Vì sao cá voi “tự sát” tập thể?
Trong thời gian qua, ngày càng nhiều vụ động vật biển họ cá voi (gồm các loại cá voi và cá heo) tự sát tập thể. Cho tới nay, các nhà khoa học vẫn còn tranh cãi về nguyên nhân khiến họ nhà cá voi tự sát tập thể.
Các nhà khoa học đang cứu chữa cho một con cá voi bị mắc cạn.
Hồi tháng 5, một vụ “tự sát” của hàng loạt cá voi vây dài (Globicephala melas), còn gọi là cá voi hoa tiêu đã xảy ra ở Bắc Ireland. Trên bãi biển Donnegal của nước này người ta phát hiện trên 30 con cá voi phơi mình chết. Tuy nhiên, theo Simon Berroy, thành viên của Tổ chức bảo vệ thiên nhiên Bắc Ireland đây chưa phải là những vụ “tự sát” lớn nhất trong lịch sử nước này.
Năm 2005 các nhà sinh thái học thế giới đã khẳng định nguyên nhân tự sát của những con cá voi này là do việc sử dụng sonar (thiết bị định vị thuỷ âm dò tìm các đối tượng ở dưới nước) đặt trên tàu ngầm. Các âm thanh do sonar phát ra làm những con cá voi và cá heo rất sợ hãi, tìm cách chạy trốn một cách hoảng loạn, khiến chúng phải bơi thật nhanh, vọt lên bờ, bị choáng (sốc) do áp suất thay đổi đột ngột, và chết. Hồi đó các sĩ quan hải quân cực lực bác bỏ sự khẳng định này.
Gần đây, một lần nữa nguyên nhân này được chứng minh. Nhóm các nhà sinh học Mỹ tại Viện hải dương học Woods Holequa thông qua thí nghiệm lại xác nhận điều này. Theo tiến sĩ Muni, chính những người thợ lặn nói với ông khi chịu tác động của sóng siêu âm do máy sonar phát ra, trong đầu họ xuất hiện một cảm giác kinh hoàng không chịu đựng nổi và khi chuồi lên khỏi mặt nước, cảm giác này không còn nữa. Họ nhà cá voi cũng vậy.
Sóng dò thuỷ âm làm chúng hoảng loạn, mất phương hướng, lao bừa lên bờ để chạy trốn. Tại đây chúng bị chết không phải chỉ vì bị tách khỏi môt trường nước mà còn vì “trạng thái khí ép” (các nhà chuyên môn gọi là bệnh Kesson) do bị dư thừa nitơ trong máu và trong các mô của cơ thể.
Song người ta vẫn chưa hiểu vì sao cá heo vốn bơi rất nhanh và thông minh đến thế lại không thể lập tức thoát ra khỏi vùng nguy hiểm khi tàu ngầm bơi đến gần.
Tiến sĩ Muni cho rằng, trong nhiều trường hợp, âm thanh của máy định vị đúng là không đến được các tầng nước ấm, nhưng đó lại là “lãnh địa” của các loài cá khác, coi là cấm địa đối với cá heo. Các âm thanh “khủng khiếp” ấy lan truyền trong một vùng rất rộng, “quét” ra hàng kilomet, nên voi hoặc cá heo không thoát ra được, coi như bị rơi vào “bẫy” tử thần.
Song tại đây vẫn còn một chữ “nhưng” để biện minh cho các máy định vị. Các vụ tự sát hàng loạt của cá heo như vụ tại Donnegal chẳng hạn lại xảy ra tại Nam bán cầu, nơi hiếm khi tàu ngầm qua lại. Trong khi đó, tại ven biển các cường quốc hải quân như Nga, Trung Quốc, Triều Tiên, tàu ngầm tuần tra liên tục lại không thấy hành động điên rồ ấy của họ hàng cá voi. Có lẽ máy định vị thủy âm cũng chưa phải lý do duy nhất.
Cần chú ý rằng họ hàng cá voi nằm ở đỉnh của dây chuyền thức ăn, nghĩa là chính chúng (không kể con người) mới là nhân tố điều chỉnh số lượng của mọi loài đứng sau dây chuyền ấy. Trong những năm gần đây, cá voi và cá heo bị tiêu diệt một cách không thương tiếc, nên số sinh vật biển vốn là nguồn thức ăn của chúng (cá, tôm, moi, nhuyễn thể…) được dịp tăng rất nhanh. Có thể nói chúng đã trở nên quá nhiều ở mức mất cân đối.
Người ta biết rằng nhiều loài sinh vật không có cơ chế di truyền để tự điều chỉnh số lượng quần thể và rất có thể chủng loại cá voi/cá heo nằm trong số này. Có nghĩa là để điều chỉnh số lượng của chúng sẽ chỉ là ký sinh trùng, vi khuẩn gây ra các bệnh dịch hoặc stress, tạo ra các cơn “điên rồ” dẫn đến tự sát hàng loạt.
Một dẫn chứng gián tiếp của giả thuyết này là Tổ chức Hoà bình xanh tìm mọi cách cứu cá voi và cá heo, dồn chúng quay trở lại đại dương, trong khi chúng lại cố gắng bơi vào bờ – vốn là “tử địa” đối với chúng. Điều đó rất giống với hiện tượng một người mắc bệnh tâm thần luôn luôn phá phách, bất chấp sự cố gắng của các bác sĩ. Và tình hình tương tự cũng thường xảy ra do kết quả của những cơn stress liên tục. Chúng giải quyết việc xả stress bằng tự sát tập thể.
Như vậy có thể tàu ngầm không có lỗi trong “tấn thảm kịch Donnegal”. Dù đúng thế đi chăng nữa, vẫn nhất