các học viên Pháp Luân Công, Phóng viên Không biên giới, Hiệp hội Những Dân tộc bị đe dọa tổ chức các hoạt động quốc tế lên tiếng ủng hộ cho Chiến dịch Tây Tạng, Đại hội Duy Ngô Nhĩ Thế giới và các tổ chức khác .
Con đường tốt nhất để tìm hiểu về xã hội Đức là thông qua website Đại Kỷ nguyên châu Âu: www.dajiyuan.eu
( Chịu trách nhiệm biên tập: Cổ Nam )
(Theo Việt Đại Kỷ Nguyên)